Top thảm họa thiên nhiên “xoay chiều” lịch sử

Top thảm họa thiên nhiên “xoay chiều” lịch sử

(Kiến Thức) - Động đất Đường Sơn là “cú hích” dẫn đến kết thúc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, bão Bhola Cyclone là nguyên nhân dấy lên nội chiến...

Động đất Đường Sơn, Trung Quốc năm 1976 được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ 20. Thiên tai này hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc. Có từ 240.000 đến 255.000 người thiệt mạng, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.
Động đất Đường Sơn, Trung Quốc năm 1976 được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ 20. Thiên tai này hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc. Có từ 240.000 đến 255.000 người thiệt mạng, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.
Phản ứng của chính phủ với thảm họa này là “cú hích” cuối cùng dẫn đến kết thúc của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc từ chối nhận sự trợ giúp của Liên hiệp quốc vì muốn tự sử dụng lực lượng cứu trợ trong nước. Động đất Đường Sơn xảy ra trong một năm được coi là tai họa của xã hội và chính trị Trung Quốc, tháng 10/1976, chỉ 3 tháng sau vụ động đất, Tứ nhân bang bị lật đổ và cuộc Cách mạng Văn hóa cũng chấm dứt.
Phản ứng của chính phủ với thảm họa này là “cú hích” cuối cùng dẫn đến kết thúc của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc từ chối nhận sự trợ giúp của Liên hiệp quốc vì muốn tự sử dụng lực lượng cứu trợ trong nước. Động đất Đường Sơn xảy ra trong một năm được coi là tai họa của xã hội và chính trị Trung Quốc, tháng 10/1976, chỉ 3 tháng sau vụ động đất, Tứ nhân bang bị lật đổ và cuộc Cách mạng Văn hóa cũng chấm dứt.
Cơn bão khủng khiếp nhất mà thế giới hứng chịu từ đầu thế kỷ XX đến nay là cơn bão Bhola Cyclone, ập lên vùng Bhola của Đông Pakistan vào ngày 13/11/1970. Cơn bão hủy diệt đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở thành vô gia cư, không nơi nương tựa.
Cơn bão khủng khiếp nhất mà thế giới hứng chịu từ đầu thế kỷ XX đến nay là cơn bão Bhola Cyclone, ập lên vùng Bhola của Đông Pakistan vào ngày 13/11/1970. Cơn bão hủy diệt đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở thành vô gia cư, không nơi nương tựa.
Bão Bhola Cyclone là minh chứng rõ ràng nhất tác động của một thảm họa tự nhiên làm dấy lên cuộc nội chiến. Chính phủ Pakistan vướng phải nhiều sai lầm trong nỗ lực cứu trợ, nguồn cung chậm trễ, giải ngân gặp nhiều vấn đề. Tổ chức cứu trợ bắt đầu hoạt động độc lập với chính phủ trong sự thất vọng của người dân, lãnh đạo chính phủ thông báo mọi thứ đã được giải quyết ổn thỏa thì báo chí vẫn phản ánh về cuộc sống khó khăn của những nạn nhân may mắn sống sót. Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất là khẳng định của Tổng thống Yahya Khan rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra vào tháng 12 không trì hoãn.
Bão Bhola Cyclone là minh chứng rõ ràng nhất tác động của một thảm họa tự nhiên làm dấy lên cuộc nội chiến. Chính phủ Pakistan vướng phải nhiều sai lầm trong nỗ lực cứu trợ, nguồn cung chậm trễ, giải ngân gặp nhiều vấn đề. Tổ chức cứu trợ bắt đầu hoạt động độc lập với chính phủ trong sự thất vọng của người dân, lãnh đạo chính phủ thông báo mọi thứ đã được giải quyết ổn thỏa thì báo chí vẫn phản ánh về cuộc sống khó khăn của những nạn nhân may mắn sống sót. Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất là khẳng định của Tổng thống Yahya Khan rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra vào tháng 12 không trì hoãn.
