Tống Giang đã mượn tay Từ Ninh để giết Tiều Cái?

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thường viết về nhân quả tuần hoàn. Tiều Cái mưu sát Vương Luân thì bị Tống Giang mưu sát. Tiều Cái mượn tay Lâm Xung để giết Vương Luân thì cũng bị Tống Giang mượn tay huynh đệ Lương Sơn sát hại.

Tống Giang đã mượn tay Từ Ninh để giết Tiều Cái?

Sát thủ ẩn mặt phóng độc tiễn hại trại chủ Lương Sơn Tiều Cái trong trận chiến Tăng Đầu thị, nằm trong số bảy viên đầu lĩnh Từ Ninh, Mục Hoằng, Trương Thuận, Dương Hùng, Thạch Tú, Đặng Phi, Dương Lâm. Ai là hung thủ? Quả là rất khó.

Ngoài Đặng Phi và Dương Lâm xuất thân giang hồ, không có động cơ rõ rệt trong việc phế lập trại chủ Lương Sơn, thì năm người còn lại đều có thể. Từ Ninh muốn được chiêu an; Mục Hoằng, Trương Thuận thân với Tống Giang; Dương Hùng, Thạch Tú có hiềm với Tiều Cái.

Để tránh vu oan cho người tốt, ta chỉ có cách hỏi ý kiến tác giả. May thay Thi Nại Am tiên sinh đã cài mật ngữ trong bộ truyện này để chúng ta tham khảo. Thậm chí ta còn thấy cả dấu hiệu “phi tang xóa án” của Kim Thánh Thán tiên sinh.

Chúng ta đều biết tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thường viết về nhân quả tuần hoàn. Tiều Cái mưu sát Vương Luân thì bị Tống Giang mưu sát, Tiều Cái mượn tay Lâm Xung để giết Vương Luân thì cũng bị Tống Giang mượn tay huynh đệ Lương Sơn sát hại. Vậy để truy tìm hung thủ trong năm người trên, ta hãy xem mật ngữ của tác giả thể hiện trong cái chết của bọn họ.

Mục Hoằng ốm chết. Trương Thuận bị mắc lưới rồi bị loạn tiễn bắn chết (vong cá báo oán chăng?). Dương Hùng bị nhọt độc ở lưng chết. Thạch Tú bị loạn tiễn bắn chết ở ải Dục Linh.

Còn Từ Ninh bị tên độc bắn chết. Tới đây chắc là độc giả đã dễ dàng đoán ra hung thủ dùng độc tiễn hại Tiều Cái chính là Từ Ninh, ta cùng đọc lại đoạn miêu tả cái chết của họ Từ nhé (hồi 114-hậu Thủy Hử):

"Từ Ninh quay lại thấy Hách Tư Văn bị quân giặc bắt trói sắp đưa vào thành. Từ Ninh chưa kịp quay lại thì đã bị trúng tên vào đầu, đành phải để cả mũi tên mà chạy về. 6 viên tướng của Phương Thiên Định liền thúc ngựa đuổi theo.

Từ Ninh may gặp Quan Thắng nên mới thoát được. Khi đến doanh trại thì ngã ngất. Sáu tướng của Phương Thiên Định bị Quan Thắng đánh lui phải chạy về thành.

Quan Thắng vội sai người cấp báo với Tống tiên phong. Khi Tống Giang đến thăm thì Từ Ninh đã bị ứa máu khắp tai, mắt, miệng, mũi. Tống Giang rơi nước mắt gọi thầy thuốc đến chạy chữa. Sau đó Tống Giang sai đưa Từ Ninh xuống chiến thuyền nghỉ ngơi, đích thân đến thăm viếng.

Vào khoảng canh ba đêm ấy thì Từ Ninh hôn mê, bấy giờ mới biết mũi tên có thuốc độc.Tống Giang ngửa mặt lên trời than rằng: “Thần y An Đạo Toàn đã bị gọi về kinh, không ai đủ tài chữa cho Từ Ninh. Từ nay anh em ta bị thương đành phải chịu thiệt mạng.”

Nói đoạn xót xa thương cảm hồi lâu. Bấy giờ quân sư Ngô Dụng đến mời Tống Giang về trại bàn công việc. Từ Ninh được đưa về Tú Châu điều trị nhưng vì thuốc độc đã ngấm sâu nên không chữa khỏi.

