Top món ăn đường phố của người Hoa, nhất định phải thử ở TP HCM

Top món ăn đường phố của người Hoa, nhất định phải thử ở TP HCM

Với hương vị độc đáo, hấp dẫn, các món ăn của người Hoa kiều đã "làm mưa làm gió" khắp các quốc gia trên thế giới. Với cộng đồng cư dân gốc Hoa đông đảo, TP HCM là địa điểm lý tưởng để trải nghiệm các món ăn này.

Tô mì vịt tiềm trên đường Thành Thái, quận 10, TP HCM. Thịt vịt - nguyên liệu chính trong  món ăn người Hoa nổi tiếng này - được tiềm (tần) rất mềm, ăn cùng loại mì sợi vàng, rau cải và nước dùng ngọt ngào, thơm mùi của các loại thảo mộc.
Tô mì vịt tiềm trên đường Thành Thái, quận 10, TP HCM. Thịt vịt - nguyên liệu chính trong món ăn người Hoa nổi tiếng này - được tiềm (tần) rất mềm, ăn cùng loại mì sợi vàng, rau cải và nước dùng ngọt ngào, thơm mùi của các loại thảo mộc.
Tô hủ tiếu sa tế thập cẩm trên đường Triệu Quang Phục, quận 5. Có nguồn gốc từ vùng Triều Châu (Trung Quốc), hủ tiếu sa tế dùng loại bánh khá giống với bánh phở, nước dùng được nấu từ thịt bò hoặc nai, kết hợp với hơn chục loại gia vị, có kết cấu sánh, thơm nồng, rất kích thích vị giác.
Tô hủ tiếu sa tế thập cẩm trên đường Triệu Quang Phục, quận 5. Có nguồn gốc từ vùng Triều Châu (Trung Quốc), hủ tiếu sa tế dùng loại bánh khá giống với bánh phở, nước dùng được nấu từ thịt bò hoặc nai, kết hợp với hơn chục loại gia vị, có kết cấu sánh, thơm nồng, rất kích thích vị giác.
Đĩa cơm phá lấu trên đường Châu Văn Liêm, quận 5. Phá lấu là một món ăn xuất xứ Trung Hoa rất phổ biến ở TP HCM. Món ăn này làm từ lưỡi, tai, nội tạng của heo, bò hay vịt, được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo, trong đó phổ biến nhất là bánh mì.
Đĩa cơm phá lấu trên đường Châu Văn Liêm, quận 5. Phá lấu là một món ăn xuất xứ Trung Hoa rất phổ biến ở TP HCM. Món ăn này làm từ lưỡi, tai, nội tạng của heo, bò hay vịt, được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo, trong đó phổ biến nhất là bánh mì.
Tô sủi cảo trên đường Hà Tôn Quyền, quận 5. Còn gọi là bánh tai hay bánh chẻo, sủi cảo là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á. Bánh có vỏ bột bọc nhân thịt và rau. Có nhiều cách ăn sủi cảo khác nhau như luộc, hấp, chiên, ăn cùng nước dùng và thịt, rau...
Tô sủi cảo trên đường Hà Tôn Quyền, quận 5. Còn gọi là bánh tai hay bánh chẻo, sủi cảo là một loại bánh truyền thống của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á. Bánh có vỏ bột bọc nhân thịt và rau. Có nhiều cách ăn sủi cảo khác nhau như luộc, hấp, chiên, ăn cùng nước dùng và thịt, rau...
Đĩa há cảo trên đường Ký Hòa, quận 5. Há cảo là một món ăn có nguồn gốc từ huyện Thuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc. Món này được dùng phổ biến trong các bữa ăn điểm tâm (dimsum) buổi sáng. So với sủi cảo, há cảo có nhân đa dạng hơn và hầu như chỉ chế biến bằng cách hấp.
Đĩa há cảo trên đường Ký Hòa, quận 5. Há cảo là một món ăn có nguồn gốc từ huyện Thuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc. Món này được dùng phổ biến trong các bữa ăn điểm tâm (dimsum) buổi sáng. So với sủi cảo, há cảo có nhân đa dạng hơn và hầu như chỉ chế biến bằng cách hấp.
Tô bún mì vàng ở đường Xóm Đất, quận 11. Bún mì vàng là "phát kiến" của người Hoa đến từ tỉnh Phúc Kiến. Món này dùng sợi mì vàng Phúc Kiến kết hợp với bún gạo dai sợi nhỏ, ăn với rau cải và bánh tôm kiểu Trung Quốc giòn rụm, mang đến thực khách trải nghiệm thú vị.
