Trồng cây cảnh trong nhà là xu hướng trang trí nội thất không gian xanh rất thịnh hành hiện nay.
Ở các đô thị đông đúc như Hà Nội, TP.HCM, cây xanh không chỉ mang đến sinh khí mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, thải độc tố hữu hiệu.
Đây còn là liệu pháp tâm hồn, giúp gia chủ thư thái, thả mình vào thiên nhiên sau những ngày làm việc căng thẳng.
Nếu nhà có sân vườn thì quá tuyệt vời, bạn có thể tha hồ lựa chọn trồng những loại hoa, cây ảnh mình thích. Tuy nhiên, nhà nhỏ hẹp, nhà chung cư sẽ khiến bạn lúng túng, không biết bố trí cây nào cho phù hợp, tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
Vạn niên thanh
Vạn niên thanh thuộc loại cây thân thảo, có rễ chùm ngắn, mập. Lá cây đặc biệt với màu trắng gần gân lá nổi bật trên nền xanh của lá. Lá mềm, xanh quanh năm, khi bẹ lá rụng để lại một vòng xung quanh thân cây.
Cây sống lâu năm thân khá cứng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm. Cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.
Cây vạn niên thanh. |
Cây vạn niên thanh được xem là lựa chọn số 1 để thanh lọc không khí. Giống cây cảnh cho vẻ đẹp xanh mát quan năm và không hề bị héo úa kể cả trong mùa đông lạnh giá.
Đây cũng là lý do giúp cho cây vạn niên thanh được xem là một loài cây cát tường vừa mang giá trị trang trí, vừa mang giá trị phong thủy.
Điều tuyệt vời hơn là giống cây trồng còn đem đến công dụng làm sạch khí formaldehyd tồn tại trong không khí, gúp cho không gian căn nhà tránh bị ô nhiễm bởi khí độc. Sức khỏe gia chủ nhờ vậy mà ngày càng trở nên tráng kiện.
Dương xỉ – thanh lọc kim loại nặng trong không khí
Dương xỉ là một loài cây có thân lá nhỏ và dài nhọn. Giống cây thường được trồng bên trong các loại chậu có kích cỡ gọn gàng và đặt ở các vị trí hẹp như bậu cửa sổ, góc phòng.
Cây dương xỉ lọc thủy ngân và asen lơ lửng trong không khí. |
Theo các nghiên cứu cho thấy, cây dương xỉ có khả năng thanh lọc một số kim loại nặng trong không khí. Điển hình nhất có thể kể đến là là thủy ngân và asen. Đặc biệt cây dương xỉ có cơ chế hoạt động cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ hoàn toàn khí độc fomaldehyd. Cây xanh giúp thanh lọc không khí và giảm thiểu chỉ số ô nhiễm cho không gian căn nhà.
Nha đam loại bỏ khí độc trong nhà
Cây nha đam được mọi người biết đến là một loại nguyên liệu chế biến món ăn.
Tuy nhiên, loại cây này còn là một loại cây cảnh độc đáo mang đến công dụng loại sạch độc trong không khí.
Cây nha đam vừa tốt cho cơ thể lại có tác dụng như thiết bị cảnh báo ô nhiễm hữu hiệu. |
Khi trồng nha đam trong căn nhà, chỉ số ô nhiễm sẽ được hiển thị rõ ràng thông qua các đốm nâu trên thân lá.
Nếu trường hợp này xảy ra, nha đam sẽ kích hoạt cơ chế hoạt động và tự mình loại bỏ sạch sẽ các khí độc. Vì vậy việc trồng cây nha đam tại không gian sống rất được khuyên dùng để mọi người bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trầu bà
Cây trầu bà còn gọi là trầu bà vàng hay vạn niên thanh leo được nhiều người chơi cây thủy sinh yêu thích nhờ khả năng thanh lọc không khí, mang đến tài lộc phong thủy.
Một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để trang trí trong không gian sống. Bạn có thể đặt cây trầu bà trên nóc tủ, bậu cửa sổ, bàn làm việc và thậm chí là bên trong phòng bếp.
