Top 6 loại nước ép ăn dặm giúp con dài chân, chóng lớn

Ăn dặm bằng các loại nước ép trái cây không những giúp kích thích vị giác của bé mà còn mang lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Top 6 loại nước ép ăn dặm giúp con dài chân, chóng lớn
Sau 6 tháng đầu đời làm bạn hoàn toàn với sữa mẹ và sữa công thức, đã đến lúc bé yêu bước vào độ tuổi ăn dặm. Ngoài những loại thịt, cá, rau củ giàu vitamin và đầy màu sắc, nước ép trái cây cũng là một loại thực phẩm ăn dặm mẹ không nên bỏ qua. Trái cây sẽ cung cấp một lượng khoáng chất và vitamin vô cùng dồi dào cực kỳ có lợi cho sức khỏe và trí thông minh của trẻ.
1. Nước nho ép
Nho là loại trái cây nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, không chỉ giàu năng lượng, nho còn có thể đem đến cho cơ thể bé yêu một loạt các khoáng chất như kali, mangan, sắt, canxi,… cùng những loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin a, B1, B6, B12, K,… Ngoài công dụng phòng ngừa táo bón, giảm mệt mỏi, bảo vệ hệ thống tim mạch, nho còn giúp lọc sạch mọi độc tố trong cơ thể giúp trẻ luôn khỏe mạnh, lớn nhanh, ít khi ốm vặt.
Để thực hiện loại nước ép thơm ngon cho bé ăn dặm này, mẹ chuẩn bị khoảng 10 trái nho, rửa sạch, bóc vỏ rồi cho vào xay nhuyễn cùng 50ml nước sôi để nguội sau đó lọc bỏ phần xác nho qua rây, lấy nước cho bé dùng dần.
Top 6 loai nuoc ep an dam giup con dai chan, chong lon
 
2. Nước cam
Chắc chắn sẽ không có mẹ bỉm sữa nào hoài nghi về những lợi ích tuyệt vời mà trái cam mang lại cho cơ thể của trẻ nhỏ. Cam có chứa những chất dinh dưỡng quen thuộc như vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, folate giúp bảo vệ và phát triển hệ thần kinh não, chất xơ dồi dào phòng tránh tình trạng táo bón, khó tiêu,… Bên cạnh đó, cam còn chứa nhiều canxi, magie, sắt,… rất tốt cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé.
Để có được món nước ép cam cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần chuẩn bị một trái cam ngọt vắt lấy nước cốt và cho bé dùng trực tiếp.
3. Nước ép lê
Trái lê đặc biệt tốt cho sức khỏe mọi người, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ vì chúng chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất. Cụ thể trong 100 gr lê có 1,6 gr chất xơ, 13 mg photpho, 1 mg folate, 0,5 mg sắt cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Khi được thường xuyên ăn nước ép lê, trẻ dễ dàng nhận được các lợi ích như dạ dày được làm sạch hiệu quả, nhuận tràng, tiêu đờm giảm ho, thanh nhiệt giải độc,…
Cách làm nước ép lê cho trẻ vô cùng đơn giản, chuẩn bị 1 trái lê rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt, cắt hạt lựu phần thịt lê rồi bỏ vào máy xay xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã là đã hoàn thành.
4. Nước ép dưa hấu
Dưa hấu là loại quả có tính ngọt mát, thơm ngon sẽ kích thích vị giác của trẻ vô cùng hiệu quảu. Bên cạnh đó, trong dưa hấu còn có nhiều vitamin C, B1, B6, kali, magie,… có khả năng giải nhiệt cơ thể tốt, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà không sợ trẻ bị tăng cân béo phì, giải độc, giải nhiệt rất hiệu quả. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý tuyệt đối không cho bé ăn dưa hấu khi con bị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
Để làm nước ép dưa hấu, đầu tiên mẹ bỏ phần vỏ rồi cắt dưa hấu thành nhiều miếng nhỏ và dùng thìa nghiền nát, sau đó, mẹ tiếp tục cho phần dưa nghiền này vào vải xô vắt lấy nước cho con ăn.
5. Nước ép lựu
Khi được thường xuyên ăn dặm bằng nước ép lựu, trẻ sẽ rất khỏe mạnh, lớn nhanh vì lựu rất giàu chất chống oxy hóa. Các chất dinh dưỡng trong lựu sẽ giúp bé tăng cường chất đề kháng, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, ngoài ra, lựu còn có chức năng bảo vệ gan, tẩy giun và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tiêu hóa vô cùng hiệu quả.
Nếu muốn con nhận được những lợi ích tuyệt vời từ nước ép lựu, mẹ có thể tách hạt lựu vào chén và dùng muỗng ép lấy nước hoặc ép trực tiếp bằng máy để cho bé dùng.
6. Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt không chỉ cung cấp năng lượng mà còn đem lại nhiều dưỡng chất cho con phát triển vượt trội. Một thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong cà rốt chính là lượng vitamin A dồi dào giúp trẻ mắt sáng, dáng cao. Bên cạnh đó, loại nước ép này còn mang đến một bảng thành phần dinh dưỡng đa dạng như sắt, photpho, natri, vitamin C, sắt, protein, vitamin C, B2, B6, A, K,.. có lợi cho tiêu hóa và khắc phục tình trạng tiêu chảy, kháng giun rất tốt.
Để chế biến nước ép cà rốt, mẹ hãy cắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, vắt lấy nước và bỏ bã. Mẹ cho bé dùng với tỉ lệ 1:10 nước ép cà rốt pha với nước lọc hoặc có thể pha nước ép cà rốt với nước ép táo để hương vị thêm phần thơm ngon, dễ uống hơn.
Một số lưu ý khi cho bé sử dụng các loại nước ép từ trái cây, rau củ:
- Lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngâm rửa sạch sẽ và tốt nhất là bỏ toàn bộ vỏ để bảo đảm sức khỏe cho con.
- Nếu trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa thì không nên sử dụng các loại nước ép trái cây trước khi tròn 1 tuổi.
- Theo dõi kỹ phản ứng của trẻ khi ăn dặm bằng trái cây, nếu bé có dấu hiệu dị ứng lần sau tuyệt đối phải bỏ qua loại trái cây đó.
- Với trẻ từ 6 tháng đến 8 tháng, mẹ nên cho bé dùng nước ép pha loãng với nước lọc, khi trẻ đủ 8 tháng trở lên thì không cần pha loãng nữa.
- Không nên thêm bất cứ gia vị gì như đường, muối hoặc mật ong với trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
- Nước ép mới chế biến xong nên cho bé ăn ngay, với những loại nước để lâu quá 20 phút tuyệt đối không cho con sử dụng.

Tăng nguy cơ ung thư khi uống quá nhiều nước ép trái cây

Theo kết luận của các nhà nghiên cứu tại Úc được đăng trên tờ Daily Mail, tiêu thụ nước ép trái cây có chứa quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Tăng nguy cơ ung thư khi uống quá nhiều nước ép trái cây
Nước ép hoa quả dùng nhiều tăng nguy cơ ung thư

8 loại nước ép trái cây giảm đau trong ngày ấy

(Kiến Thức) - Có những loại nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là chị em trong những ngày kinh nguyệt bởi tác dụng giảm đau bụng dưới và các triệu chứng khó chịu trong ngày ấy.

8 loại nước ép trái cây giảm đau trong ngày ấy
Nước ép táo, cần tây, gừng và rau mùi tây: Loại nước ép trái cây này giàu sắt và canxi và có độ kiềm cao, giúp nuôi dưỡng hệ thống sinh sản và giảm đau trong ngày ấy. Cách làm: Lấy 2 thân cây cần tây, ½ một quả táo, mẩu gừng và một số ít mùi cho vào máy xay sinh tố.

Nước ép táo, cần tây, gừng và rau mùi tây: Loại nước ép trái cây này giàu sắt và canxi và có độ kiềm cao, giúp nuôi dưỡng hệ thống sinh sản và giảm đau trong ngày ấy. Cách làm: Lấy 2 thân cây cần tây, ½ một quả táo, mẩu gừng và một số ít mùi cho vào máy xay sinh tố.

