Tổng thống Mỹ sẽ nói gì trong Thông điệp Liên bang?

Tối 30/1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trước Quốc hội và người dân. Sự kiện này có gì đặc biệt mà đang gây chú ý trên truyền thông Mỹ?

Tổng thống Mỹ sẽ nói gì trong Thông điệp Liên bang?
Lịch sử
Khái niệm Thông điệp Liên bang được mô tả trong Điều II, Mục 3, Khoản 1 của Hiến pháp Mỹ: "Tổng thống theo định kỳ sẽ cung cấp cho Quốc hội thông tin về tình trạng liên bang và đề xuất các biện pháp ông cho là cần thiết".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang duy trì thực hiện những lời hứa tranh cử - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang duy trì thực hiện những lời hứa tranh cử - Ảnh: REUTERS 
Theo Viện Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ, Tổng thống George Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên trước Quốc hội vào ngày 8-1-1790 tại thành phố New York.
Tổng thống thứ ba, Thomas Jefferson, phá vỡ thông lệ bằng cách chuyển tải thông điệp bằng hình thức viết. Sau Jefferson cách làm này được duy trì trong hơn 100 năm cho đến khi Tổng thống Woodrow Wilson đích thân đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội năm 1913.
Thông điệp của Tổng thống Calvin Coolidge năm 1923 là thông điệp đầu tiên được phát trên sóng radio. Thông điệp của ông Truman năm 1947 là lần đầu tiên phát sóng trên truyền hình. Còn thông điệp của ông George W. Bush năm 2002 là lần đầu tiên phát trực tiếp trên internet.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt ngồi trước một loạt mirco để đọc Thông điệp Liên bang thập niên 1940 - Ảnh: CNN
Tổng thống Franklin D. Roosevelt ngồi trước một loạt mirco để đọc Thông điệp Liên bang thập niên 1940 - Ảnh: CNN 
Những kỷ lục
Thông điệp Liên bang của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 giữ kỷ lục về độ dài: 1 giờ, 28 phút và 49 giây.
Tổng thống Washington năm 1790 thì giữ kỷ lục ngắn nhất: cả thông điệp chỉ dài 833 từ, đọc hết trong 10 phút.
Tổng thống William Henry Harrison và James Garfield chưa bao giờ đọc Thông điệp Liên bang. Cả hai đều qua đời trước khi kịp đọc.
Tổng thống Barack Obama là người Mỹ gốc Phi duy nhất đọc thông điệp trước Quốc hội.
Lần duy nhất Thông điệp Liên bang bị lùi ngày dự kiến là năm 1986. Bài phát biểu của Tổng thống Ronald Reagan trùng với ngày tàu thoi Challenger phát nổ, nên nó được dời sang tuần tiếp theo sau thảm kịch.
Phản ứng phe đối lập
Thủ lĩnh thiểu số Thượng viện Everett Dirksen và Thủ lĩnh thiểu số Hạ viện Gerald Ford là những người đầu tiên đưa ra phản ứng chỉ trích Thông điệp Liên bang của Tổng thống vào năm 1966. Kiểu đả kích này được duy trì trong suốt một thập niên tiếp theo và chính thức trở thành truyền thống vào năm 1982.
Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên năm 2010 - Ảnh: CNN.
Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên năm 2010 - Ảnh: CNN. 
Người được chọn
Ít nhất một thành viên trong nội các Tổng thống sẽ được chọn ra mỗi năm và được bảo vệ an toàn để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
"Người sống sót được chỉ định" sẽ di chuyển đến một nơi bí mật, an ninh và nằm bên ngoài thủ đô Washington trong khi những người khác tập trung nghe Tổng thống phát biểu ở Đồi Capitol.
Cá nhân này phải có đủ tiêu chuẩn để trở thành Tổng thống trong trường hợp tất cả những người còn lại qua đời do một biến cố nào đó. Nhưng nếu một người kế vị cao cấp hơn sống sót, người đó sẽ được ưu tiên trở thành Tổng thống trước người "người sống sót được chỉ định".
Thông lệ này bắt đầu từ thập niên 1960 trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Khi đó người ta luôn nơm nớp lo sợ một vụ tấn công hạt nhân.
"Người sống sót được chỉ định" năm ngoái là Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh David Shulkin.
Khách mời
Tổng thống Reagan mở đầu truyền thống ghi công các vị khách mời trong bài diễn văn năm 1982. Không hiếm khi khách mời là các công dân bình thường, những người có mối liên hệ với nghị trình của tổng thống đương nhiệm trong năm tiếp theo.
Khách mời nghe đọc Thông điệp Liên bang sẽ ngồi trong khu vực của Đệ nhất phu nhân.
Hậu cần
Thông điệp Liên bang sẽ được đọc tại phòng họp Hạ viện với sự có mặt của tất cả các thành viên Quốc hội Mỹ, các thẩm phán Tòa án Tối cao, các bộ trưởng và viên chức ngoại giao.
Tổng thống được tháp tùng vào khán phòng bởi các thành viên của lưỡng viện Quốc hội. Sự xuất hiện của họ sẽ được thông báo bởi một sĩ quan an ninh Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện sau đó sẽ giới thiệu Tổng thống.
Các thành viên cấp cao nhất thuộc lưỡng viện sẽ ngồi đằng sau Tổng thống trong suốt bài phát biểu, bao gồm phó tổng thống (đồng thời là chủ tịch Thượng viện) và Chủ tịch Hạ viện.
Chủ tịch lâm thời của Thượng viện sẽ ngồi vào vị trí phó Tổng thống nếu ông không có mặt.

