Theo Bác sĩ Ngọc Diệp, năng lượng từ đậu đen không cao do đó có thể hỗ trợ chúng ta trong quá trình giảm cân. Ảnh: Internet |
11 loại thực phẩm không nên rửa và nên rửa trước khi sử dụng
Có nhiều chị em rất hay bị mắc sai lầm trong khâu làm sạch thực phẩm trước khi bảo quản và sử dụng. Hãy cùng xem những thực phẩm dưới đây bạn đã làm sạch đúng cách chưa nhé.
1. Trái cây và rau củ có vỏ ăn được: Nếu nhìn thấy trái cây và rau củ có vỏ ăn được sạch và bóng, điều đó không có nghĩa là bạn không cần rửa chúng. Ngược lại, bạn luôn luôn phải làm sạch các thực phẩm này bằng nước sạch, tuyệt đối không sử dụng xà phòng. Sau đó, chỉ cần làm khô chúng bằng khăn giấy sạch là có thể ăn được. |
2. Trứng: Có thể nhiều người chưa biết rằng trên vỏ trứng một lớp chất đặc biệt, chất này có tác dụng bảo vệ trứng khỏi sự nhiễm bẩn của vi khuẩn. Khi rửa với nước lớp bảo vệ này sẽ bị phá vỡ, chính vì thế bạn không nên rửa mà thay vào đó là lau khô.
|
3. Thịt gà: Vi khuẩn trên thịt gà sống rất nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là vi khuẩn salmonella. Nhiều người nghĩ rằng rửa gà trước khi nấu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng sự thật không phải vậy. Khi rửa gà, nước bạn sử dụng giúp vi khuẩn lây lan đến tay và bồn rửa bát.Nếu muốn an toàn cách tốt nhất là đun sôi thịt gà 2 lần, sau khi nước sôi lần 1 thì thay nước mới, tiếp tục đun sôi 100 độ C.
|
4. Mì ống: Rửa mì ống không phải là một ý tưởng hay để làm sạch nó. Các đầu bếp nghĩ rằng, làm sạch mì ống với nước sẽ khiến lớp tinh bột bị loại bỏ, làm giảm khả năng hấp thụ nước sốt của món ăn. Bạn có thể rửa mì ống trong trường hợp muốn dùng nó làm một loại salad hoặc chế biến món xào.
|
5. Thịt tươi: Cũng giống như thịt gà thịt tươi như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê cũng không nên được rửa với nước. Chỉ có thể dùng nhiệt độ cao để loại bỏ hết những vi khuẩn gây hại. Trước khi nấu, có thể dùng khăn để loại bỏ nước trên bề mặt thịt. Sau đó dùng xà phòng rửa tay kỹ càng trước khi bắt đầu chế biến thức ăn.
|
6. Các loại hải sản có vỏ: Hải sản rất khó để vệ sinh triệt để, đặc biệt là những loại động vật có vỏ như cua, sò, ốc, hến…Với sò, ốc, hến, ta có thể ngâm chúng trong nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, thả vào nước một vật bằng kim loại như dao, thìa sắt… chúng sẽ tự đổng nhả bùn, cát và các chất bẩn ra. Sau đó, rửa sạch nhiều lần bằng nước cho đến khi nước trong.
|
7. Nấm: Bạn không nên ngâm nấm trong một thời gian dài hoặc rửa chúng quá lâu bằng nước. Nấm hấp thụ nước rất tốt. Tốt nhất, bạn nên rửa sạch nấm thật nhanh và lau khô bằng khăn giấy. Đặc biệt, bạn chỉ nên rửa nấm trước khi nấu. Nếu không, chúng sẽ nhanh hỏng và mất độ đàn hồi.
|
8. Đồ hộp: Vi khuẩn không thể vào bên trong thực phẩm nhờ vào nắp đồ hộp. Nhưng nếu bạn không rửa bên ngoài vỏ đồ hộp trước khi mở, chắc chắn sẽ có một lượng vi khuẩn đáng kể xâm nhập vào thực phẩm.
