Tổng đạo diễn Lê Hải Yến nhận mưa lời khen với “Chuyến tàu huyền thoại”

“Chuyến tàu huyền thoại” - vở đại nhạc kịch “bom tấn” đồ sộ do Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cùng ê-kíp là những tên tuổi hàng đầu Việt Nam thực hiện đã diễn ra thành công, khiến khán giả mãn nhãn.

Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện mùa 2 - “Chuyến tàu huyền thoại” khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024 chính thức diễn ra tối 31/5 tại Cảng Sài Gòn. Chương trình thu hút 10.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp cùng hàng triệu khán giả theo dõi trực tuyến trên các kênh truyền hình, mạng xã hội, truyền thông.
Nối tiếp thành công của “Dòng sông kể chuyện” mùa đầu tiên, mùa 2 chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” là vở đại nhạc kịch “bom tấn” đồ sộ do Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cùng ê-kíp là những tên tuổi hàng đầu Việt Nam thực hiện, kết hợp hát, nhảy, múa, diễn xuất cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại, tối tân, tái hiện và tôn vinh lịch sử hào hùng của sông Sài Gòn, của đất nước ta thông qua câu chuyện về những chuyến tàu. Hoành tráng, choáng ngợp, mãn nhãn, xúc động và trào dâng niềm tự hào, tự tôn dân tộc - đó là những cảm xúc chương trình mang tới cho khán giả xem trực tiếp cũng như qua màn ảnh nhỏ.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”
Vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” đã diễn ra hoành tráng, mãn nhãn. Ảnh: Finn Studio
Vở đại nhạc kịch “bom tấn” mãn nhãn
Trong khoảng thời gian gần 90 phút, “Chuyến tàu huyền thoại” đã kể câu chuyện lịch sử cận đại, diễn ra trên dòng sông Sài Gòn thông qua các chương: Hạ thủy, Cập bến, Ra khơi, Dậy sóng, Vươn xa. Chương trình do nữ đạo diễn Lê Hải Yến - “Người kể chuyện bằng trái tim” viết kịch bản và tổng đạo diễn, đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Trong đó, có nhiều màn trình diễn gây kinh ngạc, sửng sốt lần đầu tiên khán giả được chứng kiến.  
Câu chuyện được bắt đầu từ lời kể của 2 nhân vật ông - cháu (do NSƯT Mạnh Dung - bé Gia Huy đóng), thể hiện sự tiếp nối các thế hệ. Dưới ánh trăng, hai ông cháu đi dạo trên cây cầu, nhìn về phía dòng sông. Cháu bé quay sang hỏi người ông những câu hỏi về dòng sông và những chuyến tàu. Bằng cách trả lời những câu hỏi, người ông đã kể và dẫn dắt người cháu, cùng khán giả bước vào từng câu chuyện của những chuyến tàu đã đi vào lịch sử, trở thành huyền thoại của dân tộc.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-2
 NSƯT Mạnh Dung và bé Gia Huy.  Ảnh: Finn Studio
Chương 1 - Hạ thủy, đã tái hiện quá trình đóng và hạ thủy những chiếc thuyền đầu tiên từ triều Nguyễn, đánh dấu sự khởi đầu của ngành đóng tàu tại Việt Nam. Các diễn viên trong vai những người thợ đã tái hiện cảnh đóng một chiếc ghe bầu lớn ở chính giữa sân khấu. Cảnh di chuyển các khối gỗ lớn, cưa xẻ các tấm gỗ, đóng thuyền, vẽ mắt “điểm nhãn” để tạo sự sống cho chiếc ghe bầu, hoàn thiện con tàu… được thể hiện sinh động. Sau đó, con thuyền được từ từ hạ thủy và tiến ra hướng biển, đón gió ra khơi.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-3
Hình ảnh mô phỏng con tàu đầu tiên do người Việt đóng ở thời Nguyễn được hạ thuỷ.  Ảnh: Finn Studio
Chương 2 - Cập bến, mô tả cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son năm 1925, do nhà cách mạng Tôn Đức Thắng lãnh đạo, phản đối sửa chữa tàu Jules Michelet của Pháp nhằm đàn áp cách mạng Trung Quốc, phản ánh tinh thần yêu nước và đấu tranh cho lý tưởng của người lao động Việt Nam. Chương trình đã tái hiện sinh động không khí ở đại công xưởng Ba Son với hàng trăm công nhân miệt mài sửa chữa, bảo trì máy móc… và những đốc công người Pháp đi lại chỉ đạo. Cảnh Bác Tôn (diễn viên Hồ Giang Bảo Sơn thể hiện) tập hợp anh em ban Chấp hành Công hội, bàn kế hoạch bãi công ngăn cản chuyến đi của con tàu, Bác Tôn cùng quần chúng nhân dân cùng tiến vào bãi công… rất chân thật, quyết liệt, hào hùng, khiến mỗi khán giả đều xúc động.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-4
