Top 6 loài côn trùng nguy cấp, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Top 6 loài côn trùng nguy cấp, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Sách Đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Có 6 loài côn trùng được đưa vào ấn bản Sách Đỏ mới nhất (2020).

Bọ lá (Phyllium succiforlium) dài khoảng 95 mm, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, vùng sinh sống của chúng chủ yếu là các khu rừng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: Phùng Mỹ Trung/ Vncreatures.net.
Bọ lá (Phyllium succiforlium) dài khoảng 95 mm, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, vùng sinh sống của chúng chủ yếu là các khu rừng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: Phùng Mỹ Trung/ Vncreatures.net.
Loài  côn trùng này đang đối diện với nguy cơ suy giảm số lượng bởi tình trạng phá rừng và hoạt động săn bắt để phục vụ như cầu sưu tầm côn trùng của nhiều người. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: Phùng Mỹ Trung / Vncreatures.net.
Loài côn trùng này đang đối diện với nguy cơ suy giảm số lượng bởi tình trạng phá rừng và hoạt động săn bắt để phục vụ như cầu sưu tầm côn trùng của nhiều người. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: Phùng Mỹ Trung / Vncreatures.net.
Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa) dài 40-80 mm, trước kia có thể bắt gặp trên khắp Việt Nam, nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm. Ảnh: Wikipedia.
Bọ ngựa thông thường (Mantis religiosa) dài 40-80 mm, trước kia có thể bắt gặp trên khắp Việt Nam, nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm. Ảnh: Wikipedia.
Hiểm họa chính đối với sự tồn vong loài côn trùng này là việc lạm dụng thuốc trừ sâu và săn bắt làm dược liệu, biến đổi môi trường... Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: BBC Wildlife Magazine.
Hiểm họa chính đối với sự tồn vong loài côn trùng này là việc lạm dụng thuốc trừ sâu và săn bắt làm dược liệu, biến đổi môi trường... Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: BBC Wildlife Magazine.
Bướm đuôi dài xanh lá chuối (Argema maenas) có sải cánh dài gần 20 cm, phân bố ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. Ảnh: Wikispecies.
Bướm đuôi dài xanh lá chuối (Argema maenas) có sải cánh dài gần 20 cm, phân bố ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam. Ảnh: Wikispecies.
Do có diện mạo hấp dẫn, loài bướm này thường bị những người sưu tầm côn trùng tìm kiếm. Môi trường rừng mà chúng sinh sống cũng ngày càng bị thu hẹp. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Rất nguy cấp (CR). Ảnh: Aucview.
Do có diện mạo hấp dẫn, loài bướm này thường bị những người sưu tầm côn trùng tìm kiếm. Môi trường rừng mà chúng sinh sống cũng ngày càng bị thu hẹp. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Rất nguy cấp (CR). Ảnh: Aucview.
Bướm khế (Attacus atlas) có sải cách 25-30 cm, là loài bướm lớn nhất thế giới, có địa bàn phân bố ở khắp các vùng rừng núi và đồng bằng của Việt Nam. Ảnh: Butterflies of Vietnam.
Bướm khế (Attacus atlas) có sải cách 25-30 cm, là loài bướm lớn nhất thế giới, có địa bàn phân bố ở khắp các vùng rừng núi và đồng bằng của Việt Nam. Ảnh: Butterflies of Vietnam.
Chịu những mối đe dọa tượng tự như bướm đuôi dài xanh lá chuối, bướm khế cũng thuộc diện Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Moths and Butterflies of NZ Trust.
Chịu những mối đe dọa tượng tự như bướm đuôi dài xanh lá chuối, bướm khế cũng thuộc diện Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Moths and Butterflies of NZ Trust.
Bướm phượng cánh kiếm (Graphium antiphates) có sải cánh đạt 80-95 mm, trước kia thường thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam, ngày nay ít gặp. Ảnh: Wikipedia.
Bướm phượng cánh kiếm (Graphium antiphates) có sải cánh đạt 80-95 mm, trước kia thường thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam, ngày nay ít gặp. Ảnh: Wikipedia.
Sự suy giảm số lượng của loài bướm này có liên hệ mật thiết với sự suy thoái môi trường tự nhiên. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Nguy cấp (EN). Ảnh: Wikipedia.
Sự suy giảm số lượng của loài bướm này có liên hệ mật thiết với sự suy thoái môi trường tự nhiên. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Nguy cấp (EN). Ảnh: Wikipedia.
Cánh kiến đỏ (Kerria lacca) là một loài rệp sáp dài 1,5-5 mm, sống ký sinh trên cây, tiết ra thứ nhựa được coi là sản vật quý. Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận ở các vùng núi từ Bắc vào Nam. Ảnh: Wikipedia.
Cánh kiến đỏ (Kerria lacca) là một loài rệp sáp dài 1,5-5 mm, sống ký sinh trên cây, tiết ra thứ nhựa được coi là sản vật quý. Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận ở các vùng núi từ Bắc vào Nam. Ảnh: Wikipedia.
Sự phân bố cánh kiến đỏ ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp vì nghề nuôi cánh kiến đỏ suy thoái và rừng bị phá hủy. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: Invasive.org.
Sự phân bố cánh kiến đỏ ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp vì nghề nuôi cánh kiến đỏ suy thoái và rừng bị phá hủy. Mức độ đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU). Ảnh: Invasive.org.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.


GALLERY MỚI NHẤT