Cây trầu bà trồng đất hoặc thủy sinh đều được và chúng phát triển rất nhanh. |
Khi trang trí trầu bà trong nhà ở, mọi người sẽ cảm nhận được một luồng không khí mát lành luôn bao quanh khu vực. Lý do là vì cây trầu bà có thể hấp thụ tất cả các hoạt chất phóng xạ phát ra từ thiết bị điện tử như: Điện thoại, laptop, máy in,… Thông qua cơ chế hoạt động đặc biệt, cây trầu bà còn loại sạch các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Thường xuân
Nằm trong top các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà, cây thường xuân vẫn là cái tên không thể thiếu. Giống cây cảnh được chính các nhà khoa học của Nasa liệt kê vào danh sách các bộ “máy lọc khí” hiệu quả nhất.
Cây thường xuân có thể trồng trong chậu, bày nhà hoặc trồng ngoài vườn làm dây leo. |
Thực tế cho thấy, cây thường xuân có khả năng loại bỏ tất cả cả các khí độc tồn tại bên trong không khí. Kể cả khi đó là hoạt chất độc hại khó bị tiêu diệt. Chính vì thế cây thường xuân được rất nhiều người chuyên gia sức khỏe khuyên trồng tại khu vực nhà ở.
Lan ý
Tại Việt Nam cây lan ý được gọi với cái tên là cây bạch môn hoặc cây vĩ hoa trắng. Ở một số địa phương khác, cây lan ý còn được gọi là cây huệ hòa bình. Giống cây trồng biểu tượng cho hạnh phúc và tình yêu đem đến công dụng bất ngờ trong việc lọc sạch bầu khí quyển.
Cây lan ý dễ trồng, dễ chăm sóc. |
Hơn cả thế, cây lan ý còn điều hòa độ ẩm, hỗ trợ cân bằng không khí và tiêu diệt tận gốc tất cả các tế bào nấm gây hại trong nhà. Chắc chắn bạn sẽ có được khoảng không nghỉ dưỡng xanh sạch khi trồng cây lan ý tại căn nhà của mình.
Cây tuyết tùng thanh lọc không khí tốt cho sức khỏe
Cây tuyết tùng được biết đến với tên gọi cây bách Nhật Bản. Một trong những loài cây bonsai cỡ nhỏ rất được ưa chuộng để trang trí trong nhà.
Giống cây này có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya, Địa Trung Hải hoặc trên những dãy núi có độ cao 1.000m. Với việc sinh trưởng và phát triển ở độ cao như vậy, cây có khả năng chịu rét, điều kiện khí hậu khắc nghiệt tốt.
Cây tuyết tùng bonsai Nhật Bản. |
Đối với người dân Nhật Bản, cây tuyết tùng còn là một loài cây thiêng. Giống cây trồng rất tốt cho sức khỏe khi có thể hấp thụ một lượng lớn khí CO2 trong không khí. Cây giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn.
Với màu xanh giản dị, bình yên, trồng cây tuyết tùng trong nhà sẽ giúp gia đình thêm vững chắc, duy trì được sự vững bền trong các mối quan hệ.
Ngoài ra, tuyết tùng có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục.
Lưỡi hổ
Lưỡi hổ sở hữu các lá đơn cứng nên được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ. Cây trồng hấp thu tốt các hoạt chất phóng xạ, khí Carbon và kích thích quá trình sản sinh khí oxy.
Cây lưỡi hổ có khoảng hơn 70 loài khác nhau, lưỡi hổ được trồng phổ biến gồm có lưỡng hổ vằn, lưỡi hổ thái hay lưỡi hổ búp sen… |
Cây lưỡi hổ có tác dụng làm sạch không gian, lọc sạch không khí. Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy, cây lưỡi hổ có thể hấp thụ 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Bởi thế bạn không thể bỏ qua cây lưỡi hổ khi muốn thanh lọc không khí cho căn nhà thân yêu.
Cây có chiều cao khoảng 30 đến 50cm. Thay vì có thân lớn như nhiều loại khác, lưỡi hổ chủ yếu phát triển lá và rễ vô cùng cứng cáp.
Lá cây có hình thuyền rộng, khỏe mạnh. Viền lá xung quanh màu vàng mang tính thẩm mỹ cao.
Khi ra hoa, hoa của cây có màu trắng lục, để lâu tạo thành quả mọng. Do sở hữu bộ lá dày, đẹp, bền, hiện nay lưỡi hổ được dùng nhiều trong trang trí nội thất văn phòng, cây cảnh gia đình.