Hình ảnh công xưởng Ba Son được tái hiện sống động.  Ảnh: Finn Studio
Chương 3 - Ra khơi là câu chuyện về chuyến tàu lớn nhất, chuyến tàu gắn với vận mệnh của cả dân tộc Việt Nam năm xưa đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Giữa cuộc sống nhộn nhịp nơi bến cảng, anh Ba mang nhiều suy tư trăn trở khi chứng kiến cảnh lầm than vất vả của người dân Việt Nam, phía sau con tàu Amiral Latouche Treville từ từ tiến vào. Anh Ba gặp anh Lê, chia sẻ ý định muốn đi sang Pháp rồi các nước khác để học hỏi và sau đó sẽ trở về giúp đồng bào mình. Anh Ba muốn rủ người bạn đi cùng mình và giơ đôi bàn tay ra để nói rằng mình sẵn sàng làm bất cứ việc gì để sống và tiếp tục hành trình. Người bạn chần chừ muốn suy nghĩ thêm, 2 người chào nhau tiễn biệt, anh Ba theo những thủy thủ đi lên tàu. Con tàu Amiral Latouche Treville đưa anh Ba cùng những người công nhân ra khơi.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-5
Mô phỏng chuyến tàu huyền thoại đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước năm xưa.  Ảnh: Finn Studio
Chương này cũng tái hiện cuộc sống trên “con tàu huyền thoại”, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành lao động vất vả từ sáng sớm đến đêm khuya. Trong khi những người khác nghỉ ngơi, anh Ba trở về giường của mình đọc sách tiếng Pháp… Dù chặng đường đi ấy có sóng gió thế nào, anh Ba vẫn cố gắng hoàn thành công việc, kiên định mục tiêu của mình. Trái tim anh luôn hướng về tổ quốc, về đất nước, nơi người dân còn đang đau khổ, lầm than. Có thể nói, vai diễn anh Ba do NSƯT Tuấn Lin đảm nhận cùng cách dàn dựng công phu, chân thật, thấm đẫm tính lịch sử của chương này như đưa khán giả trở về với chuyến tàu huyền thoại đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước năm xưa, thấy rõ hơn được những gian lao, nhọc nhằn cũng như ý chí quyết liệt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm ấy. Cái tài của Tổng đạo diễn là khiến người xem như sống trong một hoàn cảnh lịch sử chân thật, mỗi giây phút đều cảm thấy tràn ngập xúc động, tự hào.
Chương 4 - Dậy sóng, tái hiện các trận đánh trên sông của các chiến sĩ đặc công trong khu vực Rừng Sác thời kỳ chiến tranh, thể hiện sự kiên cường, mưu trí của quân và dân trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược. Trong những trận đánh tàu dậy sóng cả dòng sông, có nhiều chiến sĩ đã ngã xuống hy sinh anh dũng, đem tới bình yên cho muôn nhà. Hình ảnh chuyến tàu Sông Hương - chuyến tàu lịch sử đầu tiên nối đường biển hai miền Nam Bắc đã cập bến tại Bến cảng Nhà Rồng sau Giải phóng. Bà con cô bác miền Nam đón người thân trở về, mừng rỡ, xúc động trong niềm vui sum họp Bắc Nam. Nhưng, cũng có những người vợ, người con mong mỏi ngóng trông nhưng chờ mãi, chờ mãi không thấy người chồng, người cha của mình trở về và chỉ còn lại những lời nhắn gửi trong bức thư họ để lại trước khi ra trận. Nhiều khán giả đã rơi nước mắt trước mất mát lớn lao này và biết ơn hơn những hy sinh của cha anh cho hoà bình độc lập của dân tộc.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-6
 Đại cảnh chuyến tàu Sông Hương sum họp hai miền.  Ảnh: Finn Studio