|
9. Trái cây và rau củ có vỏ không ăn được: Cho dù chúng ta có thể bóc và loại bỏ vỏ của những thực phẩm này, thì vi khuẩn từ da cũng hoàn toàn có thể lây lan vào phần ăn được. Đó là lý do tại sao, bạn luôn cần rửa sạch chuối, dưa hấu, cam và các loại trái cây, rau củ có vỏ khác trước khi ăn, dù bạn không hề tiêu thụ vỏ của chúng.
|
10. Các loại hạt: Bạn nên rửa các loại hạt trước khi sử dụng, ngay cả khi chúng đã được bóc vỏ. Bởi chúng ta không bao giờ biết chắc chắn về cách chúng được lưu giữ và vận chuyển. Ngoài ra, rửa sạch hạt sẽ giúp loại bỏ axit phytic, một loại chất được sử dụng để bảo vệ hạt khỏi kí sinh trùng, nhưng nó cũng có thể gây hại cho cơ thể con người.
|
11. Hoa quả sấy khô: Loại thực phẩm này được xem là một trong những loại bẩn nhất. Điều này đặc biệt đúng với những loại quả được bán theo trọng lượng. Ngay cả khi mua trái cây sấy khô được đóng gói nhãn mác đẹp, bạn cũng cần phải rửa, thậm chí ngâm nó vài giờ trước khi ăn. |
Lợi ích bất ngờ của thực phẩm có vị đắng
Thực tế thực phẩm có vị đắng thường không được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, công dụng mà những thực phẩm này đem lại sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên...
Thực phẩm đông lạnh cũng rất tốt, nhưng loại nào nên tránh?
(Kiến Thức) - Thực phẩm đông lạnh đã trở thành một trong những sản phẩm thực phẩm phổ biến nhất trên thị trường. Bên cạnh một số thực phẩm đông lạnh tốt, bạn nên tránh ăn một số thức ăn cấp đông không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm bị cháy trong tủ lạnh không an toàn: Nếu bạn thấy thực phẩm đông lạnh bị cháy thì bạn hãy quăng nó vào thùng rác. Vết cháy chính là dấu hiệu của thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Điều này khiến thực phẩm mất đi hương vị, giá trị dinh dưỡng. |
Cá tẩm bột cũng là thực phẩm đông lạnh không nên ăn bởi chúng được sản xuất hàng loạt chứa nhiều dầu cọ, muối và đường.
|
Thực phẩm không chứa gluten: Những loại thực phẩm này khi đông lạnh, có vô số các chất phụ gia khác nhau, chưa kể đến hàm lượng muối và đường cao. Do vậy, bạn không nên ăn thực phẩm không chứa gluten đông lạnh.
|
Trong tất cả các loại thịt, thịt gà có thể có vẻ ít gây hại nhất, tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể làm tăng trọng lượng của gà đông lạnh cao gấp 5 lần với nước và phụ gia. Nước khi đông lạnh sẽ tạo thành tinh thể, tách rời cấu trúc của thịt gà.
|
Mì ống được nấu sẵn: Thực phẩm đông lạnh này chứa rất nhiều dầu cọ, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của bạn. |
Bên cạnh những thực phẩm đông lạnh không tốt trên, cũng có những món ăn khá an toàn như bông cải xanh cấp đông. Loại rau đông lạnh này vẫn giàu axit ascorbic, vitamin B6, vitamin E và phốt pho, chưa kể đến giá trị protein của nó. Hơn nữa, bông cải xanh cấp đông còn rẻ hơn nhiều loại tươi. |
Đậu Hà Lan đông lạnh: Loại đậu này vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng trong quá trình đông lạnh. Nó rất tiện lợi trong quá trình nấu nướng.
|
Rau bina (cải bó xôi): Rau bina nếu lưu trữ nó ở nhiệt độ phòng, nó sẽ mất tất cả axit ascorbic, một chất dinh dưỡng quan trọng. Để khắc phục điều này, chỉ cần đông lạnh rau bina.
|
Quả mâm xôi: Trong quá trình đông lạnh, quả mâm xôi vẫn giữ được nhiều hợp chất phenol: một nguyên tố, có lợi cho những người mắc bệnh mãn tính.
|
Ngô: Ngô đông lạnh có hàm lượng kali và canxi cao hơn so với các loại ngô tươi. Ảnh: BS. |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.