Tổng thống Trump, Chủ tịch Kim Jong-un đàm phán gì ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Trong lần đến Việt Nam dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều mong muốn có thể giải quyết triệt để vấn đề phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Trump, Chủ tịch Kim Jong-un đàm phán gì ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Ngày 26/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều đã tới Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 vào ngày 27-28/2. 
Có lẽ hơn ai hết, Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Trump là những người mong chờ nhất cuộc gặp này để có thể tháo gỡ tình trạng “bế tắc” sau hội nghị lần thứ nhất tại Singapore hồi tháng 6/2018.
Trước khi lên đường tới Việt Nam, Tổng thống Trump tuyên bố: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một cuộc gặp đỉnh cao”. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ có quyết định sáng suốt về việc phi hạt nhân hóa, Triều Tiên cũng sẽ nhanh chóng đạt nhiều kỷ lục về tốc độ phát triển kinh tế.
Tong thong Trump, Chu tich Kim Jong-un dam phan gi o Thuong dinh My-Trieu hom nay?
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 ở Singapore hồi tháng 6/2018. Ảnh: HRW. 
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ, Tổng thống Trump có 4 ưu tiên trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, bao gồm cải thiện quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng, thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, phi hạt nhân hóa và hồi hương hài cốt binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên.
Hãng thông tấn Reuters đã đề cập đến một số nội dung thảo luận chính cũng như liệt kê mục tiêu mà Mỹ và Triều Tiên mong muốn sẽ đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử này.
Mỹ mong muốn điều gì?
Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu quan trọng mà Washington muốn đạt được. Điều đó có nghĩa là loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Triều Tiên, bao gồm việc sản xuất những vũ khí này và các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Các quan chức Mỹ tuần trước cho hay, Mỹ sẽ cố gắng đưa ra định nghĩa chung về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên tại cuộc gặp. Washington dự kiến cũng sẽ thiết lập một lộ trình phi hạt nhân hóa sau hội nghị thượng đỉnh.
Việc "đóng băng" chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa của Triều Tiên cũng có khả năng nằm trong chương trình nghị sự của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều.
Theo một báo cáo của Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế Stanford thuộc Đại học Stanford hồi đầu tháng 2/2019, Triều Tiên dường như đã bổ sung ít nhất 7 vũ khí hạt nhân vào kho vũ khí của nước này trong năm qua.
Được biết, trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore hồi tháng 6/2018, Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định quyết tâm của Triều Tiên về phi hạt nhân hóa bán đảo vẫn không thay đổi, đồng thời ông nhấn mạnh vấn đề phi hạt nhân hóa cần được giải quyết thông qua các kênh đối thoại, đàm phán hiệu quả và mang tính xây dựng.

Mời độc giả xem thêm video về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore hồi tháng 6/2018 (Nguồn: CNN)

Triều Tiên mong muốn điều gì?
Triều Tiên đã công khai kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng và đây được cho sẽ là mục tiêu chính của ông Kim Jong-un trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Trump tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với Triều Tiên, khái niệm “phi hạt nhân hóa” là muốn hai bên đều giải trừ quân bị, trong đó Mỹ sẽ dỡ bỏ lá chắn hạn nhân ở Hàn Quốc cũng như dừng triển khai các lực lượng mang năng lực hạt nhân đến bán đảo (Triều Tiên).
Một số quan chức Hàn Quốc và nghị sĩ Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng Triều Tiên sẽ đề nghị Mỹ rút binh sĩ đang đồn trú tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Trump cho biết vấn đề này sẽ không được đưa ra trên bàn đàm phán.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng mong muốn đưa thỏa thuận ngừng bắn thời Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trở thành Hiệp ước Hòa bình.
Washington quyết định không ký hiệp ước hòa bình toàn diện trước khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, nhưng gần đây giới chức Mỹ đã phát đi tín hiệu cho thấy họ có thể sẵn sàng ký thỏa thuận giới hạn hơn để giảm căng thẳng, mở văn phòng liên lạc và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.

Ấn tượng hình ảnh đầu tiên Chủ tịch Kim Jong-un tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) vào sáng 26/2. Ông cười tươi và vẫy chào người dân trước khi rời nhà ga Đồng Đăng để di chuyển về Hà Nội chuẩn bị dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 với Tổng thống Trump.

Ấn tượng hình ảnh đầu tiên Chủ tịch Kim Jong-un tại Việt Nam
An tuong hinh anh dau tien Chu tich Kim Jong-un tai Viet Nam
 Khoảng 8h10 sáng 26/2, đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn. Ảnh: Reuters. 

Dàn cận vệ Triều Tiên chạy bộ theo xe Chủ tịch Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Dàn cận vệ từng xuất hiện từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất tại  ở Singapore tiếp tục đảm nhận công tác an ninh cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong lần này.

Dàn cận vệ Triều Tiên chạy bộ theo xe Chủ tịch Kim Jong-un
Dan can ve Trieu Tien chay bo theo xe Chu tich Kim Jong-un
Đoàn tàu đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đến nhà ga Đồng Đăng vào sáng 26/2. Sau lễ đón, ông nhanh chóng di chuyển về Hà Nội trên một chiếc limousine màu đen. Ảnh: Reuters

Tổng thống Trump-Chủ tịch Kim sẽ gặp nhau 5 lần tại Hà Nội?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến sẽ gặp nhau ít nhất 5 lần trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27-28/2.

Tổng thống Trump-Chủ tịch Kim sẽ gặp nhau 5 lần tại Hà Nội?
Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) ngày 26/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến sẽ gặp nhau ít nhất 5 lần trong dịp Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Việt Nam vào ngày 27-28/2.
Trước đó, Nhà Trắng thông báo, theo lịch trình, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh 2 ngày bằng cuộc gặp ngắn một-một và ăn tối cùng nhau vào tối 27/2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.