Tổn thất nặng nề: Ukraine thừa nhận thất bại ở miền đông?

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bắt đầu nhận thức được sự thất bại của mình trong chiến dịch quân sự ở miền đông nước này.

Tổn thất nặng nề: Ukraine thừa nhận thất bại ở miền đông?
Tại cuộc họp tại Kiev với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề chính trị Jeffrey Feltmanom, ông Poroshenko thừa nhận rằng tình hình ở phía Đông không thể giải quyết được chỉ bằng các phương tiện quân sự. Trước đó, ông đã chỉ ra sự không hiệu quả của kế hoạch quân sự cũ và tuyên bố về việc sẵn sàng kế hoạch mới.
Quân đội Ukraine đã nhận được lệnh thay đổi chiến thuật của hoạt động quân sự ở phía đông đất nước. Những hoạt động trước đã đạt được bằng một cái giá quá đắt, tổng thống Poroshenko thừa nhận. Vì thế, quân đội đã được lệnh sắp xếp lại, chia nhỏ lực lượng dân quân thành những phần riêng lẻ và tiếp tục cuộc tấn công. Trên thực tế thì không có gì mới mẻ. Chỉ duy có nhận thức rằng, con đường đã chọn không dẫn đến được mục tiêu đã định. Tuy nhiên, ông Poroshenko không có ý định thừa nhận bản chất của sai lầm, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurts nhận định.
Đoàn xe quân sự Ukraine xuất hiện ở một trạm kiểm soát ở tỉnh Lugansk ngày 20/8.
 Đoàn xe quân sự Ukraine xuất hiện ở một trạm kiểm soát ở tỉnh Lugansk ngày 20/8.
“Tổng thống Ukraine đang lúng túng và liên tục thay đổi chiến thuật và chiến lược. Có nhiều tổn thất nặng nề cả trong bộ phận dân thường lẫn trong đội ngũ các lực lượng vũ trang Ukraine. Tất cả những điều này cho thấy rằng, những nỗ lực nhân tạo để giải quyết tình hình mà không cần đến con đường vốn phù hợp nhất trong trường hợp bất kỳ xung đột nào, có nghĩa là tiến hành đàm phán với phía bên kia để mình có thể hiểu rõ những người bên đó muốn gì. Việc đánh cược vào sức mạnh trần trụi là không thể tự biện minh được”, chuyên gia Kurts cho hay.
Bởi vậy mà bắt đầu xuất hiện những phát biểu cho rằng, không thể giải quyết tình hình ở phía đông chỉ bằng các biện pháp quân sự. Đặc biệt, ông Poroshenko đã phát biểu ý kiến này với đại diện của Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltmanu. Đó là những lời lẽ rất đúng đắn.
Cùng với đó, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurts cảnh báo: “Có thể hiểu những mục đích hoàn toàn khác nhau dưới những lời này. Một mặt, đó là ông Poroshenko thực sự muốn ngồi vào bàn đàm phán, đi đôi với việc chấm dứt hoạt động quân sự. Nhưng đó là một vấn đề hoàn toàn khác nếu ông ta có ý đề cập đến áp lực từ phía các nước phương Tây vào lực lượng dân quân và nước Nga khi cho rằng không thể chiến thắng bằng các phương tiện quân sự và cần thiết phải sử dụng các phương tiện chính trị”.
Tổng thống Putin và Tổng thống Poroshenko tại lễ kỷ niệm ở Normandy, Pháp hồi mùa hè năm nay.
 Tổng thống Putin và Tổng thống Poroshenko tại lễ kỷ niệm ở Normandy, Pháp hồi mùa hè năm nay.
Ngày 26/8 tới này, ông Poroshenko sẽ đến thủ đô Minsk của Belarus dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của Liên minh Hải quan - Nga, Belarus và Kazakhstan. Trên thực tế đây là cuộc gặp đầu tiên của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu không kể đến lần giao lưu ngắn ngủi giữa hai bên trong lễ kỷ niệm ở Normandy hồi đầu mùa hè. Vì vậy ông Poroshenko không đến một mình mà đi cùng với một nhóm hỗ trợ của Liên minh châu Âu: Cao ủy Ngoại giao châu Âu, bà Catherine Ashton và ba ủy viên.
Cuộc họp này là cần thiết dù chỉ vì lý do Ukraine đang cảm thấy mình gặp nguy hiểm từ sự đe dọa của Nga và do đó liên tục yêu cầu sự hỗ trợ của phương Tây về tài chính, quân sự và chính trị. Các chính trị gia sẽ hiểu nhau dễ dàng hơn khi mắt nhìn tận mắt.
Tuy nhiên nói chung là không nên kỳ vọng quá nhiều vào cuộc họp này, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính trị- nhân đạo quốc tế Vladimir Bruter nhấn mạnh: “Nói rằng ông Poroshenko có quan điểm riêng của mình khi nhìn nhận vấn đề thì đó sẽ là sự phóng đại rất tích cực. Những quan điểm của ông ấy mang tính chất thích nghi. Nếu như người ta khuyên rằng ông ta có thể giành được chiến thắng quân sự, ông ta sẽ tiến về phía trước. Nếu như ông ta cảm thấy rằng điều này bây giờ khó có thể xảy ra, ông ta sẽ dừng lại và nói rằng phuơng Tây phải hỗ trợ vũ khí để ông ta giành được chiến thắng quân sự này. Lập trường của tổng thống Poroshenko sẽ còn thay đổi nhiều lần nữa. Chúng ta có thể nhớ lại rằng các nhà chức trách Ukraine đã hứa việc phân quyền, quyền lợi cho các khu vực, rồi hiến pháp mới và các cuộc bầu cử sau khi hiến pháp mới ra đời. Vậy tất cả những lời hứa đó bây giờ đang ở đâu?”.
Tuy nhiên vẫn cần thiết phải sắp đặt một cuộc đối thoại. Với ông Poroshenko,- người hành động tự chủ hay theo mệnh lệnh – đại diện cho Ukraine và EU, hiện đang sa lầy trong cuộc xung đột Ukraine. Kiev và Brussels buộc phải thừa nhận rằng dự định đối phó thật nhanh chóng với cuộc kháng chiến ở phía đông nam đã thất bại. Rằng việc tiếp tục các hoạt động vũ trang sẽ dẫn đến những nạn nhân mới mà sớm hay muộn rồi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, làm thế nào để thuyết phục họ rằng, kế hoạch mới phải là một kế hoạch hòa bình chứ không thể vẫn là kế hoạch quân sự như trước đây?

Soi cuộc sống người Tây Tạng trên “mái nhà thế giới“

(Kiến Thức) - Cuộc sống của những người Tây Tạng ở làng Tulwa trên "mái nhà của thế giới" thực sự khiến chúng ta kinh ngạc.

Soi cuộc sống người Tây Tạng trên “mái nhà thế giới“
Nằm gần hồ Puma Yumco, Tây Tạng (Trung Quốc), Tuiwa là ngôi làng nằm cao nhất thế giới với độ cao 5.070 mét. Trong ảnh, một người phụ nữ gùi nước trên lưng đang trên đường trở về nhà.
Nằm gần hồ Puma Yumco, Tây Tạng (Trung Quốc), Tuiwa là ngôi làng nằm cao nhất thế giới với độ cao 5.070 mét. Trong ảnh, một người phụ nữ gùi nước trên lưng đang trên đường trở về nhà.

“Nóng hầm hập” khu vực biên giới Nga-Ukraine

(Kiến Thức) - Trong những ngày qua, tình hình ở quanh khu vực biên giới Nga-Ukraine luôn trong trạng thái “căng như dây đàn”, như sắp có xung đột xảy ra.

“Nóng hầm hập” khu vực biên giới Nga-Ukraine
Một binh lính Ukraine canh gác tại một trạm kiểm soát ở vùng ngoại ô Donetsk ngày 15/8.
Một binh lính Ukraine canh gác tại một trạm kiểm soát ở vùng ngoại ô Donetsk ngày 15/8. 

Chùm ảnh xe tăng Nga, Ukraine tràn ngập gần biên giới

(Kiến Thức) - Tình hình khu vực biên giới Nga-Ukraine luôn trong trạng thái “căng như dây đàn” khi cả 2 bên đều có lực lượng xe tăng triển khai.

Chùm ảnh xe tăng Nga, Ukraine tràn ngập gần biên giới
Chiến binh ly khai trên xe tăng ở thị trấn Krasnodo, miền đông Ukraine. Theo AP, hàng chục xe tăng và xe bọc thép của Nga đã tiến vào vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát hôm 17/8.
Chiến binh ly khai trên xe tăng ở thị trấn Krasnodo, miền đông Ukraine. Theo AP, hàng chục xe tăng và xe bọc thép của Nga đã tiến vào vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát hôm 17/8.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.