Top 10 nhà thờ có kiến trúc đặc biệt nhất Việt Nam

Top 10 nhà thờ có kiến trúc đặc biệt nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Những nhà thờ tráng lệ là điểm đến không thể bỏ qua của người dân và du khách vào mỗi dịp Giáng sinh. Cùng điểm qua 10 nhà thờ có kiến trúc ấn tượng nhất trên khắp ba miền Việt Nam, theo lựa chọn của Kiến Thức.

 1. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình). Được xây dựng từ năm 1875-1898,  nhà thờ đá Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ mang phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt với chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ, được chạm khắc rất tinh xảo. Đây được coi là nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.
1. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình). Được xây dựng từ năm 1875-1898, nhà thờ đá Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ mang phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt với chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ, được chạm khắc rất tinh xảo. Đây được coi là nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.
 2. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum). Nhà thờ gỗ Kon Tum có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kon Tum. Xây từ năm 1913-1918, điều đặc biệt của nhà thờ này là được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu chủ yếu là gỗ, mang phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với nhà sàn của người Ba Na.
2. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum). Nhà thờ gỗ Kon Tum có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kon Tum. Xây từ năm 1913-1918, điều đặc biệt của nhà thờ này là được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu chủ yếu là gỗ, mang phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với nhà sàn của người Ba Na.
 3. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (Huế). Được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của KTS Nguyễn Mỹ Lộc, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế gây ấn tượng mạnh với các khối kiến trúc bề thế, là sự tổng hòa Đông - Tây dựa trên những quy tắc của một nhà thờ Công giáo La Mã. Đây là một trong những nhà thờ tráng lệ nhất Việt Nam.
3. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (Huế). Được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của KTS Nguyễn Mỹ Lộc, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế gây ấn tượng mạnh với các khối kiến trúc bề thế, là sự tổng hòa Đông - Tây dựa trên những quy tắc của một nhà thờ Công giáo La Mã. Đây là một trong những nhà thờ tráng lệ nhất Việt Nam.
 4. Nhà thờ Phủ Cam (Huế). Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam có lịch sử hình thành từ năm 1682, đến năm 1960 được xây mới theo đồ án hiện đại của KTS Ngô Viết Thụ - người thiết kế Dinh Độc Lập. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao.
4. Nhà thờ Phủ Cam (Huế). Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam có lịch sử hình thành từ năm 1682, đến năm 1960 được xây mới theo đồ án hiện đại của KTS Ngô Viết Thụ - người thiết kế Dinh Độc Lập. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao.
 5. Nhà thờ Đức Bà (TP HCM). Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây từ năm 1877-1880 theo đồ án của KTS J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic, mang sắc màu đầy sức sống của gạch nung để trần. Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn - TP HCM.
5. Nhà thờ Đức Bà (TP HCM). Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn được xây từ năm 1877-1880 theo đồ án của KTS J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic, mang sắc màu đầy sức sống của gạch nung để trần. Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn - TP HCM.
 6. Nhà thờ Tân Định (TP HCM). Được xây từ năm 1870-1876, nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định. Điều làm nên sức hút của nhà thờ này là quy mô bề thế, phong cách kiến trúc Gothic kết hợp các chi tiết trang trí Roman, Baroque và nước sơn màu hồng rất bắt mắt.
6. Nhà thờ Tân Định (TP HCM). Được xây từ năm 1870-1876, nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định. Điều làm nên sức hút của nhà thờ này là quy mô bề thế, phong cách kiến trúc Gothic kết hợp các chi tiết trang trí Roman, Baroque và nước sơn màu hồng rất bắt mắt.
 7. Nhà thờ Hạnh Thông Tây (TP HCM). Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tên hiệu là nhà thờ Thánh Giuse, được xây từ năm 1921-1924. Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến công trình mang diện mạo khác lạ so với đại đa số các nhà thờ khác ở Việt Nam. Người phát tâm xây dựng nhà thờ là ông Lê Phát An, đại gia có tiếng Sài Gòn xưa.
7. Nhà thờ Hạnh Thông Tây (TP HCM). Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tên hiệu là nhà thờ Thánh Giuse, được xây từ năm 1921-1924. Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến công trình mang diện mạo khác lạ so với đại đa số các nhà thờ khác ở Việt Nam. Người phát tâm xây dựng nhà thờ là ông Lê Phát An, đại gia có tiếng Sài Gòn xưa.
 8. Nhà thờ Lớn (Hà Nội). Được xây từ năm 1884-1888, nhà thờ Lớn Hà Nội có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Về kiến trúc, nhà thờ Lớn được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu.
8. Nhà thờ Lớn (Hà Nội). Được xây từ năm 1884-1888, nhà thờ Lớn Hà Nội có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Về kiến trúc, nhà thờ Lớn được thiết kế theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris, mang phong cách Gothic Trung cổ châu Âu.
 9. Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt). Nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là ngôi nhà thờ dành riêng cho các dân tộc thiểu số ở địa phương, được xây từ năm 1960-1968. Kiến trúc nhà thờ lấy cảm hứng nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, mang tinh thần của trường phái thô mộc dựa trên kỹ thuật xây dựng tiên tiến của phương Tây.
9. Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt). Nhà thờ Cam Ly hay nhà thờ Sơn Cước là ngôi nhà thờ dành riêng cho các dân tộc thiểu số ở địa phương, được xây từ năm 1960-1968. Kiến trúc nhà thờ lấy cảm hứng nhà rông cổ truyền Tây Nguyên, mang tinh thần của trường phái thô mộc dựa trên kỹ thuật xây dựng tiên tiến của phương Tây.
 10. Nhà thờ Nhọn (Bình Định). Nhà thờ Nhọn có tên chính thức là nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn, được xây dựng vào năm 1938-1939. Điểm nhấn kiến trúc của nhà thờ là một tháp chuông cao 47,2 mét với hình dáng nhọn như đầu của một chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là "nhà thờ nhọn".
10. Nhà thờ Nhọn (Bình Định). Nhà thờ Nhọn có tên chính thức là nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn, được xây dựng vào năm 1938-1939. Điểm nhấn kiến trúc của nhà thờ là một tháp chuông cao 47,2 mét với hình dáng nhọn như đầu của một chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là "nhà thờ nhọn".
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

GALLERY MỚI NHẤT