Tổng thống Trump có đủ thẩm quyền hoãn bầu cử Mỹ?

Tổng thống Trump vừa gây ra cơn bão chính trị sau khi ông đăng tải dòng Tweet nói về khả năng hoãn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Trump có đủ thẩm quyền hoãn bầu cử Mỹ?
Dòng Tweet của ông Trump, viết dưới dạng câu hỏi với nội dung: “Hoãn bầu cử cho đến khi người dân có thể bỏ phiếu đúng cách, an toàn và đáng tin cậy thì sao nhỉ?”, được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Mỹ phản đối hình thức bỏ phiếu qua thư, trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại nhiều bang của nước Mỹ, khiến người dân lo ngại về hình thức bỏ phiếu trực tiếp.
Tổng thống Trump từng cho biết, việc bỏ phiếu qua thư sẽ gây ra tình trạng gian lận và lạm quyền, biến cuộc bầu cử Mỹ thành “trò đùa”.
Tong thong Trump co du tham quyen hoan bau cu My?
 Tổng thống Trump. Ảnh: Al Jazeera.
Dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến nền chính trị nước Mỹ. Nhiều cuộc vận động tranh cử đã bị trì hoãn hoặc gián đoạn, nhiều địa điểm bỏ phiếu chưa sẵn sàng mở cửa, khi chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa cuộc bầu cử chính thức sẽ diễn ra. Hiện tại hình thức tổ chức cuộc bầu cử vẫn là chủ đề tranh luận của các đảng phái.
Ông Trump có đủ thẩm quyền hoãn bầu cử?
Theo một đạo luật có từ năm 1845, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11, năm nay sẽ rơi vào ngày 3/11 tới. Để thay đổi điều này, cần phải có một đạo luật của Quốc hội, được đa số nghị sỹ của Hạ viện – do phe Dân chủ kiểm soát và Thượng viện - do đảng Cộng hòa chiếm đa số thông qua. Tuy vậy, triển vọng về một sự đồng thuận lưỡng đảng nhằm trì hoãn cuộc bầu cử là rất khó xảy ra.
CNN lưu ý, Tổng thống không có quyền hoãn cuộc bầu cử vì theo Hiến pháp chỉ Quốc hội mới đủ thẩm quyền ấn định ngày bầu cử. Hầu hết các chuyên gia điều nhất trí rằng thời gian bầu cử sẽ không thể thay đổi nếu không có sự phê chuẩn của Quốc hội.
Theo Hiến pháp Mỹ, một nhiệm kỳ của Tổng thống chỉ kéo dài 4 năm. Điều này đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sẽ kết thúc vào trưa ngày 10/1/2021 (the giờ địa phương) bất kể ngày bầu cử có được thay đổi hay không. Tổng thống Trump sẽ có thêm một nhiệm kỳ nữa nếu ông tái đắc cử, song ông cũng có thể bị thay thế bởi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden nếu thất bại. Thời gian đang rút ngắn và việc trì hoãn bầu cử không thể làm thay đổi được điều này.
Điều gì xảy ra nếu cuộc bầu cử bị hoãn lại?
Trong trường hợp cuộc bầu cử không được diễn ra theo đúng kế hoạch, Đạo luật người kế nhiệm Tổng thống sẽ có hiệu lực. Nếu ông Trump rời khỏi vị trí, thì Phó Tổng thống, trong trường hợp này là ông Mỹ Mike Pence sẽ tạm thời giữ chức vụ cho đến khi cuộc bầu cử diễn ra. Tuy nhiên, do vị trí Phó Tổng thống cũng tự động hết nhiệm kỳ vào ngày 20/1/2020 nên ông Pence không thể kế nhiệm hợp pháp chiếc ghế Tổng thống.
Nhân vật tiếp theo là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, song nhiệm kỳ 2 năm của bà sẽ kết thúc vào cuối tháng 12/2020, trước cả thời gian mãn nhiệm của Tổng thống.
Với kịch bản đó, quan chức cấp cao nhất, đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Chuck Grassley, 86 tuổi. Tuy vậy ông Chuck Grassley chỉ có thể nắm quyền trong trường hợp đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Thượng viện, sau khi 1/3 trong tổng số 100 ghế của đảng này bị bỏ trống vì các nghị sỹ hết nhiệm kỳ.
Dù ngày bầu cử khó có khả năng bị thay đổi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tiến trình bầu cử sẽ không có nguy cơ bị gián đoạn. Giáo sư Richard L Hasen của Đại học California Irvine, một chuyên gia về luật bầu cử nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc chính quyền các tiểu bang có thể sử dụng quyền hạn khẩn cấp của họ để cắt giảm các địa điểm bỏ phiếu trực tiếp.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Wisconsin vừa qua, do lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cùng với việc thiếu hụt các nguồn lực bầu cử, bang này đã phải đóng cửa 175 trên tổng số 180 địa điểm bỏ phiếu ở Milwaukee – thành phố lớn nhất bang.
Nếu động thái như vậy được thực hiện với mục tiêu chính trị, các bên có thể nhằm vào những thành trì của đảng đối lập và do đó sẽ tác động đến kết quả cuộc bầu cử.
Liệu có xảy ra trận chiến pháp lý?
Những gì tại bang Wisconsin có thể là sự cảnh báo trước về nguy cơ gián đoạn sẽ xảy ra đối với cuộc bầu cử chính thức, một phần do cử tri phải xếp hàng chờ đợi vì các điểm bỏ phiếu bị cắt giảm đáng kể.
Thống đốc đảng Dân chủ Tony Evers và các nghị sỹ Cộng hòa kiểm soát cơ quan lập pháp đã đối đầu trong cuộc chiến pháp lý về việc liệu thống đốc bang có quyền hoãn việc bỏ phiếu cho đến tháng 6/2021 hoặc kéo dài thời gian bỏ phiếu vắng mặt hay không.
Trước đó hồi tháng 3, Thống đốc Cộng hòa của bang Ohio, ông Mike DeWine đã có một trận chiến tương tự ở tòa án trước khi thực hiện quyết định trì hoãn bầu cử sơ bộ tại bang này để lựa chọn ứng viên ra tranh cử.
Mới nhất ngày 29/7, một thẩm phán ở Texas đã ban hành sắc lệnh đưa dịch Covid-19 trở thành lý do hợp lệ để yêu cầu tiến hành việc bỏ phiếu vắng mặt vào tháng 11 tới.
Thay đổi thời gian bầu cử có thể làm giảm rủi ro?
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew mới công bố cho thấy, 66% người dân Mỹ cho biết họ không cảm thấy an tâm khi đến địa điểm bỏ phiếu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng.
Lo ngại này đã làm gia tăng áp lực đối với các bang để mở rộng hình thức bỏ phiếu từ xa cho tất cả các cử tri nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Mặc dù mỗi tiểu bang đều áp dụng hình thức bỏ phiếu từ xa nhưng yêu cầu đưa ra lại khác nhau. Năm bang ở miền tây nước Mỹ trong đó có Washington, Oregon và Colorado yêu cầu bỏ phiếu qua thư điện tử. Các bang khác trong đó có California lại cung cấp lá phiếu thông qua dịch vụ chuyển phát cho bất cứ ai có nhu cầu.
Nhiều bang khác phải đối mặt với lời kêu gọi nới lỏng quy định bỏ phiếu vắng mặt để khiến việc bỏ phiếu của cử tri trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nhiều quan chức đứng đầu đã phản đối. Thống đốc Mike Parson của bang Missouri hôm 28/7 cho rằng, việc mở rộng quyền tiếp cận đối với hình thức bỏ phiếu vắng mặt là “một vấn đề chính trị”. Theo ông nỗi sợ lây nhiễm Covid-19 không phải là lý do để giải thích cho việc này.

