Tổng thống Philippines lý giải nguyên nhân cần COC

(Kiến Thức) - Ông Aquino cho rằng, cần đẩy nhanh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vì Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) không có tính pháp lý ràng buộc cao.

Tổng thống Philippines lý giải nguyên nhân cần COC
Tổng thống Philippines Benigno Aquino vừa cáo buộc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi cải tạo đất để xây dựng sân bay ở đảo Gạc Ma.
“Theo cách nhìn của chúng tôi, việc Trung Quốc cải tạo đất ở đảo Gạc Ma đã vi phạm DOC. Vấn đề là DOC không mang tính pháp lý ràng buộc cao. Do vậy, chúng ta cần phải đẩy nhanh việc xây dựng COC để giải quyết các vụ tranh chấp và ngăn ngừa các cuộc xung đột tiềm tàng”, ông Aquino trả lời báo chí.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra những hình ảnh vệ tinh về việc Trung Quốc đang cải tạo đất ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Việc cải tạo đất này được cho là để giúp Trung Quốc xây dựng sân bay trên đảo.
DOC được ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN vào năm 2002 nhằm giữ nguyên trạng quần đảo Trường Sa. Bức ảnh chụp hôm 25/2/2014 cho thấy một chiếc tàu Trung Quốc (ở giữa) được chuyển để mở rộng đất đai - được cho là nhằm xây dựng đường băng tại bãi Gạc Ma.
DOC được ký kết giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN vào năm 2002 nhằm giữ nguyên trạng quần đảo Trường Sa. Bức ảnh chụp hôm 25/2/2014 cho thấy một chiếc tàu Trung Quốc (ở giữa) được chuyển để mở rộng đất đai - được cho là nhằm xây dựng đường băng tại bãi Gạc Ma. 
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cho biết, Quân đội Philippines đã chú ý đến việc cải tạo đất ở đảo Gạc Ma của Trung Quốc từ đầu năm 2014. Việc Trung Quốc xây dựng sân bay trong khu vực quần đảo Trường Sa sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và ổn định trong khu vực, ông Peter Paul Galvez cho hay.
Về phía Việt Nam, trong buổi họp báo chiều 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi khẳng định mọi hành vi làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Trường Sa đều vi phạm DOC.
Trước cáo buộc của Philippines, Trung Quốc lên tiếng ngang ngược cho rằng đảo Gạc Ma nằm trong lãnh thổ Trung Quốc nên Trung Quốc có quyền phát triển.
Trung Quốc và ASEAN đang thương lượng để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhưng các nước Asean bày tỏ sự lo ngại về sự chậm chễ của Trung Quốc trong quá trình hợp tác.
Ông Aquino cho biết, Việt Nam và Philippines đang thúc đẩy để COC có thể được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Về nguyên nhân Trung Quốc trì hoãn việc xây dựng COC, nhiều nhà phân tích cho rằng với việc Trung Quốc đang ráo riết triển khai các hoạt động để hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”nhằm độc chiếm Biển Đông thì việc ra đời COC sẽ đồng nghĩa với việc hạn chế các hoạt động quá khích của họ đối với các nước láng giềng ở Biển Đông.

Thỏa thuận QP với Mỹ giúp Philippines trong tranh chấp Biển Đông trước TQ?

(Kiến Thức) -Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ (EDCA) đem lại gì cho Philippines cũng như liệu có giúp nước này trong tranh chấp trên Biển Đông trước Trung Quốc?

Thỏa thuận QP với Mỹ giúp Philippines trong tranh chấp Biển Đông trước TQ?
Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Philippines - điểm dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến công du tới 4 nước châu Á, Mỹ và Philippines đã ký một thỏa thuận quốc phòng song phương. Thỏa thuận này được một số nhà quan sát cho rằng là kết quả quan trọng nhất trong chuyến đi của ông Obama.
Liệu thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ (EDCA) có giúp nâng tầm quan hệ an ninh giữa hai nước, cũng như liệu bản thỏa thuận này có ảnh hưởng đến các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông?

Mỹ có giúp Việt Nam trị Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mỹ nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xung quanh dàn khoan Hải Dương 981 (HD 981), nhưng liệu Washington có ra mặt trị Bắc Kinh?

Mỹ có giúp Việt Nam trị Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông?
Nói vô cùng sắc
Các hành động khiêu khích và xâm phậm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông của Trung Quốc đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Mỹ.

Cuộc sống ở đất nước bí ẩn Triều Tiên qua Google Glass

(Kiến Thức) - Những bức ảnh về Triều Tiên được nhà báo Kenny Zhu của CNN chụp lại bằng thiết bị Google Glass trong chuyến thăm đầu tháng 4/2014.

Cuộc sống ở đất nước bí ẩn Triều Tiên qua Google Glass
Những bức ảnh về Triều Tiên được nhà báo Kenny Zhu của CNN chụp lại bằng thiết bị Google Glass trong chuyến thăm đầu tháng 4/2014.
 Những bức ảnh về Triều Tiên được nhà báo Kenny Zhu của CNN chụp lại bằng thiết bị Google Glass trong chuyến thăm đầu tháng 4/2014.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.