Bão Galveston năm 1900 là một trong những cơn bão khủng khiếp nhất từng xảy ra ở Mỹ, làm thiệt mạng 6.000 - 12.000 người. "Cơn bão kinh hoàng” Galveston đã tấn công vào khu vực với sức gió lên tới 220km/h, thủy triều dâng cao 4,5m. Vào thời điểm đó, các phương pháp dự báo khí tượng vẫn còn hạn chế nên cư dân hầu như không nhận được cảnh báo nào.
Bão Galveston năm 1900 là một trong những cơn bão khủng khiếp nhất từng xảy ra ở Mỹ, làm thiệt mạng 6.000 - 12.000 người. "Cơn bão kinh hoàng” Galveston đã tấn công vào khu vực với sức gió lên tới 220km/h, thủy triều dâng cao 4,5m. Vào thời điểm đó, các phương pháp dự báo khí tượng vẫn còn hạn chế nên cư dân hầu như không nhận được cảnh báo nào.
Cơn bão đã thay đổi Galveston mãi mãi. Mặc dù nơi đây được xây dựng lại thành công, Galveston đã giáng một đòn nghiêm trọng thay đổi lịch sử khi các nhà đầu tư bắt đầu nhìn thấy nó như là một nơi nguy hiểm để lập các dự án kinh doanh. Trước đây, Galveston đã từng là một thành phố cảng lớn. Tuy nhiên, năm 1920, thành phố xuất hiện trở lại như một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Cơn bão đã thay đổi Galveston mãi mãi. Mặc dù nơi đây được xây dựng lại thành công, Galveston đã giáng một đòn nghiêm trọng thay đổi lịch sử khi các nhà đầu tư bắt đầu nhìn thấy nó như là một nơi nguy hiểm để lập các dự án kinh doanh. Trước đây, Galveston đã từng là một thành phố cảng lớn. Tuy nhiên, năm 1920, thành phố xuất hiện trở lại như một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Sau nhiều năm ngủ yên, năm 1883, Krakatoa thức giấc và tạo ra đợt phun trào khủng khiếp nhất lịch sử Indonesia, nó cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.417 người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó và làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Dư chấn của vụ nổ cũng đã tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30 m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, tiếp tục làm cho hàng nghìn người thiệt mạng.
Sau nhiều năm ngủ yên, năm 1883, Krakatoa thức giấc và tạo ra đợt phun trào khủng khiếp nhất lịch sử Indonesia, nó cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.417 người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó và làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Dư chấn của vụ nổ cũng đã tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30 m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, tiếp tục làm cho hàng nghìn người thiệt mạng.
Với chỉ số phun trào núi lửa ở mức độ 6, “vụ nổ” Krakatoa tương đương với 200 megaton thuốc nổ TNT hay gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử Little Boy đã được thả xuống Hiroshima tháng 8/1945. Vào thế kỉ 20, phún thạch của núi lửa đã cho ra đời một hòn đảo mới, Anak Krakatau hay "Đứa con của Krakatau". Đảo Krakatau “cha” có bán kính 9 km và cao hơn đến 2.000 m so với mực nước biển. "Đứa con của Krakatau" là miền đất hứa của nhiều nhà khoa học.
Với chỉ số phun trào núi lửa ở mức độ 6, “vụ nổ” Krakatoa tương đương với 200 megaton thuốc nổ TNT hay gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử Little Boy đã được thả xuống Hiroshima tháng 8/1945. Vào thế kỉ 20, phún thạch của núi lửa đã cho ra đời một hòn đảo mới, Anak Krakatau hay "Đứa con của Krakatau". Đảo Krakatau “cha” có bán kính 9 km và cao hơn đến 2.000 m so với mực nước biển. "Đứa con của Krakatau" là miền đất hứa của nhiều nhà khoa học.

GALLERY MỚI NHẤT