Nước ép dứa và cà rốt: Dứa có thể giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do giàu bromelain, một loại enzyme giảm đau cơ. Mặt khác, cà rốt có thể giúp bình thường hóa lưu lượng máu, giúp giảm đau kinh nguyệt. Cách làm: Cho 1-2 chén dứa tươi và 2 củ cà rốt lớn vào máy xay.
Nước ép dứa và cà rốt: Dứa có thể giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do giàu bromelain, một loại enzyme giảm đau cơ. Mặt khác, cà rốt có thể giúp bình thường hóa lưu lượng máu, giúp giảm đau kinh nguyệt. Cách làm: Cho 1-2 chén dứa tươi và 2 củ cà rốt lớn vào máy xay.
Nước ép củ cải đường, cần tây, táo và dưa chuột: Thức uống này giúp làm tăng mức năng lượng của bạn. Cách làm: lấy 1 củ cải đường, 6 cuống cần tây, 1 quả táo xanh và ½ quả dưa chuột để xay.
Nước ép củ cải đường, cần tây, táo và dưa chuột: Thức uống này giúp làm tăng mức năng lượng của bạn. Cách làm: lấy 1 củ cải đường, 6 cuống cần tây, 1 quả táo xanh và ½ quả dưa chuột để xay.
Nước ép cà rốt, táo và chanh: Lấy 3 củ cà rốt, 1 quả táo, 1 quả chanh, 1 chén mùi tây tươi và một miếng gừng cho vào máy xay lấy nước uống.
Nước ép cà rốt, táo và chanh: Lấy 3 củ cà rốt, 1 quả táo, 1 quả chanh, 1 chén mùi tây tươi và một miếng gừng cho vào máy xay lấy nước uống.
Nước ép đào và chanh: Phụ nữ bị đầy hơi và đau bụng trong những ngày kinh nguyệt có thể uống nước ép đào và chanh vì nó giúp giảm chứng khó tiêu, táo bón và thư giãn trên cơ bắp. Xay một quả đào, thêm nửa quả chanh để tăng hương vị.
Nước ép đào và chanh: Phụ nữ bị đầy hơi và đau bụng trong những ngày kinh nguyệt có thể uống nước ép đào và chanh vì nó giúp giảm chứng khó tiêu, táo bón và thư giãn trên cơ bắp. Xay một quả đào, thêm nửa quả chanh để tăng hương vị.
Nước việt quất và dưa hấu giúp giảm chuột rút kinh nguyệt. Cách làm: Thêm vài quả việt quất, nửa quả chanh và nửa cốc dưa hấu vào máy xay sinh tố.
Nước việt quất và dưa hấu giúp giảm chuột rút kinh nguyệt. Cách làm: Thêm vài quả việt quất, nửa quả chanh và nửa cốc dưa hấu vào máy xay sinh tố.
Nước ép táo và cam: Uống loại nước ép này trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp điều trị đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn.
Nước ép táo và cam: Uống loại nước ép này trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp điều trị đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn.
Nước ép củ cải đường và cam: Phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy uống loại nước ép này. Lấy 1 quả cam, 1 củ cải đường và nửa quả chanh cho vào máy xay lọc lấy nước uống. Ảnh: Internet.
Nước ép củ cải đường và cam: Phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy uống loại nước ép này. Lấy 1 quả cam, 1 củ cải đường và nửa quả chanh cho vào máy xay lọc lấy nước uống. Ảnh: Internet. 

Video "Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày". Nguồn: VTC.

Tại sao không nên uống nước ép đóng chai?

Nhiều người nghĩ rằng nước ép trái cây đóng chai bán sẵn ở các siêu thị cũng tốt cho sức khỏe giống như trái cây tươi. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy.

Tại sao không nên uống nước ép đóng chai?
Nước ép trái cây bạn tìm thấy ở siêu thị có thể không lành mạnh ngay cả khi nó được dán nhãn "100% nguyên chất". Thông thường, sau khi được ép từ trái cây, nước trái cây được lưu trữ trong các thùng lớn chứa oxy trong vòng một năm trước khi nó được đóng gói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.