Nếu không phải mật ngữ của tác giả để lại cho chúng ta biết ai bắn Tiều Cái thì hà tất phải dụng công dựng nên đại cảnh giống nhau nhường vậy.

Tong Giang da muon tay Tu Ninh de giet Tieu Cai?

Từ Ninh.

Đặt bên cạnh trận thua Tăng Đầu thị, cái chết của Từ Ninh được mô tả hệt như cái chết của Tiều Cái: cổng thành mở toang không có địch, gặp phục binh khi chạy về, trúng tên vào đầu, được Quan Thắng cứu đem về trại, tên có độc, không có thần y cứu, và chết.

Nếu không phải mật ngữ của tác giả để lại cho chúng ta biết ai bắn Tiều Cái thì hà tất phải dụng công dựng nên đại cảnh giống nhau nhường vậy.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là Từ Ninh có biết bắn tên không? Theo lẽ thường mà nói thì giáo đầu cấm quân hẳn nhiên phải thông đủ thập bát ban võ nghệ và tinh nghề xạ kỵ, nhưng Thủy Hử chưa từng viết Từ Ninh bắn cung nên chắc mọi người còn đôi chút hồ nghi.

Vậy ta cùng xem bối cảnh lần đầu Từ Ninh lên sân khấu. Hồi 55 Thủy Hử, Thời Thiên trộm bảo giáp có đoạn: “Chàng lại quay ra trèo lên cột cái, nấp ở đằng sau chỗ bức màn, dòm vào trong lầu, thấy Từ Ninh cùng vợ ngồi ở cạnh lò lửa, tay ẵm đứa trẻ lên sáu tuổi, lại nom vào phòng ngủ, quả thấy một hòm da treo ở bên trên, cửa phòng treo một cây cung, một túi tên và một con dao lưng sáng nhoáng, trên mắc áo có ba thứ áo mầu, rất là lịch sự.”

Rõ ràng Từ Ninh có dùng cung tên. Tiếp đến khi Từ Ninh ra mắt sơn trại, đoạn này bản Thủy Hử do Thánh Thán san định cắt đi một bài từ Tây Giang nguyệt mô tả Từ Ninh. Bộ Thủy Hử toàn truyện thì có đủ. Hai câu đầu của bài đó là “Tí kiện khai cung hữu chuẩn, thân khinh thượng mã như phi”. (Tạm dịch: Tay khỏe giương cung bắn chuẩn, nhẹ nhàng cưỡi ngựa như bay).

Có thể thấy Thi Nại Am tiên sinh vẽ nên một Từ Ninh thiện nghệ mã chiến, đánh thương cũng giỏi mà bắn tên cũng tài.

Tong Giang da muon tay Tu Ninh de giet Tieu Cai?-Hinh-2

Tiều Cái và Tống Giang

Tiếp đến hồi 76 Thủy Hử, đây là một thiệt thòi lớn cho bạn đọc tiếng Việt vì bản dịch cắt sạch các bài thơ trong hồi này. Chỉ vỏn vẹn mấy chữ “Tiếp sau là đội quân thương vàng thương bạc, bên trái là mười hai quân sĩ cầm thương vàng, viên kiện tướng ngồi trên lưng ngựa là Kim thương thủ Từ Ninh”.

Nguyên bản mỗi khi mô tả một vị tướng còn kèm một bài thơ. Bài thơ tả Từ Ninh có câu sau: Tước họa cung huyền nhất loan nguyệt, Long tuyền kiếm quải cửu thu sương.

Như vậy Từ Ninh ra trận đeo cung tước họa (cung vẽ hình chim thước) và song hành cùng đội 12 tay kim thương bên tả của Từ Ninh chính là đội 12 tay ngân thương bên hữu của Hoa Vinh. Sự tương đồng này có thể khẳng định tài bắn cung của Từ Ninh dẫu không bằng Hoa Vinh, nhưng cũng thuộc hàng thiện nghệ.

Từ đó trở ngược về trước, ta thấy Từ Ninh có đôi lần được xếp cặp với Hoa Vinh ra trận. Lần thu phục đám Phàn Thụy, Hạng Sung, Lý Cổn: “Bọn Sử Tiến nghe báo bèn đem ngựa ra nom, thì thấy bóng cờ Lương Sơn phất phới rồi có hai viên Thượng Tướng là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, và Kim Ban Sang Từ Ninh dẫn quân đi đến.”