Chương 5 - Vươn xa là sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới với công nghệ hiện đại trong lĩnh vực vận tải biển, cho thấy sự vươn xa của thương hiệu và trí tuệ Việt ra toàn cầu. Đó là dòng sông Sài Gòn văn minh hiện đại, công viên bờ sông với bến du thuyền, hình ảnh những cây cầu, thành phố bên sông… Đó là ước mơ của thế hệ trẻ hôm nay, luôn đoàn kết một lòng cùng đứng lên dựng xây quê hương, cùng vươn cao, vươn xa, thực hiện hóa khát vọng sánh vai các cường quốc năm châu của Bác kể từ ngày Người bước chân lên chuyến tàu huyền thoại năm xưa từ Bến Nhà Rồng.
Những màn trình diễn lần đầu tiên xuất hiện gây kinh ngạc
Toàn bộ các chương được kết cấu là một câu chuyện hoàn chỉnh như một bộ phim điện ảnh có chiều dài từ quá khứ đến hiện tại, về “huyền thoại” công cuộc đấu tranh giữ nước bất khuất, kiên cường, công cuộc dựng xây và phát triển của TP Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam, được Tổng đạo diễn Lê Hải Yến khéo léo, tinh tế kể qua chuyện những chuyến tàu.
Dòng sông kể chuyện mùa 2 – “Chuyến tàu huyền thoại” có những màn trình diễn cao trào, hào hứng với đại cảnh hàng ngàn diễn viên tham gia, đồng thời có nhiều điểm nhấn chiều sâu cảm xúc, xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác từ những câu chuyện lịch sử và giai thoại về những nhân vật lịch sử trong các bối cảnh lịch sử trọng đại. Đó là hoạt cảnh gắn với những chuyến tàu đặc biệt, như nhà cách mạng Tôn Đức Thắng vận động công nhân tại xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, đòi tăng lương, trì hoãn sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp… Đó là cuộc nói chuyện từ đôi bàn tay "Đây, tiền đây" của anh Ba và anh Lê trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Đó là chuyến tàu Sông Hương nối liền hai miền Nam - Bắc năm 1975 với niềm vui niềm hạnh phúc vỡ òa, xen lẫn niềm khắc khoải chờ đợi nhưng người không trở về. Đó là cuộc sống Sài Gòn hôm nay, với sự phát triển, sôi động của thành phố tự hào mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh…
Vở đại nhạc kịch “bom tấn” với sự kết hợp các yếu tố sân khấu hiện đại, tối tân vừa mang tính trình diễn nghệ thuật cao, vừa cho người xem hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện lịch sử của TP Hồ Chí Minh, của đất nước dễ hiểu, dễ ghi nhớ và lay động trái tim mỗi người. Khán giả không còn xa lạ với những câu chuyện lịch sử gắn với vận mệnh của Tổ quốc, tuy nhiên, cách chương trình tái hiện lại tất cả những câu chuyện đó qua lời dẫn chuyện kết hợp âm nhạc, vũ đạo, những thủ pháp sân khấu… vô cùng sinh động, khiến khán giả như được trở về quá khứ, tận mắt chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-7
  Ảnh: Finn Studio
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê-kíp “anh tài” của mình là đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã giải “bài toán khó” là đưa nhạc kịch ra không gian rộng lớn theo kiểu lễ hội. Thủ pháp sân khấu kể cả ước lệ và công nghệ đều được ê-kíp sử dụng triệt để, tối đa để khán giả có thể nhận thấy, cảm thấy từ mọi góc nhìn. Sân khấu rộng lớn cả ngàn m2 diễn ra trên bến cảng, bối cảnh chuyển động liên tục với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu… khiến người xem choáng ngợp, mà toàn bộ sân khấu còn như đưa khán giả bước vào phim trường một bộ phim lịch sử “bom tấn” kích thích mọi giác quan cảm thụ của khán giả. Không chỉ thế sự kết hợp nhuần nhuyễn các không gian sân khấu phức tạp lúc ở trên bến cảng, lúc ở dưới sông, khi thì trên tàu… liên tiếp tạo nên những ngạc nhiên đến mức kinh ngạc với người xem, khiến họ không ngớt bày tỏ sự trầm trồ, thán phục.
Đặc biệt, phần tái hiện chiến công đánh chìm tàu địch của các chiến sĩ đặc công rừng Sác là màn trình diễn ngoạn mục, có 1-0-2 cho đến thời điểm này đối với một show diễn nghệ thuật. Đó là chương trình đã thực hiện cảnh “đánh chìm” một con tàu (mô hình) trên sông bằng hiệu ứng cháy nổ thật. Sau hiệu ứng cháy nổ, trên mặt sông Sài Gòn là hình ảnh một con tàu đã bị đánh chìm một nửa và bốc cháy. Khán giả đã rất sửng sốt và vỗ tay không ngừng cho phần trình diễn này đồng thời tự hào hơn về sự anh dũng, mưu trí của cha anh trong chiến đấu. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều màn diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả không chỉ là bởi đại cảnh hoàng tráng, mà còn là sự kết hợp hiệu ứng sân khấu tối tân rất mãn nhãn như cảnh hạ thuỷ chiếc tàu đầu tiên được đóng trong thời Nguyễn, hiệu ứng visual mặt nước kết hợp mapping khiến khán giả không ngớt trầm trồ trước hình ảnh con tàu lướt sóng ra khơi…
Nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò giám đốc âm nhạc đã làm điều tưởng chừng như không thể là đem nhạc kịch từ sân khấu lớn ra ngoài trời. Cùng với việc phối khí làm mới những bài hát cách mạng quen thuộc, nhạc sĩ còn viết thêm một số bài mới theo phong cách nhạc kịch để dàn dựng vở diễn với sự tham gia của dàn nghệ sĩ đông đảo cùng dàn hợp xướng hàng trăm người tham gia.  
Với gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, diễn viên quần chúng từ em bé 5 tuổi đến người cao niên 86 tuổi, tổng biên đạo Tấn Lộc đã góp phần gây choáng ngợp khi liên tục “biến hoá” qua mỗi phần trình diễn. Anh sử dụng nhiều loại hình về biểu diễn trong múa như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện đầy sinh động, chân thực và sáng tạo các nội dung, các chương trong chương trình. Những đại cảnh quy tụ hàng ngàn diễn viên cực kỳ mãn nhãn. Ngoài ra, chương trình còn sử dụng ngôn ngữ xiếc, động tác thủ ngữ của người khiếm thính… để có những màn biểu diễn hấp dẫn và xúc động.
Đây là thành quả của chuỗi ngày dài tập luyện xuyên đêm của các nghệ sĩ, diễn viên và ê-kíp bất kể mưa nắng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên một chương trình lễ hội thiết kế mới đến 3.000 bộ trang phục cho hơn 1.000 diễn viên, với yêu cầu khắt khe là phải bám sát yếu tố lịch sử, đúng với bối cảnh lịch sử nhưng vẫn có tính đương đại, tính sân khấu, đẹp mắt là một sự cộng hưởng hoàn hảo để mỗi chương, mỗi màn đều vô cùng chỉn chu, góp phần quan trọng vào thành công của chương trình, ghi dấu ấn sâu đậm với khán giả.
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-8
 Bữa tiệc ánh sáng đặc sắc và mãn nhãn trên sông Sài Gòn.  Ảnh: Finn Studio
Tong dao dien Le Hai Yen nhan mua loi khen voi “Chuyen tau huyen thoai”-Hinh-9
 Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê-kíp.  Ảnh: Finn Studio
Phần cuối chương trình là bữa tiệc ánh sáng cực kỳ đặc sắc và mãn nhãn trên sông Sài Gòn, thắp sáng bầu trời TP Hồ Chí Minh. Đó là màn Drone Light (trình diễn Drone) với hàng ngàn Drone xếp thành hình ảnh lá cờ Việt Nam rực rỡ, xếp thành những con tàu, những biểu tượng của thành phố… thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng của TP Hồ Chí Minh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cùng hướng về Tổ quốc. Cùng với đó, phần diễu hành trên sông của các tàu thuyền du lịch được trang hoàng ánh sáng rực rỡ. Pháo hoa khai hỏa tại 3 điểm theo tuyến đi của tàu diễu hành rực rỡ, thắp sáng dòng sông thu hút sự tham gia và chiêm ngưỡng của khán giả, du khách, người dân hai bên sông…, đưa chương trình trở thành một biểu tượng Lễ hội của TP Hồ Chí Minh, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy xây dựng và phát triển thành phố.
Chương trình Dòng sông kể chuyện mùa 2 – “Chuyến tàu huyền thoại” thực sự là show diễn choáng ngợp, mãn nhãn, mang đẳng cấp quốc tế, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, du khách đến tham dự khai mạc Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh năm 2024.

