Tổng thống Hàn Quốc đề xuất biện pháp giảm căng thẳng với Triều Tiên

Hôm nay (15/8), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đề xuất thành lập cơ quan tham vấn cấp làm việc với Triều Tiên để bàn các biện pháp giảm căng thẳng và nối lại hợp tác kinh tế.

Tong thong Han Quoc de xuat bien phap giam cang thang voi Trieu Tien

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân tại lễ kỷ niệm 79 năm quốc khánh. Ảnh: Yonhap.

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 79 năm quốc khánh, Tổng thống Yoon khẳng định sẵn sàng hợp tác chính trị và kinh tế nếu Triều Tiên “bước một bước” tiến tới phi hạt nhân hoá.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói rằng, việc triển khai “nhóm làm việc liên Triều” sẽ giúp giảm căng thẳng và giải quyết tất cả vấn đề, từ hợp tác kinh tế đến giao lưu nhân dân và đoàn tụ các gia đình ly tán từ chiến tranh Triều Tiên.

“Chúng ta sẽ bắt đầu hợp tác kinh tế và chính trị khi Triều Tiên bước một bước tiến tới phi hạt nhân hoá”, ông nói.

Ông Yoon thúc giục Triều Tiên phản hồi đề xuất, cho rằng đối thoại và hợp tác có thể mang lại những tiến triển thực chất trong quan hệ liên Triều.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhắc lại cam kết đối với “sáng kiến táo bạo” mà ông đưa ra cách đây 2 năm, trong đó có nội dung viện trợ quy mô lớn giúp Triều Tiên xây dựng lại nền kinh tế để đổi lấy việc Bình Nhưỡng thực hiện các bước phi hạt nhân hoá.

Tổng thống Yoon cho biết sẽ thành lập quỹ hỗ trợ các hoạt động phi chính phủ nhằm thúc đẩy tự do và quyền con người của Triều Tiên, đồng thời tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho nước này.

“Chúng tôi đề xuất cung cấp hàng cứu trợ cho các nạn nhân lũ lụt ở Triều Tiên, khẳng định rõ ràng rằng chính phủ của chúng tôi không định nhắm mắt làm ngơ trước sự vất vả của người dân Triều Tiên. Kể cả chính quyền Triều Tiên một lần nữa bác bỏ đề xuất của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ dừng đề xuất viện trợ nhân đạo”, ông nói.

Từ khi lên nắm quyền năm 2022, Tổng thống Yoon triển khai chính sách cứng rắn với Triều Tiên, trái ngược với đường lối của chính quyền tiền nhiệm. Căng thẳng giữa hai miền liên tục gia tăng khi Seoul hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và Nhật Bản để đối với mối đe doạ tên lửa và hạt nhân từ Bình Nhưỡng, còn Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí.

Loạt ảnh hiếm về nông thôn Triều Tiên gây ngỡ ngàng

Những bức ảnh được chụp ở các vùng quê của Triều Tiên chủ yếu ghi lại cảnh lao động của những người nông dân nước này.

Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang
Trong ảnh là một ngôi làng ở vùng nông thôn của Triều Tiên. (Nguồn ảnh: Istock, AJ, IT) 
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-2
 Người nông dân thu hoạch rau trên cánh đồng.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-3
 Những người nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng lúa.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-4
 Quang cảnh hợp tác xã Migok nhìn từ một ngọn đồi cách đây nhiều năm.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-5
 Cảnh gặt lúa trên cánh đồng nằm bên đường cao tốc chạy tới thành phố Wonsan, tỉnh Kangwon, nhiều năm về trước.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-6
 Một học sinh đi bộ về nhà sau giờ học ở miền quê gần thành phố Kaesong, tỉnh Bắc Hwanghae.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-7
Những người nông dân tranh thủ phơi ngô vào một ngày nắng. 
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-8
 Người nông dân chở ngũ cốc bằng máy kéo nhỏ.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-9
 Khung cảnh yên bình tại một vùng quê ở đất nước Triều Tiên.
Loat anh hiem ve nong thon Trieu Tien gay ngo ngang-Hinh-10
 Người phụ nữ đạp xe qua một cánh đồng ở vùng nông thôn.

Cuộc sống ở thủ đô Triều Tiên qua ống kính phóng viên quốc tế

Cuộc sống thường nhật ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hiện lên rất đỗi thanh bình trong loạt ảnh do nhà báo Emma Graham-Harrison của The Observer ghi lại nhiều năm trước.

Cuoc song o thu do Trieu Tien qua ong kinh phong vien quoc te
 Quang cảnh trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Emma Graham-Harrison/The Observer)

Chuyên gia đau đầu về nguồn gốc vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên làm cách nào để có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân là câu hỏi khiến nhiều chuyên gia quân sự đau đầu.

Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien
 Mặc dù là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hạn chế nhưng Triều Tiên vẫn gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế khi chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-2
 Giới chuyên gia nhận định, việc tạo ra vũ khí hạt nhân đòi hỏi năng lực ở mức cao nhất về cả khoa học kỹ thuật lẫn tài chính. Do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ những cường quốc hàng đầu gồm Liên Xô (Nga), Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp... sở hữu chúng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-3
 Vậy Triều Tiên làm cách nào để có được vũ khí hạt nhân? Đặc biệt sau cuộc thử nghiệm diễn ra hồi năm 2006, không còn ai nghi ngờ việc Bình Nhưỡng sở hữu phương tiện răn đe đặc biệt này.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-4
Thực tế mong muốn có được vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua, thậm chí ngay sau khi hiệp định đình chiến được ký kết. Lý do dẫn tới điều này có lẽ bởi Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hàn Quốc. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-5
 Trong thời gian dài, chính quyền Triều Tiên đã bắt đầu chương trình hạt nhân bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng và nhiều công trình hạ tầng đặc biệt dưới lòng đất.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-6
 Xét đến sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở Hàn Quốc, bước đi nói trên của Bình Nhưỡng được nước này cũng như cộng đồng quốc tế xem là phản ứng ở mức thích đáng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-7
 Trong quá khứ, giới lãnh đạo Triều Tiên đã hai lần tới Liên Xô với yêu cầu giúp đỡ thực hiện chương trình hạt nhân nhưng Moskva từ chối vì lo ngại leo thang căng thẳng với phương Tây.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-8
 Thay vì vũ khí, Liên Xô đã đề nghị hỗ trợ Triều Tiên thực hiện chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sau đó lò phản ứng IRD-2000 phục vụ nghiên cứu đã được đưa đến Bình Nhưỡng.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-9
 Triều Tiên không dừng lại ở đó mà tiếp tục liên lạc với Trung Quốc để mong nhận sự trợ giúp sau khi Bắc Kinh thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào năm 1964.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-10
 Tuy nhiên nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành không đạt được kết quả gì đáng kể, bởi rõ ràng Trung Quốc không muốn một quốc gia ngay sát họ có vũ khí hạt nhân, đồng thời còn thổi bùng nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-11
 Trước những diễn biến trên, Triều Tiên đã đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, công việc tiếp tục diễn ra quyết liệt với lò phản ứng do Liên Xô cung cấp. Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nước này đã nâng được công suất lên tới 7 MW.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-12
Tới giữa thập niên 1980, Triều Tiên đã chính thức công bố chương trình nguyên tử quân sự của riêng mình, bất chấp việc vào năm 1985 họ đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng rồi sau đó rút lui vào năm 2003. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-13
 Đến năm 2005, Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân và nước này đã tiến hành vụ thử nghiệm đầu tiên vào năm 2006, đó là vụ nổ công suất khá nhỏ, nhưng vẫn đủ để khẳng định năng lực chế tạo.
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-14
Khi đó nhiều chuyên gia quân sự dự đoán Pakistan đã giúp Triều Tiên phát triển loại vũ khí này, Islamabad có thể chuyển giao công nghệ liên quan để đổi lấy bản thiết kế tên lửa đạn đạo. 
Chuyen gia dau dau ve nguon goc vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-15
 Nhưng đây vẫn chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng đủ tin cậy nào về sự liên quan của Pakistan trong chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, nên giới phân tích tạm thời nghiêng về phương án Bình Nhưỡng hoàn toàn dựa vào năng lực của riêng mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.