Tổng thống Mỹ gửi thư cho lãnh đạo Triều Tiên bàn hợp tác chống Covid-19
Trong bức thư, ông Trump đã giải thích kế hoạch của mình nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Triều Tiên và Mỹ, đồng thời bày tỏ ý định hợp tác trong công tác chống dịch bệnh.
Theo Vietnam Plus
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22/3 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi một bức thư tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Người dân đợi xe buýt bên ngoài một ga tàu điện ngầm ở New York, Mỹ trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bức thư có nêu chi tiết một kế hoạch nhằm tăng cường quan hệ song phương, trong bối cảnh rạn nứt kéo dài trong các cuộc đàm phán giải giáp với phía Mỹ.
Bản tin của KCNA dẫn lời em gái của ông Kim Jong-un, cô Kim Yo Jong nêu rõ: “Trong bức thư, ông (Trump)… đã giải thích kế hoạch của mình nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Triều Tiên và Mỹ, đồng thời bày tỏ ý định hợp tác trong công tác chống dịch bệnh," ám chỉ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
(Kiến Thức) - Các quốc gia Châu Phi đang thực hiện hàng loạt biện pháp để ngăn chặn căn bệnh từ Covid-19, tránh rơi vào tình trạng "khủng hoảng" như ở Châu Âu hiện nay.
"Cơn sóng thần" Covid-19 đã ập vào Châu Âu và khiến hàng nghìn người tử vong. Trước tình hình phức tạp hiện nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) hôm 17/3 đã đồng ý đóng cửa biên giới ngoài EU để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Các quốc gia Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ,...đang thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh để đối phó đại dịch này. Ảnh: Reuters.
Châu Phi cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 ở hàng chục nước, trong đó Ai Cập và Nam Phi hiện có số ca nhiễm nhiều nhất lần lượt là 196 và 116. Để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng như ở Châu Âu, các quốc gia Châu Phi thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm phát hiện, theo dõi và ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Ngày 18/3, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, dù nước này chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 15/3, một số quốc gia châu Phi đã quyết định đóng cửa biên giới, hủy các chuyến bay và áp đặt các yêu cầu nhập cảnh cũng như cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ảnh: Reuters.
Tại Algeria, chính quyền nước này đã ra sắc lệnh đóng cửa tạm thời các cơ sở giáo dục từ nay đến hết ngày 5/4/2020, yêu cầu tạm hoãn tất cả các sự kiện tập trung đông người, đồng thời khuyến cáo người dân hoãn đến những nước thuộc vùng dịch nguy hiểm. Ảnh: Reuters.
Sudan quyết định đóng cửa biên giới đất liền với Ai Cập, tạm dừng các chuyến bay thương mại và ngừng cấp thị thực cho công dân các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh: WHO.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia và cảnh báo dịch bệnh có thể gây ra tác động mạnh mẽ kéo dài đối với nền kinh tế nước này. Ông cũng cấm các cuộc tụ họp từ hơn 100 người. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cho biết chính phủ nước này đang hoãn nhập cảnh cho những trường hợp đến từ các nước có ca nhiễm Covid-19. Ảnh: EA.
Chính quyền Ghana cấm nhập cảnh từ ngày 17/3 đối với bất kỳ ai đã đến quốc gia nào có hơn 200 trường hợp nhiễm trong 14 ngày qua, ngoại trừ là cư trú nhân tại nước này hoặc có quốc tịch Ghana. Ảnh: Các y tá trong khu vực cách ly tại một bệnh viện ở Cape Town, Nam Phi, ngày 11/3. Ảnh: Getty.
Namibia cũng ra lệnh đóng cửa các trường học trong một tháng. Ảnh: Getty.
Có thể thấy, các nước ở Châu Phi đang tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh. Lo dịch bệnh bùng phát, không ít người liền đổ xô đến các siêu thị khắp châu lục này để tích trữ nhu yếu phẩm. Ảnh: Reuters.
Covid-19: Thái Lan chuẩn bị cho kịch bản "phong tỏa toàn quốc"
Chính phủ Thái Lan đang chuẩn bị đối phó với kịch bản dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại quốc gia này bước sang giai đoạn ba, trong đó không loại trừ khả năng phong tỏa toàn quốc.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 18/3 cho biết Thái Lan hiện vẫn trong giai đoạn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ông Prayut đã ra lệnh thực hiện các bước chuẩn bị cho tình huống dịch Covid-19 sang giai đoạn ba, tức là có sự lây lan diện rộng.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 5/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Lục quân Thái Lan từ sáng 19/3 sẽ phun thuốc khử trùng trên các đường phố ở thủ đô Bangkok. Các đơn vị quân đội hiện đã được triển khai để tiến hành việc khử trùng và làm sạch đường phố từ 1h-5h sáng hàng ngày cho tới cuối tháng 3. Đơn vị pháo phòng không lục quân cùng Cục hóa chất lục quân sẽ phối hợp thực hiện dưới sự hỗ trợ của chính quyền Bangkok. Thái Lan ngày 18/3 đã xác nhận thêm 35 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca tại nước này lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 lên tới 212 ca. Hiện quốc gia này ghi nhận 1 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.