Tổng thống Nga đắc lợi với lệnh ngừng bắn ở Syria

(Kiến Thức) -Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc lợi với lệnh ngừng bắn ở Syria, khi nổi lên là một nhà môi giới hòa bình tầm vóc thế giới.

Tổng thống Nga đắc lợi với lệnh ngừng bắn ở Syria
Đà chiến thắng của quân đội Syria xung quanh Aleppo cho phép Damascus đàm phán với phe đối lập trên thế mạnh, trong khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào lúc nửa đêm ngày 27/2 khiến cho Tổng thống Nga Vladimir Putin ở vào vị thế mạnh hơn nhiều so với khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria.
Tong thong Nga dac loi voi lenh ngung ban o Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc lợi với lệnh ngừng bắn ở Syria.
Đình chiến ở Syria cũng giúp Tổng thống Putin tránh sa vào một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã tuyên bố sẽ ngăn chặn các cuộc tấn công của người Kurd ở phía bắc Aleppo. Một cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm cho nội chiến Syria leo thang và có thể đẩy quân đội Nga sa vào một cuộc chiến mà Tổng thống Putin không hề mong muốn.
Bằng cách lôi kéo Mỹ vào một cuộc đối thoại quân sự trực tiếp ở Syria, Tổng thống Nga cũng đạt được mục tiêu chính của ông làm cho Moscow có vị thế toàn cầu ngang bằng với Washington.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch không kích ở Syria vào ngày 30/9, điện Kremlin đã kêu gọi Mỹ phối hợp các chiến dịch quân sự. Nhưng Mỹ đã cáo buộc không quân Nga nhắm mục tiêu vào phiến quân “ôn hòa” thay vì không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và chỉ đồng ý trao đổi thông tin về các chuyến bay quân sự để tránh sự cố trên bầu trời Syria.
Moscow đã phản ứng bằng cách đòi Mỹ xác định các nhóm vũ trang đối lập và các khu vực đồn trú mà máy bay chiến đấu Nga không nên tấn công.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu quả đáp ứng đòi hỏi đó, khi yêu cầu các chuyên gia quân sự Nga-Mỹ trao đổi thông tin về các nhóm đối lập tuân thủ ngừng bắn và các nhóm cực đoan như nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Trao đổi thông tin như vậy sẽ cho phép Moscow giảm bớt sự chỉ trích về các cuộc không kích và khiến cho các nhóm nổi dậy không cam kết ngừng bắn trở thành mục tiêu hợp pháp của không quân Nga.
Trong khi Tổng thống Assad mong muốn giành lại quyền kiểm soát Aleppo, thành phố lớn nhất và thủ đô thương mại của Syria trước chiến tranh, Tổng thống Putin không coi việc giành lại thành phố này là cần thiết đối với sự thành công của chiến lược Syria của Nga.
Quân đội Syria đã chiếm lại nhiều vị trí quan trọng xung quanh Aleppo, cắt đứt tuyến đường tiếp viện của phiến quân. Theo quan điểm của ông Putin như vậy là đủ để vực dậy vị thế của Tổng thống Assad trước các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva và khiến cho Mỹ cùng các đồng minh quan tâm đến việc đàm phán một thỏa hiệp hòa bình trong tương lai cho Syria. Các cuộc đàm phán ở Geneva đã tan vỡ hồi tháng trước khi bắt đầu một cách nghiêm túc. Phe đối lập yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích của Nga như một điều kiện tiếp tục đàm phán.
Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn Syria vẫn cho phép cả Nga lẫn liên minh do Mỹ dẫn đầu tiếp tục hành động quân sự chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Syria.
Mặt trận al-Nusra là một lực lượng chiến đấu chủ lực xung quanh Aleppo và ở nhiều khu vực khác. Có rất nhiều nhóm thánh chiến nhỏ hơn hiện đang liên minh với Mặt trận al-Nusra. Chính vì vậy mà người ta nghi ngờ rằng lệnh ngừng bắn không giúp gì nhiều cho việc giảm chiến sự ở Syria.
Với mối liên kết nhằng nhịt và sự pha trộn phức tạp giữa các đơn vị nổi dậy trên chiến trường, hiện chưa rõ Nga và Mỹ làm cách nào để có thể phân biệt giữa quân nổi dậy “ôn hòa” và chiến binh thành chiến al-Nusra.
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và các chế độ quân chủ vùng Vịnh khác đã ủng hộ kẻ thù của chế độ Assad trong suốt cuộc nội chiến Syria. Những nước Trung Đông này đang theo dõi chặt chẽ thỏa thuận Mỹ-Nga, với cảm giác bất an vì sợ rằng thỏa thuận này nó sẽ có lợi cho chính phủ Syria.
Các nước này đã chuẩn bị tiến hành chiến dịch mặt đất ở Syria, một viễn cảnh khó có thể loại trừ nếu thỏa thuận ngừng bắn bị sụp đổ. Thổ Nhĩ Kỳ đã pháo kích dân quân người Kurd ở phía bắc Aleppo và thề sẽ ngăn chặn đà tiến của lực lượng này.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đổ quân vào Syria, điều này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ đụng độ với Nga. Quan hệ Moscow-Ankara đã trở nên căng thẳng kể từ khi chiến đấu cơ phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới Syria hồi tháng 11/2016.
Ông Putin đã ra lệnh cho quân đội tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào đe dọa máy bay chiến đấu Nga ở Syria, nhưng cố gắng tránh một sự leo thang nguy hiểm có khả năng dẫn đến xung đột quân sự Nga-NATO.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria xem ra là giải pháp tốt nhất đối với Nga vào thời điểm hiện tại và Tổng thống Putin có thể sẽ nỗ lực duy trì thỏa thuận này, trong đó có việc giảm đáng kể số lần xuất kích của chiến đấu cơ Nga.
Tổng thống Putin đã nói chuyện với Tổng thống Assad để đảm bảo cam kết ngừng bắn và cũng đã điện đàm về vấn đề này với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út, Iran và Israel trong tuần này.
Mặc dù Nga tuyên bố sẽ tiếp tục không kích các nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo và Mặt trận al-Nusra, Tổng thống Putin có thể ra lệnh giảm hoặc thậm chí ngừng không kích các khu vực mà các chiến binh al-Nusra xen lẫn với các nhóm được Mỹ hậu thuẫn để tránh để cho thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ ngay lập tức.
Video Nga không kích phiến quân ở Syria (Nguồn Mail Online):