Để kết thúc một kỳ đầy mật ngữ ám hiệu này, xin phép chốt lại bằng một điểm ít người để ý. Ta đều biết trong 108 vị Thiên cang, Địa sát, Tống Giang là Thiên khôi tinh, đứng đầu. Cửu thiên huyền nữ gọi Tống là Tinh chủ - chủ của các tinh tú.

Ta lại thấy hai viên hộ vệ tả hữu của Tống Giang, không phải Lý Quỳ hay Hoa Vinh mà là Tiểu Ôn Hầu Lã Phương và Trại Nhân Quý Quách Thịnh. Lã là Địa tá tinh, Quách là Địa hựu tinh, một tá (phò tá) một hựu (bảo hộ) cho Tinh chủ.

Giải mật Thủy Hử, nhận diện hảo hán: Bí ẩn cái chết của Tiều Cái

Cái chết của trại chủ Tiều Cái phải chăng ẩn tàng một âm mưu tránh quyền đoạt vị. Ai là kẻ chủ mưu ám hại Thác Tháp Thiên Vương? Mũi tên độc đoạt mạng trại chủ Lương Sơn không phải do Sử Văn Cung bắn?

Giải mật Thủy Hử, nhận diện hảo hán: Bí ẩn cái chết của Tiều Cái
Độc giả Việt Nam có lẽ vẫn còn xa lạ với thể loại Giải mật các tác phẩm cổ điển. Nhưng ở Trung Quốc, giải mật đã thành một trào lưu từ lâu, và liên tục phát triển cho đến tận nay. Các tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng như Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Phong Thần diễn nghĩa... đều có hàng trăm người tham gia giải mật.
Giải mật là gì? Nói một cách đơn giản, đó là đi tìm những ẩn ý của tác giả cài vào trong tác phẩm của mình. Nghĩa là từ các mật ngữ, các tình tiết được che giấu kín đáo có chủ ý của tác giả, người giải mật tìm kiếm, xâu chuỗi lại với nhau trong một chủ đề. Từ đó, họ đưa ra một giả thuyết phù hợp với những gì mình tìm ra và cuối cùng là xác quyết tính hợp lý của giả thuyết đó.

3 vụ “thảm sát” dân thường khủng khiếp nhất của nghĩa quân Lương Sơn Bạc

Đọc Thủy Hử, độc giả chúng ta hẳn tâm đắc với những trận đánh kinh thiên động địa của nghĩa quân Lương Sơn. Từ vụ cướp pháp trường Giang Châu cứu Tống Giang – Đới Tung, tấn công phủ Đại Danh giải thoát Lư Tuấn Nghĩa, trận chiến ở Độc Long Cương với hai nhà Hổ - Chúc hay lần đánh hạ Tăng Đầu Thị trả thù cho Tiều Cái…

3 vụ “thảm sát” dân thường khủng khiếp nhất của nghĩa quân Lương Sơn Bạc
Nhưng nếu đọc thật kỹ những sự kiện ấy, chúng ta sẽ nhận thấy một sự thật đầy bi thương ẩn dưới (đa số) các trận chiến gắn mác “Thế Thiên hành Đạo”. Đó là ngàn vạn cái chết của dân thường vô tội. Trong bài viết này sẽ lần lượt điểm qua các cuộc “thảm sát” của quân đội Lương Sơn.

Hai huynh đệ tốt quyết chí rời bỏ Tống Giang là ai?

Rất nhiều hảo hán trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc là những người từng gặp gỡ, kết giao với Tống Giang qua các sự kiện khác nhau trên hành trình lưu lạc tứ xứ của “Hô Bảo Nghĩa”.  

Hai huynh đệ tốt quyết chí rời bỏ Tống Giang là ai?
Lần bị Vương Anh bắt ở núi Thanh Phong, sau bọn Yến Thuận – Trịnh Thiên Thọ biết được mà thoát chết, không thấy tác gia họ Thi viết về chuyện kết giao huynh đệ. Đơn giản là ba anh tướng cướp Thanh Phong coi Tống Giang là đại ca luôn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới