Tổng thống Mỹ không sa thải Chủ tịch FED Jerome Powell

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell sẽ không bị sa thải như lời đồn.

Tổng thống Mỹ không sa thải Chủ tịch FED Jerome Powell
Trong một thông điệp trên mạng xã hội, ông Mnuchin cho biết, đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Donald Trump và ông Trump cho hay, không có thẩm quyền bãi nhiệm Chủ tịch FED.
Bản thân ông Mnuchin cũng khẳng định, hoàn toàn đồng thuận với chính sách của FED. Theo ông, việc tăng lãi suất của FED khiến chứng khoán trượt dốc nhưng là điều buộc phải làm trong thời điểm này, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại lớn đang diễn ra.
Tong thong My khong sa thai Chu tich FED Jerome Powell
 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: AFP)
Trước đó, một số thông tin cho biết, Tổng thống Donald Trump nhiều lần thảo luận về việc sa thải Chủ tịch FED Powell bởi những thất vọng của ông với việc FED tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm, kéo theo cú trượt dài của thị trường chứng khoán.
Luật pháp Mỹ quy định rõ chính sách tiền tệ của Mỹ được duy trì độc lập và tách biệt với chính trị. Bất cứ hành động nào thể hiện nỗ lực phá hủy sự độc lập của FED đều đe dọa phá hủy những luật pháp mà Mỹ đã xây dựng.

Người được Tổng thống Mỹ đề cử làm Chủ tịch Fed là ai?

Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã đề cử ông Jerome "Jay" Powell - thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là chủ tịch tiếp theo của Fed.

Người được Tổng thống Mỹ đề cử làm Chủ tịch Fed là ai?
Nguoi duoc Tong thong My de cu lam Chu tich Fed la ai?
 Nếu thành công, ông Powell sẽ là Chủ tịch Fed đầu tiên không có bằng kinh tế. Ảnh: Bloomberg.
Nếu được Thượng viên chấp thuận, Powell sẽ là người nối tiếp vị trí này sau khi bà Janet Yellen kết thúc nhiệm kỳ vào tháng Hai tới. Bà Janett Yellen là người đã tăng lãi suất 4 lần kể từ cuối năm 2015 đến nay và đang thực hiện những biện pháp đầu tiên nhằm thu hẹp núi tài sản khổng lồ trị giá 4.500 tỷ USD của Fed.

Hé lộ bí mật đằng sau khối tài sản khổng lồ của ông Trump

Vụ điều tra chấn động được New York Times thực hiện trong nhiều tháng, hé lộ bí mật xung quanh khối tài sản của "ông trùm bất động sản" Fred Trump, cha Tổng thống Donald Trump.
 

Hé lộ bí mật đằng sau khối tài sản khổng lồ của ông Trump
Ông Donald J. Trump đã xây dựng một đế chế kinh doanh trong lúc tự nhận mình là "tỷ phú tự thân". Tổng thống nhiều lần khẳng định cha của ông, Fred C. Trump, nhà thầu huyền thoại của thành phố New York, gần như không hỗ trợ con trai về mặt tài chính. "Tôi đã tự xây dựng tất cả", tổng thống từng phát biểu.

"Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài 20 năm"

Cựu Chủ tịch FED Kevin Warsh cho rằng: Chúng ta đang đứng trước nguy cơ chiến tranh lạnh thực sự giữa hai siêu cường kinh tế - Mỹ và Trung Quốc.

"Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài 20 năm"

Trả lời trên kênh truyền hình CNBC, ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng chiến tranh lạnh ở đây là sự bất đồng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)
 Ông Kevin Warsh, cựu Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Ảnh: CNBC)

Cựu Chủ tịch FED nói thêm: “Chúng ta đang ở ngưỡng quan hệ mới với Trung Quốc, chiến tranh thương mại có thể là sự khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 10 – 20 năm. Điều này kéo theo những tác động lớn đối với kinh tế Mỹ.”

Ông Warsh - hiện là chuyên gia của Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford (Mỹ) - đánh giá, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi cả ở cấp chính phủ và cấp doanh nghiệp.

“5 đến 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy rõ 2 cực của thế giới: một cực có trọng tâm là Trung Quốc, cực còn lại là Mỹ. Và các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ phải xoay quanh một hoặc cả hai cực này,” ông Warsh dự báo.

Cựu Chủ tịch FED cho rằng, Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng lấy kinh tế tiêu dùng hơn là nguồn vốn và hỗ trợ của Nhà nước làm trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.

Theo nhận định của cựu Chủ tịch FED, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay chỉ là một phần của sự khác biệt về thể chế giữa hai nước. Chẳng hạn, vốn tư bản của Trung Quốc đặt nặng vai trò điều tiết của Nhà nước – điều này khác hoàn toàn với bản chất vốn tư bản hoạt động theo cơ chế thị trường của nền kinh tế Mỹ.

Cựu Chủ tịch FED không đặt nhiều niềm tin vào việc bố trí cuộc gặp thượng định giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, bởi điều này đòi hỏi cả hai nước đều phải có nhu cầu thương thảo, đàm phán.

Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch FED giai đoạn 2006 - 2011, ông Warsh từng trải qua vị trí cố vấn kinh tế cho chính quyền Tổng thống George W. Bush và làm việc tại Tập đoàn tài chính Morgan Stanley.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.