Tô bún mì vàng ở đường Xóm Đất, quận 11. Bún mì vàng là "phát kiến" của người Hoa đến từ tỉnh Phúc Kiến. Món này dùng sợi mì vàng Phúc Kiến kết hợp với bún gạo dai sợi nhỏ, ăn với rau cải và bánh tôm kiểu Trung Quốc giòn rụm, mang đến thực khách trải nghiệm thú vị.
Tô mì hoành thánh ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Mì hoành thánh (vằn thắn) là món mì có xuất xứ từ Quảng Đông, được ăn với nước dùng nóng, trang trí với các loại rau và hoành thánh - loại bánh hơi giống sủi cảo, làm từ thịt heo và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột rồi hấp chín
Tô mì hoành thánh ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Mì hoành thánh (vằn thắn) là món mì có xuất xứ từ Quảng Đông, được ăn với nước dùng nóng, trang trí với các loại rau và hoành thánh - loại bánh hơi giống sủi cảo, làm từ thịt heo và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột rồi hấp chín
Đĩa cơm chiên Dương Châu ở đường Châu Văn Liêm, quận 5. Đây là một loại cơm chiên nổi tiếng thế giới, được coi là món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Trung Quốc. Cơm có màu sắc hấp dẫn do sự kết hợp của nhiều thành phần như xá xíu, tôm, lạp xưởng, trứng chiên, đậu Hà Lan, cà rốt...
Đĩa cơm chiên Dương Châu ở đường Châu Văn Liêm, quận 5. Đây là một loại cơm chiên nổi tiếng thế giới, được coi là món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Trung Quốc. Cơm có màu sắc hấp dẫn do sự kết hợp của nhiều thành phần như xá xíu, tôm, lạp xưởng, trứng chiên, đậu Hà Lan, cà rốt...
Tô cháo cá Tiều trên đường Cao Văn Lầu, quận 6. Cháo Tiều là loại cháo đặc trưng của người Tiều, hay người Triều Châu, nhóm người Hoa có nguồn gốc từ quận Triều Châu lịch sử. Món cháo này có "topping" đa dạng, sử dụng các gia vị đặc trưng của người Tiều.
Tô cháo cá Tiều trên đường Cao Văn Lầu, quận 6. Cháo Tiều là loại cháo đặc trưng của người Tiều, hay người Triều Châu, nhóm người Hoa có nguồn gốc từ quận Triều Châu lịch sử. Món cháo này có "topping" đa dạng, sử dụng các gia vị đặc trưng của người Tiều.
Tô mì chỉ cá ở đường Cao Văn Lầu, quận 6. Mì chỉ cá cũng là một món ăn của người Tiều, sử dụng loại mì nhỏ như sợi chỉ. Mì được nấu với cá gộc, một loại cá biển có hương vị nhẹ nhàng, rất phù hợp với nước dùng ngọt thanh của tô mì.
Tô mì chỉ cá ở đường Cao Văn Lầu, quận 6. Mì chỉ cá cũng là một món ăn của người Tiều, sử dụng loại mì nhỏ như sợi chỉ. Mì được nấu với cá gộc, một loại cá biển có hương vị nhẹ nhàng, rất phù hợp với nước dùng ngọt thanh của tô mì.
Tô hủ tiếu hồ trên đường Gò Công, quận 5. Hủ tiếu hồ là một món ăn khác của người Tiều. Món hủ tiếu này dùng loại bánh phở hình vuông độc đáo, "topping" gồm lưỡi, tiết, lòng heo hầm nhừ. Tên gọi hủ tiếu hồ có thể bắt nguồn từ địa danh "Hồ Nam" hoặc "Hồ Bắc" ở Trung Quốc.
Tô hủ tiếu hồ trên đường Gò Công, quận 5. Hủ tiếu hồ là một món ăn khác của người Tiều. Món hủ tiếu này dùng loại bánh phở hình vuông độc đáo, "topping" gồm lưỡi, tiết, lòng heo hầm nhừ. Tên gọi hủ tiếu hồ có thể bắt nguồn từ địa danh "Hồ Nam" hoặc "Hồ Bắc" ở Trung Quốc.
Tô hủ tiếu cá ở đường Xóm Đất, quận 11. Món hủ tiếu có nguồn gốc từ cộng đồng Hoa kiều Chợ Lớn này có sợi hủ tiếu mỏng, dai kết hợp với rau cải và những miếng phi lê lóc cá cắt mỏng, ngọt thịt, rất thanh đạm nhưng cũng không kém phần thơm ngon, lạ miệng.
Tô hủ tiếu cá ở đường Xóm Đất, quận 11. Món hủ tiếu có nguồn gốc từ cộng đồng Hoa kiều Chợ Lớn này có sợi hủ tiếu mỏng, dai kết hợp với rau cải và những miếng phi lê lóc cá cắt mỏng, ngọt thịt, rất thanh đạm nhưng cũng không kém phần thơm ngon, lạ miệng.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT