Tổng thống Trump dọa hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều, vì Trung Quốc

Đe dọa hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Donald Trump đang gián tiếp gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách can thiệp vào hội nghị lịch sử này.

Cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapore đang đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ khi cả Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa hủy bỏ cuộc gặp này nếu điều kiện của các bên không được đáp ứng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 22/5. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 22/5. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố mâu thuẫn của ông Trump
Hãng tin CNN dẫn phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc tại Nhà Trắng ngày 22/5 cho biết: “Hội nghị Thượng đỉnh giữa Mỹ và Hàn Quốc có thể không diễn ra theo đúng kế hoạch” và ông sẵn sàng dời cuộc gặp sang thời điểm khác hoặc thậm chí hủy bỏ, nếu như không đạt được một số điều kiện nhất định. Tổng thống Trump nhấn mạnh, một trong những điều kiện để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, đó là Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
“Có những điều kiện chắc chắn chúng tôi mong muốn. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có những điều kiện đó. Nếu không, cuộc gặp sẽ không diễn ra”. Song song với việc tái khẳng định lập trường của Mỹ, ông Donald Trump cũng cam kết đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và hứa sẽ viện trợ về kinh tế để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược trên Bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi sẽ đảm bảo sự an toàn cho nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chúng tôi đã nói đến điều đó ngay từ đâu. Ông ấy sẽ được hạnh phúc. Đất nước Triều tiên sẽ trở nên hưng thịnh. Tôi đã có cuộc hội đàm với cả 3 nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Họ cũng bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ thậm chí đổ tiền đầu tư để cuộc sống của người dân Triều Tiên trở nên tốt hơn”.
Tổng thống Donald Trump cho biết, ông rất thất vọng khi nhận thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tỏ thái độ khác với Mỹ sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 1/5.
“Tôi phải nói rằng sau khi ông Kim Jong-un có chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 2 này, có một chút sự thay đổi thái độ của ông đối với Mỹ. Có một sự khác biệt rất dễ nhận ra”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đặt câu hỏi liệu ông Tập Cận Bình có tác động hoặc liên quan đến lời đe dọa bất ngờ của Triều Tiên về hủy bỏ cuộc gặp Thượng đỉnh hay không. “Tôi nghĩ mọi thứ đã thay đổi sau chuyến thăm Trung Quốc lần 2 của ông Kim Jong-un và tôi không thể nói rằng tôi cảm thấy vui vì điều đó.”
Cùng ngày, hãng tin Reuters, dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, nước này vẫn hy vọng về cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên, song ông cho biết Mỹ sẽ không nhượng bộ trước cuộc gặp lịch sử vốn dự kiến thảo luận về việc phi hạt nhân hóa.
Lý do ông Trump dọa hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo giới quan sát, lời cảnh báo nêu trên của Tổng thống Donald Trump là nhằm giữ thể diện cho Mỹ trước việc Triều Tiên dọa sẽ hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Bởi nếu Mỹ im lặng có nghĩa là nước này đang đứng ở thế yếu trước Triều Tiên, do đó ông Donald Trump bắt buộc phải lên tiếng.
Thêm vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng gián tiếp gửi thông điệp đến Trung Quốc, rằng không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề của riêng Mỹ và Triều Tiên bởi Trung Quốc nhiều lần lo ngại sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia này sẽ làm giảm vai trò của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.
Báo Australia Sydney Morning Herald cho biết, trước đó Mỹ đã bổ nhiệm ông Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, làm tân Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, ông Harris có thể đóng vai trò quan trọng trọng việc đàm phán với Bắc Kinh để gây sức ép với Triều Tiên trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Nhiều nhà quan sát nhận định, bất chấp màn đối đáp cứng rắn qua lại giữa các bên, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều sẽ vẫn diễn ra bởi cả hai nhà lãnh đạo đều rất kỳ vọng vào cơ hội “nghìn năm có một này”. Jung Pak, cựu quan chức CIA, đồng thời là thành viên của Viện Nghiên cứu Brookings cho biết: “Tổng thống Donald Trump đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nhỏ từ thế hệ đi trước trong đối thoại với Triều Tiên ngày cả trước khi ông gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un”. Sự linh hoạt của ông về thời gian và cách thức Triều Tiên giải trừ chương trình hạt nhân được coi là ý tưởng tiến bộ.
John Delury, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc cho rằng: “Tổng thống Donald Trump có thể đang phản ứng thái quá đối với tuyên bố của Triều Tiên hồi tuần trước. Tất nhiên vẫn còn khoảng trống liên quan đến đàm phán hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đó là lý do cuộc đàm phán Mỹ-Triều rất cần thiết.”
Tờ New York dẫn lời ông Victor D. Cha, chuyên gia tại Đại học Georgetown cho rằng: “Dù Thượng đỉnh diễn ra hay không, Tổng thống Donald Trump cũng sẽ không dễ dàng chiến thắng, bởi Triều Tiên không dễ gì đánh đổi con bài hạt nhân để đổi lấy những lợi ích trước mắt. Còn với Triều Tiên, một kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích sẽ khó xảy ra”.

Bỏ qua Mông Cổ, Singapore, thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra ở Nga?

Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga đang là một trong những ứng cử viên sáng giá làm nơi đăng cai tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều, kênh YTN TV của Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận lời mời gặp mặt và họp bàn với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ hồi tháng Ba, song địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh của hai nước lại chưa được thống nhất.

Tổng thống Trump cân nhắc Bàn Môn Điếm cho thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Bàn Môn Điếm, nơi vừa diễn ra thượng đỉnh liên Triều, là một địa điểm quan trọng, mang tính biểu tượng cho thượng đỉnh Mỹ - Triều hơn là một quốc gia thứ ba.

"Nhiều nước đang được cân nhắc cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng liệu nhà Hòa Bình/Tự Do, trên biên giới liên Triều, có phải là một địa điểm biểu tượng, quan trọng và trường cửu hơn một nước thứ ba hay không?", Tổng thống Trump viết trên Twitter cá nhân ngày 30/4.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.