Dưới đây là những thực phẩm ổn định huyết áp bạn nên cân nhắc để bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé!
Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây chứa nhiều loại vitamin và khoáng tố. Vitamin giúp ích cho việc phòng trị bệnh cao huyết áp bao gồm vitamin C và E có nhiều trong cam, quýt, bưởi, táo... Vitamin C có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu, vitamin E có trong quả bơ, dâu, thanh long, lúa mì... có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa nhiều axit béo không bão hòa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Các khoáng tố có tác dụng nhất định đối với việc phát sinh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng mỡ máu. Kali là một chất giúp làm giảm tác dụng của muối lên thành mạch có trong chuối, dưa hấu, thơm... Rau xanh và trái cây cung cấp lượng chất xơ ngăn ngừa táo bón, đây cũng là bệnh lý thường hay mắc phải trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Rau quả, ngũ cốc giúp giảm độ mỡ và điều hoà huyết áp
Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hoá các chất béo và làm hạ huyết áp. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8 hoặc 10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bả và chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acids mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hoá các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều nầy buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acids mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Những nghiên cứu của các bác sĩ Michael Murray, Joseph Pizzorno và Dean Ornish[ii], những nhà khoa học về liệu pháp dinh dưỡng đối với bệnh tim mạch đều khẳng định chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm mạnh các chứng cao huyết áp và ngăn chận hiệu quả các cơn đau tim. Ngoài chất xơ và những vi chất khác, ăn nhiều rau quả giúp bảo đảm chế độ nhiều Potasium và ít Sodium, yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp.
Người ta cho rằng nguyên nhân tỷ lệ cao huyết áp rất thấp[iii], chỉ khoảng 1%, ở thời sơ khai và những người ăn chay là do họ ăn nhiều rau quả. Nhiều loại rau quả như khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng K rất cao. Đặc biệt, chuối[iv] còn có tỷ lệ Potassium/ Sodium cực cao (396/1). Do đó, chuối có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ. Lượng Potassium cao còn giúp bù trừ lại phần nào khuynh hướng ăn vào lượng muối nhiều hơn khuyến cáo.
Thường ăn canh mộc nhĩ, khổ qua cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện độ mỡ trong máu và làm hạ huyết áp. Mộc nhĩ đen hoặc trắng 12g, Khổ qua (mướp đắng) 50g, Đậu phụ 200g. Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Ngoài ra, người AHC được khuyên không nên hút thuốc, uống rượu. Hút thuốc làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan. Đối với rượu, nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng 100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại bệnh tim mạch.
Dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp
- Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý.
- Giảm bia rượu và các chất kích thích đưa vào cơ thể.
- Không hút thuốc lá.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp các môn thể thao tốt nhất là dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, đi bộ... Vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Thái độ tinh thần trong cuộc sống: Hạn chế căng thẳng, cáu giận, lạc quan yêu đời giúp vượt qua bệnh tật cũng như những khó khăn của cuộc sống.
- Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu dưới 130/80 mmHg, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, định kỳ để theo dõi kịp thời.