Tổng thống Mỹ Trump sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton từ chức vì có quá nhiều bất đồng giữa hai người.

Tổng thống Mỹ Trump sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton
Tong thong My Trump sa thai co van an ninh quoc gia John Bolton
 Ông John Bolton bị sa thải. (Nguồn: Getty Images)
Tổng Thống Mỹ Donald Trump ngày 10/9 thông báo đã sa thải Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton vào sáng cùng ngày.

Dấu ấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm 2019

(Kiến Thức) - 2019 có thể nói là một năm đáng nhớ đối với Tổng thống Donald Trump. Mặc dù bị luận tội, nhà lãnh đạo Mỹ vẫn khiến nhiều người phải kinh ngạc vì những gì ông đã làm được trong năm vừa qua.

Dấu ấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong năm 2019
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019
 Chỉ riêng trong năm 2019, Tổng thống Trump đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hai lần: Lần đầu tiên tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 2/2019 và lần tiếp theo ở Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) ngày 30/6. Ảnh: Reuters.
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-2
 Ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên. Có thể thấy, Tổng thống Trump, dù đang đối mặt với cuộc luận tội tại Thượng viện, vẫn khiến nhiều người phải kinh ngạc vì những gì ông đã làm được trong năm vừa qua. Ảnh: Reuters.
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-3
 Ngày 7/10, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi một số khu vực tại Đông Bắc Syria, theo chỉ thị của Tổng thống Trump. Ảnh: MW. 
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-4
 "Đã đến lúc Mỹ phải thoát khỏi những cuộc chiến tranh không có hồi kết này. Nhiều năm trước, Mỹ dự định ở lại Syria trong 30 ngày. Tuy nhiên, chúng tôi đã lún sâu vào cuộc chiến vô tận mà không có mục tiêu rõ ràng", Tổng thống Trump nói. Tuy nhiên sau đó, ông chủ Nhà Trắng khẳng định sẽ duy trì một số lượng nhỏ lính Mỹ trong khu vực có dầu mỏ ở Đông Syria. Ảnh: BI. 
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-5
 Ngày 27/10/2019, Tổng thống Trump thông báo lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đột kích và tiêu diệt được trùm khủng bố IS Abu Bakr al-Baghdadi (ảnh) tại Syria.  Đây được xem là chiến thắng quan trọng của Mỹ trên bình diện quốc tế. Ảnh: NDTV.
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-6
 Một chiến thắng khác của ông Trump trong năm 2019 là được chứng minh không "thông đồng" với Nga. Hồi tháng 3, sau 18 tháng điều tra, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã bác bỏ cáo buộc chiến dịch tranh cử của ông Trump (hồi năm 2016) thông đồng với Nga, và cũng không có đủ bằng chứng để kết luận ông Trump đã cản trở pháp lý. Ảnh: Politico. 
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-7
Ngày 21/12, Tổng thống Trump ký gói ngân sách trị giá 1,4 tỷ USD cho tài khóa 2020, giúp chính phủ tránh được nguy cơ phải đóng cửa. Ảnh: The Alantic.  
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-8
 Ngay trước khi khởi hành từ Washington tới Florida cho kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới, Tổng thống Trump cũng đã ký Đạo luật chi tiêu quốc phòng 2020, trong đó bao gồm việc thành lập quân chủng mới - Lực lượng Vũ trụ Mỹ. Được biết, đây là lần đầu tiên Mỹ có lực lượng quân sự mới trong khoảng 70 năm. Ảnh: FT. 

Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-9
 Trong năm 2019, ông Trump còn nhận được những tin vui kinh tế như thị trường lao động tháng 11 đón thêm 266.000 việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5%, mức thấp nhất từ năm 1969.
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-10
Tỉ lệ thất nghiệp chạm đáy và thị trường chứng khoán cao kỷ lục tại Mỹ là "cách" tốt nhất để một Tổng thống đương nhiệm tái đắc cử trong cuộc đua vào chiếc ghế Nhà Trắng 2020. Ảnh: Politico.  
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-11
 Về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ngày 15/12, Mỹ đã nhất trí với Trung Quốc nội dung thỏa thuận kinh tế và thương mại "giai đoạn 1" dựa trên nguyên tắc công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Ảnh: AT.
Dau an cua Tong thong My Donald Trump trong nam 2019-Hinh-12
 Hôm 25/12, Tổng thống Mỹ Trump thông báo, ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) sẽ tổ chức lễ ký kết thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" mà Mỹ - Trung đã đạt được. Đây là tiến bộ mới nhất giúp giải quyết tranh chấp thương mại suốt những năm qua giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Ảnh: DW. 

Đề xuất tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc EU và Anh

Với việc xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam bước vào giai đoạn mới. 

Đề xuất tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc EU và Anh
Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.