Cá voi Basilosaurus. Basilosaurus (có nghĩa là “thằn lằn vua”) là loài có hộp sọ dài khoảng 91cm. Chiều dài trung bình của Basilosaurus khoảng 18 m (60 ft), và được coi là các động vật thời tiền sử lớn nhất đã sống trong thời đại của chúng. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
Theo các nghiên cứu, loài cá này có lực cắn ngang ngửa với khủng long bạo chúa T.rex – loài có lực cắn có thể đạt tới 5.641 newton. Do đó, Basilosaurus thừa sức cắn vỡ hộp sọ của những loài cá voi nhỏ hơn khác. |
Khủng long Therizinosaurus. Therizinosaurus cheloniformis là cơn ác mộng của kỷ Phấn trắng (kỷ Creta) muộn. Nó có móng vuốt dài hơn 91cm. Loài này được ước tính dài khoảng 10m, gần bằng kích thước xe buýt đưa đón học sinh ở trường học. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
May mắn thay, đây là loài ăn cỏ và sử dụng những móng vuốt đó xé thực vật để ăn. Tuy nhiên, loài động vật nguy hiểm này có thể xiên chết bất cứ loài động vật nào có ý định gây hấn với nó, kể cả các loài khủng long. (Ảnh: Behance). |
Meganeuropsis. Được coi là loài côn trùng lớn nhất mà giới khoa học từng phát hiện, Meganeuropsis có sải cánh dài lên tới hơn 70 cm. Loài này sống cách đây khoảng 250 – 300 triệu năm. Chúng tung hoành phía trên các đầm lầy để săn bắt động vật lưỡng cư và ruồi. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
Một số nhà khoa học cho rằng, lý do Meganeuropsis phát triển to lớn như vậy là do lượng khí oxy mà nó hấp thụ được thời đó. (Ảnh: 9GAG). |
Loài gấu mặt ngắn khổng lồ Arctodus simus. Loài gấu này có thể đạt chiều cao 3.6m khi đứng thẳng bằng chi sau và có tốc độ chạy khoảng 50 – 70 km/h. Do chúng chỉ tuyệt chủng cách đây khoảng hơn 11.000 năm, nên có khả năng con người đã phải đối phó với những “gã khổng lồ” này, và trở thành “con mồi” của chúng. (Ảnh: Internet). |
Một số nghiên cứu cho rằng loài gấu này là một loài động vật ăn tạp giống như nhiều loài gấu còn sống ngày nay, song trong một nghiên cứu khác phân tích hóa học xương của nó cho thấy, Arctodus simus hầu như chỉ ăn thịt và có lẽ nó sẽ cần ăn khoảng 16kg thịt mỗi ngày. (Ảnh: Wikipedia) |
Quái vật Tully. Quái vật Tully là hóa thạch hơn 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở tầng hóa thạch Mazon Creek, Illinois, Mỹ. Sinh vật có thân hình ống, dài 30 cm, mũi thuôn dài, nhiều răng và với đôi mắt được gắn vào hai đầu của cuống mắt dài kỳ dị, khiến nó trông giống một con quái vật hơn động vật bình thường. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
Quái vật Tully được phát hiện năm 1958. Tuy nhiên, loài sinh vật cổ đại này gây nhiều tranh cãi vì trong nhiều thập kỷ qua vẫn chưa có nhà khoa học nào có thể giải thích được chính xác nó thuộc loài nào. (Ảnh: Dotted Yeti/Shutterstock). |
Bò cạp Eurypterid. Động vật chân đốt lớn nhất từng tồn tại là bò cạp biển – Eurypterid – dài đến khoảng 2.4m và được trang bị móng suốt sắc bén. Nó đã xuất hiện cách đây khoảng 435 triệu năm trước. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
Trước khi cá mập và mực khổng lồ gây ám ảnh ở đáy đại dương, thì loài bò cạp biển này là một loài ăn thịt khác đã cai trị nơi này. Theo nghiên cứu, Eurypterid có thể giết chết con mồi không xương sống bằng lưỡi răng cưa nhọn sắc ở đuôi của nó. (Ảnh: Internet). |
Thylacosmilus. Những kẻ săn mồi hung dữ này trông giống như những con mèo răng kiếm, nhưng thực tế nó thuộc về một nhóm đã tuyệt chủng gọi là sparassodonts. Sinh vật tiền sử này có họ hàng gần với các loài thú có túi còn sống ngày nay. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |
Được biết, phân tích hóa thạch mới cho thấy Thylacosmilus giống động vật ăn xác thối hơn. Những chiếc răng nanh dài của nó có lẽ được sử dụng để cắn đứt da thịt, nhằm tận dụng tối đa nguồn thực phẩm bị bỏ lại. (Ảnh: wikimedia commons). |
Archaeotherium. Loài này có có quan hệ họ hàng gần hơn với hà mã và cá voi. Archaeotherium là một loài động vật ăn tạp săn mồi có kích thước bằng một con bò với bộ hàm khổng lồ mà nó sử dụng để săn các loài động vật bao gồm cả tê giác thời tiền sử. (Ảnh: Fieldmuseum.org). |