Hôn nhân nửa thập kỷ của nghệ sĩ Mạnh Dung “Đất phương Nam”

(Kiến Thức) - Cuộc hôn nhân của nghệ sĩ Mạnh Dung - Thanh Dậu vô cùng viên mãn, được nhiều khán giả ngưỡng mộ. 

Hôn nhân nửa thập kỷ của nghệ sĩ Mạnh Dung “Đất phương Nam”
Hon nhan nua thap ky cua nghe si Manh Dung “Dat phuong Nam”
Nghệ sĩ Mạnh Dung kết hôn năm 1967 cùng nghệ sĩ Thanh Dậu.  Ảnh: Giáo dục TP HCM

Bất ngờ với giá cát-xê không tưởng của dàn sao Đất Phương Nam

Chia sẻ của ông Ba bắt rắn sau 25 năm phim phát sóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bất ngờ với giá cát-xê không tưởng của dàn sao Đất Phương Nam

Mới đây, trò chuyện với báo chí, NSƯT – Nhà giáo nhân dân Mạnh Dung đã thu hút sự quan tâm của nhiều dân mạng khi chia sẻ kỷ niệm về phim “Đất Phương Nam”. Theo đó, trong phim, nam diễn viên 83 tuổi vào vai ông Ba bắt rắn, cha của Cò (Phùng Ngọc). Vai diễn “ông già Nam Bộ” hiền lành nhưng hào sảng, sẵn sàng dang tay che chở cho những mảnh đời bất hạnh gây ấn tượng sâu sắc với người xem. Nhiều khán giả đến giờ luôn nghĩ rằng nghệ sĩ Mạnh Dung là người Nam bộ, thậm chí khi ông phân trần “Tôi là người Bắc” vẫn có người lắc đầu không tin.

Mạc Can nói về việc Trấn Thành vào vai bác Ba Phi của Đất phương Nam

Nói về việc diễn viên Trấn Thành vào vai bác Ba Phi (phim Đất phương Nam) Mạc Can cho rằng bác Ba Phi đã trở thành huyền thoại nên ai cũng có thể đóng được.

Mạc Can nói về việc Trấn Thành vào vai bác Ba Phi của Đất phương Nam

Để rồi sau này, dù tham gia nhiều bộ phim khác nhưng nói tới Mạc Can, người ta vẫn gọi ông bằng cái tên “bác Ba Phi”.

Một lần trò chuyện với khán giả, nghệ sĩ Vinh Sơn - đạo diễn phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam (ra đời năm 1997) chia sẻ một trong những thành công của bộ phim là đã lựa chọn được nhiều diễn viên phù hợp nhân vật để rồi họ đã có được vai diễn để đời như cậu bé An (Hùng Thuận), cậu bé Cò (Phùng Ngọc), ông Ba bắt rắn (Mạnh Dung), Võ Tòng (Lê Quang), Ba Ngủ (Hồ Kiểng), bà Tư Ù (Mai Thanh Dung), bác Ba Phi (Mạc Can)…

Đọc nhiều nhất

Tin mới