Top 3 phát minh tình cờ đến bất ngờ, thay đổi cả thế giới

Top 3 phát minh tình cờ đến bất ngờ, thay đổi cả thế giới

Lịch sử nhân loại đã ghi nhận một số phát minh tình cờ ra đời sau khi các nhà sáng chế gặp phải tình huống đặc biệt. Nhờ vậy, thế giới có sự thay đổi lớn.

John Pemberton được biết đến là người sáng chế ra Coca-Cola. Đây là một trong những  phát minh tình cờ nhưng góp phần quan trọng trong việc thay đổi cuộc sống của nhân loại.
John Pemberton được biết đến là người sáng chế ra Coca-Cola. Đây là một trong những phát minh tình cờ nhưng góp phần quan trọng trong việc thay đổi cuộc sống của nhân loại.
Vào những năm 1880, Pemberton sống ở Atlanta, Mỹ. Ông kinh doanh một loại siro làm từ rượu và chiết xuất từ cây coca. Sản phẩm được ông đặt tên là "Rượu coca Pháp nhãn hiệu Pemberton. Nó được ông quảng cáo có tác dụng chữa các chứng bệnh như đau đầu, lo lắng.
Vào những năm 1880, Pemberton sống ở Atlanta, Mỹ. Ông kinh doanh một loại siro làm từ rượu và chiết xuất từ cây coca. Sản phẩm được ông đặt tên là "Rượu coca Pháp nhãn hiệu Pemberton. Nó được ông quảng cáo có tác dụng chữa các chứng bệnh như đau đầu, lo lắng.
Tuy nhiên, đến năm 1885, tiểu bang Atlanta cấm buôn bán đồ uống có cồn. Do vậy, để tiếp tục kinh doanh, ông Pemberton bỏ rượu ra khỏi sản phẩm. Theo đó, nguyên liệu chủ yếu chiết xuất từ cây coca được sử dụng kết hợp với nước muối khoáng và một số nguyên liệu khác.
Tuy nhiên, đến năm 1885, tiểu bang Atlanta cấm buôn bán đồ uống có cồn. Do vậy, để tiếp tục kinh doanh, ông Pemberton bỏ rượu ra khỏi sản phẩm. Theo đó, nguyên liệu chủ yếu chiết xuất từ cây coca được sử dụng kết hợp với nước muối khoáng và một số nguyên liệu khác.
Ông Pemberton giới thiệu một loại soda mới ra thị trường. Ông không ngờ sản phẩm mới được công chúng yêu thích và đón nhận nồng nhiệt. Về sau, ông lấy tên cho sản phẩm là Coca-Cola.
Ông Pemberton giới thiệu một loại soda mới ra thị trường. Ông không ngờ sản phẩm mới được công chúng yêu thích và đón nhận nồng nhiệt. Về sau, ông lấy tên cho sản phẩm là Coca-Cola.
Năm 1903, nhà hóa học người Pháp Édouard Bénédictus đã chứng kiến một vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm. Khi ấy, một bình thủy tinh tráng nhựa cellulose nitrat rơi xuống đất nhưng không vỡ thành nhiều mảnh.
Năm 1903, nhà hóa học người Pháp Édouard Bénédictus đã chứng kiến một vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm. Khi ấy, một bình thủy tinh tráng nhựa cellulose nitrat rơi xuống đất nhưng không vỡ thành nhiều mảnh.
Sau khi chứng kiến vụ việc, ông Bénédictus nảy ra ý tưởng sáng chế kính an toàn. Loại kính an toàn do ông phát minh có nhiều lớp. Nó được sử dụng trong kính chắn gió xe hơi, kính cửa sổ trần và các hàng rào bảo vệ khác. Thêm nữa, sáng chế này cũng cải thiện khả năng cách âm của cửa sổ.
Sau khi chứng kiến vụ việc, ông Bénédictus nảy ra ý tưởng sáng chế kính an toàn. Loại kính an toàn do ông phát minh có nhiều lớp. Nó được sử dụng trong kính chắn gió xe hơi, kính cửa sổ trần và các hàng rào bảo vệ khác. Thêm nữa, sáng chế này cũng cải thiện khả năng cách âm của cửa sổ.
Nhà hóa học Bénédictus đã đáng ký lấy bằng sáng chế kính an toàn nhiều lớp vào năm 1909. Ngày nay, phát minh này được sử dụng rộng rãi trong đời sống của nhân loại.
Nhà hóa học Bénédictus đã đáng ký lấy bằng sáng chế kính an toàn nhiều lớp vào năm 1909. Ngày nay, phát minh này được sử dụng rộng rãi trong đời sống của nhân loại.
Kỹ sư Perry Spencer làm việc cho công ty Raytheon chuyên phát triển máy phát radar vi sóng trong Thế chiến 2. Vào năm 1945, trong lúc nghiên cứu về thiết bị vi sóng, ông vô tình phát hiện ra khả năng nung nóng của nó khi nhận thấy một thanh chocolate tan chảy trong túi của mình.
Kỹ sư Perry Spencer làm việc cho công ty Raytheon chuyên phát triển máy phát radar vi sóng trong Thế chiến 2. Vào năm 1945, trong lúc nghiên cứu về thiết bị vi sóng, ông vô tình phát hiện ra khả năng nung nóng của nó khi nhận thấy một thanh chocolate tan chảy trong túi của mình.
Sau đó, ông Spencer tiến hành các thí nghiệm với các loại thực phẩm khác bao gồm bỏng ngô và trứng. Đồng thời, ông dành nhiều tâm huyết và thời gian để chế tạo một hộp kim loại và nung nó bằng năng lượng vi sóng nhằm khiến thức ăn nóng lên chỉ trong thời gian ngắn.
Sau đó, ông Spencer tiến hành các thí nghiệm với các loại thực phẩm khác bao gồm bỏng ngô và trứng. Đồng thời, ông dành nhiều tâm huyết và thời gian để chế tạo một hộp kim loại và nung nó bằng năng lượng vi sóng nhằm khiến thức ăn nóng lên chỉ trong thời gian ngắn.
Đến ngày 8/10/1945, công ty Raytheon đã nộp bằng sáng chế cho phương pháp nấu ăn bằng lò vi sóng của kỹ sư Spencer. Theo đó, lò vi sóng đầu tiên của nhân loại ra đời và có tên "Radarange". Thiết bị có chiều cao 1,8m, nặng 340 kg và có giá 5.000 USD. Ngày nay, các nhà khoa học cải tiến và cho ra đời nhiều mẫu lò vi sóng có kích thước nhỏ gọn và hiện đại hơn.
Đến ngày 8/10/1945, công ty Raytheon đã nộp bằng sáng chế cho phương pháp nấu ăn bằng lò vi sóng của kỹ sư Spencer. Theo đó, lò vi sóng đầu tiên của nhân loại ra đời và có tên "Radarange". Thiết bị có chiều cao 1,8m, nặng 340 kg và có giá 5.000 USD. Ngày nay, các nhà khoa học cải tiến và cho ra đời nhiều mẫu lò vi sóng có kích thước nhỏ gọn và hiện đại hơn.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT