Tổng thống Mỹ Donald Trump: Thúc đẩy biến đổi khí hậu?

(Kiến Thức) - Với sắc lệnh mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ thúc đẩy biến đổi khí hậu, mà còn thất bại trong mục tiêu tạo công ăn việc làm.

Đó là nhận định của nhà phân tích người Đức Sonya Diehn trong bài bình luận đăng trên trang mạng Deutsche Welle.
Theo nhà phân tích Sonya Diehn, nỗ lực mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ chính sách môi trường sạch của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama để hồi sinh ngành ngành nhiên liệu hóa thạch, chắc chắn sẽ thất bại.
Tong thong My Donald Trump: “Toi do” bien doi khi hau?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hủy bỏ chính sách môi trường sạch của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Ảnh AP 
Trong một sự kiện có tính chất tuyên truyền 28/3, Tổng thống Donald Trum đã đứng cạnh các thợ khai thác và Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scott Pruitt, khi ông tuyên bố cuộc tấn công mới nhất vào an ninh môi trường toàn cầu.
Sắc lệnh mới của ông Trump không chỉ phủ nhận sự tồn tại của biến đổi khí hậu, mà còn bác bỏ những nguy cơ nhãn tiền mà hiện tượng Trái Đất nóng lên đang gây ra cho cho nhân loại cũng như kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, nỗ lực “ủng hộ” biến đổi khí hậu của ông Trump chắc chắn sẽ thất bại cũng như những sắc lệnh mà ông đã ký trước đây, vì các chuyên gia kinh tế - thậm chí cả các công ty than - cũng nói rằng sắc lệnh này không có hiệu quả.
Chi phí năng lượng tái tạo và giá khí đốt tự nhiên giảm là một xu hướng không thể đảo ngược và ngành khai than đá đơn giản là không còn cạnh tranh nữa.
Ngay cả Robert Murray, Tổng giám đốc công ty than hàng đầu Murray Energy, nói với tờ The Guardian rằng Trump không thể mang lại việc làm cho ngành khai thác ty than - vì công ăn việc làm của ngành này đã bị mất do tiến bộ công nghệ và khả năng cạnh tranh chứ không phải do các sắc lệnh hành pháp.
Trên thực tế, công nhân ngành khai thác than xem ra chẳng được lợi lộc gì từ sắc lệnh hành pháp mới nhất “ủng hộ” biến đổi khí hậu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bước tiến tới tự huỷ hoại
Sắc lệnh của ông Trump đảo ngược chính sách bảo vệ khí hậu của cựu Tổng thống Barack Obama sẽ là một cột mốc quan trọng nữa cho thấy khả năng điều hành đất nước kém cỏi của tân Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã bộc lộ sự thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng đàm phán và năng lực điều hành chính quyền thông qua thất bại thảm hại của Trumpcare vào tuần trước. Tương tự, sắc lệnh “ủng hộ” biến đổi khí hậu của ông Trump chắc chắn cũng sẽ chịu chung số phận của các sắc lệnh thất bại trước đây.
Thậm chí, nếu có thể cứu vớt được một số công việc liên quan đến ngành khai thác than, sắc lệnh này điều này sẽ không thể nào bù đắp được những cơ hội bị bỏ lỡ trong ngành năng lượng tái tạo. Việc nước Mỹ quay lưng lại với sự phát triển của năng lượng tái tạo sẽ đưa đất nước thụt lùi nghiêm trọng về khía cạnh kinh tế.
Sắc lệnh “ủng hộ” biến đổi khí hậu của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây hại nghiêm trọng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trước thiên tai trong bối cảnh các sự kiện thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt cực đoan. Sắc lệnh mới này cũng khiến cho hàng chục triệu người trên thế giới ở các khu vực duyên hải phải đối mặt với vô vàn rủi ro khi mực nước biển liên tục dâng cao vì biến đổi khí hậu.
Thật không may, đó mới là những rủi ro trước mắt, còn hậu quả lâu dài của sắc lệnh “ủng hộ” biến đổi khí hậu của ông Trump xem ra còn nghiêm trọng gấp bội.

Những vấn đề sinh thái đáng báo động trong thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm, thảm họa thiên nhiên,... là những vấn đề sinh thái đáng báo động trong thế kỷ XXI mà chúng ta đang sống.

Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21
Biến đổi khí hậu là một vấn đề sinh thái lớn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây, những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu mới bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống trên Trái Đất khi nền nhiệt độ tăng và mực nước biển cũng ngày càng dâng cao.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-2
Mặc dù nhiều người không nhận thức được các chất ô nhiễm sinh học nhưng chúng lại là một trong những vấn đề sinh thái lớn nhất hiện nay. Những chất ô nhiễm sinh học có thể bay lơ lửng trong không khí và thường vô hình.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-3
Nạn phá rừng ở quy mô lớn gây tổn hại đến chất lượng đất. Rừng bao phủ khoảng 30% diện tích đất trên thế giới nhưng nhiều khu rừng biến mất mỗi năm. Các khu rừng mưa trên thế giới có thể biến mất hoàn toàn trong 100 năm nữa với mức độ hiện tại của thực trạng phá rừng.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-4
Quá trình xử lý các chất thải điện tử tại những quốc gia đang phát triển có thể gây ra vấn đề về sức khỏe và ô nhiễm nghiêm trọng.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-5
Nhiều nhà khoa học cho rằng, tác động tiềm năng của hoạt động khai khoáng có thể gây ra thảm họa.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-6
Hiện tượng thoái hóa đất.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-7
Theo các nhà khoa học và chuyên gia, những sự thay đổi trong tương lai như biến đổi khí hậu và việc sử dụng đất có thể có tác động đáng kể đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng của thế giới phương Tây.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-8
Dân số thế giới đang tăng nhanh chưa từng có. Cứ 12 năm, dân số lại tăng thêm 1 tỷ người, khoảng 220 nghìn người mỗi ngày. Trên thực tế, tình trạng quá tải dân số dường như là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-9
Những thảm họa thiên nhiên diễn ra trong 15 năm qua, chẳng hạn như trận sóng thần khổng lồ ở Châu Á và tác động của nó đối với môi trường, đang trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-10
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề sinh thái học quan trọng nhất.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-11
Dân số thế giới hiện này là 7,2 tỷ người và tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ đủ cho khoảng 2,5 tỷ người.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-12
Tình trạng ô nhiễm đất xảy ra khi các chất hóa học,... tích tụ trong đất nhiều hơn mức độ bình thường. Đây cũng là một trong những vấn đề sinh thái học đáng báo động.
Nhung van de sinh thai dang bao dong trong the ky 21-Hinh-13
Ô nhiễm không khí là vấn đề người dân vẫn luôn lo ngại trong hàng thập kỷ qua.

Ông Donald Trump mới trúng cử, trật tự thế giới đã thay đổi?

Mới chỉ trở thành Tổng thống Mỹ đắc cử trong khoảng 10 ngày nhưng tỷ phú Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng đưa ra phản ứng như thể trật tự thế giới đã thay đổi.

Video ông Donald Trump phát biểu sau chiến thắng ở cuộc bầu cử (Nguồn video CNN):

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.