Kịch bản chiến thắng của Nga ở Syria

"Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những phương tiện khác" và ông Putin tìm cách biến chiến dịch quân sự ở Syria thành một thành tựu chính trị.

Kịch bản chiến thắng của Nga ở Syria
Trong bối cảnh chiến dịch không kích của Nga vào Syria tiếp tục diễn ra, một số nhà bình luận cho rằng động thái táo bạo này của Tổng thống Vladimir Putin có thể kéo Nga vào "vũng lầy" giống như ở Afghanistan.
Kich ban chien thang cua Nga o Syria
Tổng thống Putin vừa giành được chiến thắng địa chính trị ở Syria. 
Tuy nhiên, chẳng ai có thể nói chắc chắn rằng kết cục xấu này sẽ xảy ra, và ông Putin hiện còn có nhiều quân bài hơn những gì các nhà chỉ trích ông biết đến. Nga có thể đạt được những mục tiêu quân sự cốt yếu của mình ở Syria, trong khi Mỹ thì không. Và đây là cách ông Putin có thể đạt được kết quả mong đợi của mình ở Syria:

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước
Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Báo Trung Quốc công khai mưu đồ quân sự hóa Biển Đông

(Kiến Thức) - Hoàn Cầu thời báo công khai bàn luận về việc quân sự hóa Biển Đông, triển khai vũ khí trên các đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng.

Báo Trung Quốc công khai mưu đồ quân sự hóa Biển Đông
Theo Hoàn Cầu thời báo (Global Times), một phụ trương của Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, với đặc điểm diện tích đảo, đá ở Biển Đông tương đối nhỏ, nguồn năng lượng có hạn, bởi vậy bố trí những vũ khí phòng ngự nào thì cần phải lựa chọn và quy hoạch kỹ càng. Trong đó chủ yếu sẽ là trang thiết bị radar, phòng không và hậu cần.
Bao Trung Quoc cong khai muu do quan su hoa Bien Dong
Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.