Top sự kiện chấn động lịch sử dẫn đến Chiến tranh thế giới 1

Top sự kiện chấn động lịch sử dẫn đến Chiến tranh thế giới 1

Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ năm 1914 - 1918 và là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Dưới đây là những sự kiện quan trọng dẫn đến Thế chiến 1.

Theo một thống kê, khoảng 16 triệu người thiệt mạng trong  Chiến tranh thế giới 1. Một trong những sự kiện lớn dẫn tới cuộc chiến đẫm máu này là vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand năm 1914.
Theo một thống kê, khoảng 16 triệu người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới 1. Một trong những sự kiện lớn dẫn tới cuộc chiến đẫm máu này là vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand năm 1914.
Vào khoảng 10h sáng ngày 28/6/1914, khi đoàn xe hộ tống Thái tử Ferdinand đang trên đường tới thăm một bệnh viện ở Sarajevo - thủ phủ của Bosnia-Herzegovina.
Vào khoảng 10h sáng ngày 28/6/1914, khi đoàn xe hộ tống Thái tử Ferdinand đang trên đường tới thăm một bệnh viện ở Sarajevo - thủ phủ của Bosnia-Herzegovina.
Thủ phạm Gavrilo Princip đã dùng súng ngắn Model 1910 giấu trong người khi xe chở vợ chồng Thái tử Ferdinand ở khoảng cách 1,5m. Gavrilo là thành viên của tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 theo đường lối giải phóng Bosnia và Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo - Hung.
Thủ phạm Gavrilo Princip đã dùng súng ngắn Model 1910 giấu trong người khi xe chở vợ chồng Thái tử Ferdinand ở khoảng cách 1,5m. Gavrilo là thành viên của tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 theo đường lối giải phóng Bosnia và Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo - Hung.
Theo đó, Thái tử Ferdinand tử vong do trúng đạn. Hung thủ Gavrilo bị bắt giữ ngay sau đó. Sau vụ ám sát này, dưới sự ủng hộ của Đức, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28/7/1914. Tiếp đến, Đức tuyên chiến với Nga vào ngày 1/8/1914 và 2 ngày sau đó tuyên chiến với Pháp. Do vậy, vụ ám sát Thái tử Ferdinand đã góp phần dẫn đến Chiến tranh thế giới 1.
Theo đó, Thái tử Ferdinand tử vong do trúng đạn. Hung thủ Gavrilo bị bắt giữ ngay sau đó. Sau vụ ám sát này, dưới sự ủng hộ của Đức, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28/7/1914. Tiếp đến, Đức tuyên chiến với Nga vào ngày 1/8/1914 và 2 ngày sau đó tuyên chiến với Pháp. Do vậy, vụ ám sát Thái tử Ferdinand đã góp phần dẫn đến Chiến tranh thế giới 1.
Một sự kiện lớn khác dẫn tới Thế chiến 1 là Chiến tranh Nga - Nhật (năm 1904 - 1905). Sa hoàng Nicholas II của Nga muốn có một cảng cho phép hải quân và tàu thương mại tiếp cận Thái Bình Dương. Nhật Bản coi đó là hành động gây hấn của Nga.
Một sự kiện lớn khác dẫn tới Thế chiến 1 là Chiến tranh Nga - Nhật (năm 1904 - 1905). Sa hoàng Nicholas II của Nga muốn có một cảng cho phép hải quân và tàu thương mại tiếp cận Thái Bình Dương. Nhật Bản coi đó là hành động gây hấn của Nga.
Do vậy, Nhật Bản đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào hạm đội của Sa hoàng Nicholas II tại Cảng Arthur. Cuộc chiến tranh diễn ra cả trên biển và trên bộ. Cuối cùng, trận chiến kết thúc với phần thắng thuộc về Nhật Bản.
Do vậy, Nhật Bản đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào hạm đội của Sa hoàng Nicholas II tại Cảng Arthur. Cuộc chiến tranh diễn ra cả trên biển và trên bộ. Cuối cùng, trận chiến kết thúc với phần thắng thuộc về Nhật Bản.
Theo các chuyên gia, Chiến tranh Nga - Nhật đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Trong đó, các đồng minh của Nga là Pháp và Anh, vốn là đồng minh với Nhật Bản, đã ký thỏa thuận riêng vào năm 1904 để tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến. Sau đó, Pháp đã thuyết phục Nga tham gia liên minh với Anh, đặt nền móng cho liên minh trong Thế chiến 1.
Theo các chuyên gia, Chiến tranh Nga - Nhật đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Trong đó, các đồng minh của Nga là Pháp và Anh, vốn là đồng minh với Nhật Bản, đã ký thỏa thuận riêng vào năm 1904 để tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến. Sau đó, Pháp đã thuyết phục Nga tham gia liên minh với Anh, đặt nền móng cho liên minh trong Thế chiến 1.
Một sự kiện lớn tiếp theo góp phần dẫn tới Thế chiến 1 là việc Italy xâm lược Libya năm 1911. Chính phủ Italy nhắm đến Libya là vì quốc gia Bắc Phi chưa bị cường quốc nào ở Tây Âu nào tuyên bố chủ quyền. Do vậy, Italy quyết định chiếm Libya từ đế chế Ottoman.
Một sự kiện lớn tiếp theo góp phần dẫn tới Thế chiến 1 là việc Italy xâm lược Libya năm 1911. Chính phủ Italy nhắm đến Libya là vì quốc gia Bắc Phi chưa bị cường quốc nào ở Tây Âu nào tuyên bố chủ quyền. Do vậy, Italy quyết định chiếm Libya từ đế chế Ottoman.
Chiến tranh Italy - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình. Thế nhưng, quân đội Ottoman đã rời Libya và cho Italy làm thuộc địa.
Chiến tranh Italy - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình. Thế nhưng, quân đội Ottoman đã rời Libya và cho Italy làm thuộc địa.
Đây là cuộc xung đột quân sự đầu tiên có ném bom trên không. Sau cuộc chiến này, đế chế Ottoman suy yếu và mất dần sự kiểm soát với các lãnh thổ hải ngoại. Điều này trở thành một trong sự kiện châm ngòi cho Thế chiến 1.
Đây là cuộc xung đột quân sự đầu tiên có ném bom trên không. Sau cuộc chiến này, đế chế Ottoman suy yếu và mất dần sự kiểm soát với các lãnh thổ hải ngoại. Điều này trở thành một trong sự kiện châm ngòi cho Thế chiến 1.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT 1.

GALLERY MỚI NHẤT