Top 5 tàu ngầm khác thường nhất thế giới (5): Bí ẩn nhất

Top 5 tàu ngầm khác thường nhất thế giới (5): Bí ẩn nhất

(Kiến Thức) - Khi mà tàu ngầm tấn công dần trở nên quá to lớn và dễ bị phát hiện, thì Nga lại tối ưu hóa chúng thành các “ngư lôi hạt nhân” theo đúng nghĩa.

Bài toán về việc tăng cường sức mạnh lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân chưa bao giờ là cũ đối với mọi cường quốc hải quân trên thế giới kể cả Nga và Mỹ, tuy nhiên Nga lại có lợi thế hơn hẳn so với kẻ thù truyền kiếp của mình khi họ đã bắt đầu đưa ra một học thuyết quân sự hoàn toàn mới cho phép triển khai lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân đến mọi vùng biển trên thế giới kể cả khi đó là bờ biển Virginia sát ngay trái tim của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Bài toán về việc tăng cường sức mạnh lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân chưa bao giờ là cũ đối với mọi cường quốc hải quân trên thế giới kể cả Nga và Mỹ, tuy nhiên Nga lại có lợi thế hơn hẳn so với kẻ thù truyền kiếp của mình khi họ đã bắt đầu đưa ra một học thuyết quân sự hoàn toàn mới cho phép triển khai lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân đến mọi vùng biển trên thế giới kể cả khi đó là bờ biển Virginia sát ngay trái tim của nước Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Và cái tên khiến báo giới Mỹ tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian chính là Status-6 mẫu “tàu ngầm tấn công hạt nhân” thế hệ mới của Hải quân Nga và cũng là mẫu tàu ngầm bí ẩn nhất thế giới. Thậm chí những hình ảnh đầu tiên về Status-6 chỉ mới xuất hiện gần đây trong năm 2015, trong một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga với Tổng thống Vladimir Putin. Và chỉ một năm sau đó người Nga đã hiện thực hóa mẫu tàu ngầm này. Nguồn ảnh: peacekeeper.ru.
Và cái tên khiến báo giới Mỹ tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian chính là Status-6 mẫu “tàu ngầm tấn công hạt nhân” thế hệ mới của Hải quân Nga và cũng là mẫu tàu ngầm bí ẩn nhất thế giới. Thậm chí những hình ảnh đầu tiên về Status-6 chỉ mới xuất hiện gần đây trong năm 2015, trong một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga với Tổng thống Vladimir Putin. Và chỉ một năm sau đó người Nga đã hiện thực hóa mẫu tàu ngầm này. Nguồn ảnh: peacekeeper.ru.
Thực ra, Status-6 là một mẫu phương tiện lặn không người lái có khả năng tấn công hạt nhân hơn là một tàu ngầm. Và theo một báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc khẳng định, Nga đã bí mật thử nghiệm Status-6 trong cuối năm 2016 cuộc thử nghiệm này diễn ra sớm hơn so với dự định của các tướng lĩnh tình báo Mỹ, bởi họ cho rằng Nga chưa thể hoàn thiện công nghệ hạt nhân trên Status-6 mọi chuyện thì hoàn toàn ngược lại. Trong ảnh là hình ảnh đầu tiên về Status-6 trên tay một tướng lĩnh Nga. Nguồn ảnh: Spec Ops Magazine.
Thực ra, Status-6 là một mẫu phương tiện lặn không người lái có khả năng tấn công hạt nhân hơn là một tàu ngầm. Và theo một báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc khẳng định, Nga đã bí mật thử nghiệm Status-6 trong cuối năm 2016 cuộc thử nghiệm này diễn ra sớm hơn so với dự định của các tướng lĩnh tình báo Mỹ, bởi họ cho rằng Nga chưa thể hoàn thiện công nghệ hạt nhân trên Status-6 mọi chuyện thì hoàn toàn ngược lại. Trong ảnh là hình ảnh đầu tiên về Status-6 trên tay một tướng lĩnh Nga. Nguồn ảnh: Spec Ops Magazine.
Theo các quan chức tính báo Mỹ, Nga đã tiến hành một cuộc cách mạng mới trong công nghệ phát triển phương tiện lặn không người lái dưới nước mà cụ thể hơn ở đây là một tàu ngầm hạt nhân mini không người lái. Và các quan chức Lầu Năm Góc cho rằng đây là mối đe dọa chiến lược lớn nhất từ trước tới nay đối với các bến cảng và căn cứ quân sự ven biển của Mỹ. Càng nguy hiểm hơn khi Status-6 có thể được triển khai từ các tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Theo các quan chức tính báo Mỹ, Nga đã tiến hành một cuộc cách mạng mới trong công nghệ phát triển phương tiện lặn không người lái dưới nước mà cụ thể hơn ở đây là một tàu ngầm hạt nhân mini không người lái. Và các quan chức Lầu Năm Góc cho rằng đây là mối đe dọa chiến lược lớn nhất từ trước tới nay đối với các bến cảng và căn cứ quân sự ven biển của Mỹ. Càng nguy hiểm hơn khi Status-6 có thể được triển khai từ các tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Như đã nói ở trên nhiệm vụ chính chính của Status-6 là đưa vũ khí hạt nhân đến sát bờ biển của kẻ thù và mỗi “tàu ngầm” này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá hàng chục megaton. Cũng theo Lầu Năm Góc, Status-6 có tầm hoạt động lên đến 10.000km, với khả năng lặn sâu tới 1.000m và có tốc độ di chuyển trung bình khoảng 56 hải lý/ giờ. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân Project 09852 được cho sẽ là phương tiện triển khai Status-6 trong tương lai. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Như đã nói ở trên nhiệm vụ chính chính của Status-6 là đưa vũ khí hạt nhân đến sát bờ biển của kẻ thù và mỗi “tàu ngầm” này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá hàng chục megaton. Cũng theo Lầu Năm Góc, Status-6 có tầm hoạt động lên đến 10.000km, với khả năng lặn sâu tới 1.000m và có tốc độ di chuyển trung bình khoảng 56 hải lý/ giờ. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân Project 09852 được cho sẽ là phương tiện triển khai Status-6 trong tương lai. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Dựa trên những gì đang diễn ra thì rất có thể Hải quân Nga đã hoàn thiện bộ đôi Status-6 và Project 09852, khi nguyên mẫu tàu ngầm Project 09852 đầu tiên đã được Hạm đội Biển Bắc đưa vào trang bị. Việc Hải quân Nga thử nghiệm Status-6 là một minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Dựa trên những gì đang diễn ra thì rất có thể Hải quân Nga đã hoàn thiện bộ đôi Status-6 và Project 09852, khi nguyên mẫu tàu ngầm Project 09852 đầu tiên đã được Hạm đội Biển Bắc đưa vào trang bị. Việc Hải quân Nga thử nghiệm Status-6 là một minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Dù vậy cho tới nay vẫn chưa có bất cứ một hình ảnh hay thông số kỹ thuật nào về Status-6 được phía Nga công bố, mọi thứ đều nằm trong sự đồn đoán của các bên. Còn người Nga vẫn âm thầm với thứ vũ khí đáng sợ hơn cả tên lửa đạn đạo của mình, khi mà ta thử tưởng tượng một vụ nổ hạt nhân gần bờ biển có thể tạo ra cơn sóng thần lớn đến chừng nào. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Dù vậy cho tới nay vẫn chưa có bất cứ một hình ảnh hay thông số kỹ thuật nào về Status-6 được phía Nga công bố, mọi thứ đều nằm trong sự đồn đoán của các bên. Còn người Nga vẫn âm thầm với thứ vũ khí đáng sợ hơn cả tên lửa đạn đạo của mình, khi mà ta thử tưởng tượng một vụ nổ hạt nhân gần bờ biển có thể tạo ra cơn sóng thần lớn đến chừng nào. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Một số nhà phân tích cho rằng hình ảnh Status-6 bị rò rỉ không phải là một sự cố ngẫu nhiên mà nó là một thông điệp cho Washington về khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Và với loại vũ khí hạt nhân mới này mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Châu Âu đều sẽ trở nên vô dụng khi Mỹ hoàn toàn chưa có cách gì để ngăn chặn một mối đe dọa như 'Status-6'. Nguồn ảnh: Russian Forces.
Một số nhà phân tích cho rằng hình ảnh Status-6 bị rò rỉ không phải là một sự cố ngẫu nhiên mà nó là một thông điệp cho Washington về khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Và với loại vũ khí hạt nhân mới này mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Châu Âu đều sẽ trở nên vô dụng khi Mỹ hoàn toàn chưa có cách gì để ngăn chặn một mối đe dọa như 'Status-6'. Nguồn ảnh: Russian Forces.
Phía truyền thông Mỹ cũng lên án chương trình phát triển ngư lôi Status-6 của Nga và cho rằng đó là một kế hoạch điên rồ và so sánh mẫu ngư lôi hạt nhân này với “ngày tận thế”. Tất nhiên họ cũng không quên chỉ trích sự tụt hậu của Hải quân Mỹ trong việc phát triển công nghệ tàu ngầm hạt nhân không người lái mới. Nguồn ảnh: rusvesna.su.
Phía truyền thông Mỹ cũng lên án chương trình phát triển ngư lôi Status-6 của Nga và cho rằng đó là một kế hoạch điên rồ và so sánh mẫu ngư lôi hạt nhân này với “ngày tận thế”. Tất nhiên họ cũng không quên chỉ trích sự tụt hậu của Hải quân Mỹ trong việc phát triển công nghệ tàu ngầm hạt nhân không người lái mới. Nguồn ảnh: rusvesna.su.
Một số chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, Status-6 thực tế là sự kế thừa của các dự án từ thời Liên Xô và một trong số đó là mẫu ngư lôi tấn công hạt nhân T-15 có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên đến 100 megaton. Tuy nhiên với công nghệ của Liên Xô khi đó T-15 hoàn toàn không khả thi và nó cần tới một nguồn năng lượng cực lớn để hoạt động nếu không tầm hoạt động bằng pin nhiên liệu của nó chỉ có thể đạt 30km. Hình ảnh được cho là ống phóng dùng để triển khai Status-6 trên Project 09852 Nguồn ảnh: HI Sutton.
Một số chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, Status-6 thực tế là sự kế thừa của các dự án từ thời Liên Xô và một trong số đó là mẫu ngư lôi tấn công hạt nhân T-15 có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên đến 100 megaton. Tuy nhiên với công nghệ của Liên Xô khi đó T-15 hoàn toàn không khả thi và nó cần tới một nguồn năng lượng cực lớn để hoạt động nếu không tầm hoạt động bằng pin nhiên liệu của nó chỉ có thể đạt 30km. Hình ảnh được cho là ống phóng dùng để triển khai Status-6 trên Project 09852 Nguồn ảnh: HI Sutton.
Và sau 50 năm, có vẻ như các thiết kế sư Nga đã phát triển được một mẫu lò phản ứng hạt nhân đủ nhỏ để bỏ vừa vào trong một quả ngư lôi bên cạnh đó còn là sự phát triển của ngành công nghệ điện tử và vật liệu mới của Nga cho phép nước này hoàn thiện T-15 với cái tên mới là Status-6. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Và sau 50 năm, có vẻ như các thiết kế sư Nga đã phát triển được một mẫu lò phản ứng hạt nhân đủ nhỏ để bỏ vừa vào trong một quả ngư lôi bên cạnh đó còn là sự phát triển của ngành công nghệ điện tử và vật liệu mới của Nga cho phép nước này hoàn thiện T-15 với cái tên mới là Status-6. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Với Status-6, khả năng răn đe hạt nhân của Nga sẽ bước lên một tầm cao mới khi nó không thể bị đánh chặn mặt khác còn mở ra một cuộc cách mạng trong công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân tương lai. Khi chúng có thể được tự động hóa hoàn toàn thay vì để thủy thủ đoàn phải tham gia vào các nhiệm vụ nguy hiểm trên các tàu ngầm hạt nhân như hiện nay. Nguồn ảnh: HI Sutton.
Với Status-6, khả năng răn đe hạt nhân của Nga sẽ bước lên một tầm cao mới khi nó không thể bị đánh chặn mặt khác còn mở ra một cuộc cách mạng trong công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân tương lai. Khi chúng có thể được tự động hóa hoàn toàn thay vì để thủy thủ đoàn phải tham gia vào các nhiệm vụ nguy hiểm trên các tàu ngầm hạt nhân như hiện nay. Nguồn ảnh: HI Sutton.

GALLERY MỚI NHẤT