Tổng thống Mỹ sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên
Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton ngày 7/3 tuyên bố Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa, song ông sẽ vô cùng thất vọng nếu các thông tin Bình Nhưỡng đã xây dựng lại các bãi phóng tên lửa là đúng.
Theo Thanh Phương/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News, ông John Bolton nêu rõ: "Tổng thống rõ ràng sẵn sàng tiếp tục đàm phán. Chúng tôi sẽ xem xét thời điểm việc này có thể diễn ra hay cách thức để điều này thành công".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp riêng tại ngày làm việc thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 ở Hà Nội, ngày 28/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Bolton cũng cho biết hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra khẳng định về thông tin liên quan tới các hoạt động tên lửa của Triều Tiên. Ông nói: "Chúng tôi có nhiều cách để có được thông tin. Chúng tôi sẽ xem xét tình hình một cách thận trọng. Như ngài tổng thống đã nói, sẽ vô cùng thất vọng nếu họ (Triều Tiên) đang đi theo hướng đó".
Hãng thông tấn Yonhap ngày 5/3 đưa tin Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã phát hiện những dấu hiệu về việc Triều Tiên có thể sửa chữa lại một phần bãi phóng tên lửa Dongchang-ri mà nước này đã dỡ bỏ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần đầu tiên tháng 6 năm ngoái.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Tổng thống Trump đã sẵn sàng nhượng bộ Triều Tiên?
(Kiến Thức) - Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, trước khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 diễn ra, Tổng thống Trump đã phát đi những tín hiệu mềm mỏng hơn đối với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa và dường như ông đã sẵn sàng nhượng bộ Bình Nhưỡng?
Trước đây, đặc biệt là thời điểm trước và sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cứng rắn trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Chính quyền Tổng thống Trump liên tục gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này, trước khi Bình Nhưỡng có thể đạt được bất cứ sự nhượng bộ nào từ phía Washington.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump dường như sẵn sàng thu hẹp các đòi hỏi đối với Bình Nhưỡng để có thể đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên.
Người Hàn Quốc thất vọng với kết quả Thượng đỉnh Mỹ-Triều
(Kiến Thức) - Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đã không đưa ra được tuyên bố chung khi cả hai bên chưa thể đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề. Ngay sau đó, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc, đã lên tiếng về kết quả này.
Ngày 28/2, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc sau 2 ngày làm việc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận chung nào. Ngay sau đó, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc, đã lên tiếng về kết quả này.
Theo hãng thông tấn Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng hoạt động đối thoại và liên lạc Mỹ-Triều vẫn tiếp tục diễn ra, dù cuộc gặp lần thứ hai này chưa thành công.
Những hình ảnh khó quên của Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội
(Kiến Thức) - Mặc dù Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un không đạt được thỏa thuận nào tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 này, hai bên vẫn mong đợi các cuộc gặp trong tương lai.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 bắt đầu bằng cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại khách sạn Metropole, Hà Nội, vào lúc 18h30 tối 27/2. (Nguồn ảnh: Reuters/CNN)
"Chúng ta đã vượt qua tất cả trở ngại và chúng ta tới đây hôm nay", Chủ tịch Kim Jong-un nói trong cuộc trò chuyện "khởi động". Đáp lại, Tổng thống Trump chia sẻ "Rất vinh dự được ở đây với Chủ tịch Kim, rất vinh dự được ở đây cùng nhau tại Việt Nam", và hứa hẹn "một tương lai vĩ đại" cho đất nước của ông (Kim).
Sau cuộc trò chuyện với báo giới khoảng 10 phút, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều hội đàm kín trong 20 phút.
19h ngày 27/2, Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã bước vào "bữa tối xã giao" kéo dài 1 tiếng rưỡi với sự tham dự của một số quan chức thân cận hai bên.
Sau bữa tối xã giao với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ thái độ rất lạc quan trên Twitter của mình.
Cả ông Kim và ông Trump đều dành cho nhau những lời ca ngợi, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội sẽ diễn ra thành công.
Ngày thứ hai của Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2 tiếp tục diễn ra tại Khách sạn Metropole ở thủ đô Hà Nội. Khoảng 9h ngày 28/2, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim đều có mặt tại khách sạn Metropole để bắt đầu các cuộc hội đàm.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều hội đàm riêng khoảng 45 phút trước khi bước vào cuộc đàm phán song phương mở rộng của hai phái đoàn.
Theo lịch trình dự kiến, cuộc hội đàm song phương sẽ kết thúc lúc 11h55, sau đó hai bên sẽ cùng nhau ăn trưa để thảo luận tiếp. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra khi cuộc hội đàm song phương kéo dài hơn dự kiến.
Khoảng 13h30, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã kết thúc cuộc hội đàm song phương và cùng các quan chức ra về mà không ăn trưa cùng nhau.
Ngay sau đó Thư ký báo chí nhà Trắng Sarah Sanders xác nhận Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đã không đạt được thỏa thuận sau hai ngày làm việc, song hai bên tiếp tục mong đợi các cuộc gặp trong tương lai.
Bà Sanders cho biết thêm, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un "đã có các cuộc gặp rất tốt và mang tính xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 27-28/2/2019".
Buổi họp báo riêng của Tổng thống Trump tại khách sạn Marriott diễn ra vào 14h chiều 28/2, sớm hơn lịch trình dự kiến 2 giờ đồng hồ. Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump cho biết lý do chủ yếu khiến Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 thất bại liên quan đến lệnh cấm vận Triều Tiên. Theo ông chủ Nhà Trắng, Triều Tiên muốn được dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng "chúng tôi không thể làm điều đó lúc này".
Trước khi ra sân bay rời Hà Nội, Tổng thống Donald Trump trả lời câu hỏi của một phóng viên về việc ông có thể gặp lại Chủ tịch Kim Jong-un hay không. “Có thể sẽ sớm thôi. Có thể sẽ không phải một khoảng thời gian dài. Tôi hy vọng sẽ sớm gặp", Tổng thống Trump nói.
Ở chiều hướng ngược lại, trong cuộc họp báo bất ngờ vào đêm 28/2, Triều Tiên khẳng định chỉ đề nghị dở bỏ một phần lệnh cấm chứ không phải toàn bộ, như những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Ảnh: Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho chủ trì họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Ông Ri Yong-ho còn cho biết, Bình Nhưỡng đã đặt lên bàn đàm phán tại Hà Nội đề nghị chấm dứt vĩnh viễn thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa. "Chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi đề xuất, mặc dù phía Mỹ đã đề nghị đàm phán lại trong tương lai", ông Ri khẳng định. "Mỹ là bên chưa sẵn sàng chấp nhận đề xuất của chúng tôi". Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.