Nội dung chính Thông điệp Liên bang 2015 của Tổng thống Nga

Ngày 3/12, Tổng thống Putin đã trình bày Thông điệp Liên bang 2015 nhằm đánh giá tình hình đất nước và định hướng chính sách đối nội, đối ngoại thời gian tới.

Nội dung chính Thông điệp Liên bang 2015 của Tổng thống Nga
Bản Thông điệp Liên bang 2015 được bắt đầu bằng một phút mặc niệm các binh sỹ Nga đã hy sinh trong khi tham gia chiến dịch chống khủng bố tại Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang. 

Thông điệp liên bang cuối cùng của Tổng thống Obama

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng, tập trung vào tương lai đất nước và sự cần thiết phải khắc phục tình trạng chia rẽ chính trị hiện nay.

Thông điệp liên bang cuối cùng của Tổng thống Obama
Đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ,  Tổng thống Obama thừa nhận rằng không đặt nhiều kỳ vọng cho năm cuối cùng tại vị, nhưng tuyên bố ông sẽ nỗ lực để đạt được những mục tiêu chính sách.
Thong diep lien bang cuoi cung cua Tong thong Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng tại tòa nhà Quốc hội Mỹ.
"Sửa chữa một hệ thống di trú bất cập, bảo vệ con em của chúng ta khỏi bạo lực súng ống, trả lương ngang bằng cho cùng công việc, nghỉ phép được hưởng lương, nâng mức lương tối thiểu - tất cả những điều này vẫn còn quan trọng đối với những gia đình làm việc cần cù. Đó vẫn là những điều đúng đắn cần làm và tôi sẽ không ngơi nghỉ cho đến khi những điều này được thực hiện", ông nói.

Người dân Hà Nội nghe ông Obama đọc Thông điệp Liên bang

Nhiều bạn trẻ đã tới Trung tâm Mỹ tại Hà Nội để nghe Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang liên tục trong một giờ đồng hồ sáng nay.

Người dân Hà Nội nghe ông Obama đọc Thông điệp Liên bang
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang
 Nhiều bạn trẻ đã tới Trung tâm Mỹ tại Hà Nội để theo dõi Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang liên tục trong một giờ đồng hồ sáng nay.
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-2
Phần lớn người theo dõi Thông điệp Liên bang tại Trung tâm Mỹ là thanh niên. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-3
Nguyễn Ngọc Bích, một cựu sinh viên Đại học Hà Nội, ghi chép những ý chính trong Thông điệp liên bang của Obama vào sổ. Cô đang tìm hiểu nước Mỹ để lên kế hoạch du học. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-4
Một bạn gái chia sẻ quan điểm của bản thân sau khi Tổng thống Obama kết thúc bài diễn văn. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-5
Nhân viên sứ quán Mỹ trò chuyện với khán giả. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-6
Một số người nói rằng họ nghe Thông điệp Liên bang của Obama để luyện tiếng Anh. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-7
Thông điệp Liên bang lần thứ 7 của Obama giúp dư luận hiểu rõ những ưu tiên của ông trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, đồng thời cũng giúp giới phân tích xác định di sản của ông trong hai nhiệm kỳ. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-8
Chị Nguyễn Thị Hợp Quyên, một người học ngành Luật, rất muốn Mỹ hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo đảm tự do hàng hải và công bằng ở Biển Đông. 
Nguoi dan Ha Noi nghe ong Obama doc Thong diep Lien bang-Hinh-9
Bác Nguyễn Mạnh Hiền tới Trung tâm Mỹ vì hâm mộ tài hùng biện của Obama. Theo bác, ông chủ Nhà Trắng này nói từ tốn, dễ nghe. Vấn đề y tế, năng lượng là nội dung mà bác quan tâm nhất. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.