Tôn Ngộ Không không sợ trời đất, nhưng sợ nhất bốn người nào?

Chúng ta đều biết, Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký có thể gây náo loạn Thiên Đình, Long Cung, từ khi sinh ra đã kiêu ngạo, dám coi thường thiên hạ. Tuy nhiên vẫn có 4 người khiến Tôn Ngộ Không phải run sợ.

Tôn Ngộ Không học được ở chỗ Bồ Đề Lão tổ 72 phép biến hóa và không ít pháp thuật cao cường. Có thể nói đối với Tôn Ngộ Không lên trời xuống đất không gì là không thể. Ví như trên trời dạo chơi Đâu Suất cung, dưới đất lay chuyển Diêm La địa phủ, chỉ cần muốn đi thì không có nơi nào mà Tề Thiên Đại Thánh không dám đặt chân đến.

Ton Ngo Khong khong so troi dat, nhung so nhat bon nguoi nao?

Ở thời kỳ đỉnh cao, Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Bạn thấy Tôn Ngộ Không đã đủ điên rồ chưa? Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng trên đời không ai có thể điều khiển được một kẻ điên như vậy. Trên thực tế, Tôn Ngộ Không mặc dù điên cuồng, nhưng tồn tại 4 người khiến hắn sợ hãi: Tiên, Phật, Nhân và Bồ Tát.

Nếu là khán giả trung thành của Tây Du Ký, ắt hẳn người xem đều biết rằng người thầy đầu tiên đã truyền thụ 72 phép thần thông biến hóa cùng thuật cân đẩu vân cho Tôn Ngộ Không chính là Bồ Đề Tổ Sư. Khi thu nhận Ngộ Không làm đệ tử, Bồ Đề Tổ Sư từng nói: "Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da róc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho ngươi vạn kiếp không thể thoát thân được". Có thể thấy, đây là vị đại tiên có pháp thuật vô cùng cao thâm, khiến Tôn Ngộ Không vừa kính trọng vừa sợ hãi.

Ton Ngo Khong khong so troi dat, nhung so nhat bon nguoi nao?-Hinh-2

Sau đó xảy ra trận đại náo thiên đình của Tề Thiên Đại Thánh khiến cho các tiên thần một phen náo loạn. Khi đó, dù đã cử vô số những thiên binh thiên tướng mạnh nhất của mình, thiên đình cũng không thể hàng phục được "khỉ đá" ngàn năm này. Mãi đến khi Phật Tổ Như Lai xuất hiện, yêu hầu mới bị hàn phục và bị trấn giữ tại Hoa Quả Sơn trong hơn 500 năm. Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ trấn áp đã chịu đủ đau khổ, từ đó về sau cho dù nhìn thấy Như Lai hắn cũng không dám lớn tiếng nữa.

Ton Ngo Khong khong so troi dat, nhung so nhat bon nguoi nao?-Hinh-3

Bị trấn áp suốt 500 năm, Tôn Ngộ Không cuối cùng đã được giải thoát nhờ sự xuất hiện của Đường Tăng. Hắn vô cùng vui mừng, để báo đáp Đường Tăng đã cứu mạng, Tôn Ngộ Không hứa sẽ phò tá Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Mặc dù Tôn Ngộ Không đã bị trấn áp 500 năm, tính ác đã hao mòn rất nhiều, nhưng để ngăn hắn thoát khỏi sự kiểm soát của Đường Tăng, Quan Âm Bồ Tát đã đưa vòng kim cô và bài niệm chú cho Đường Tăng để chế ngự tâm ma của Tôn Ngộ Không. Trong Tây Du Ký, chỉ cần Tôn Ngộ Không không vâng lời, Đường Tăng sẽ niệm "khẩn cô ni chú" khiến hắn đau tưởng chết đi sống lại.

Ton Ngo Khong khong so troi dat, nhung so nhat bon nguoi nao?-Hinh-4

Các bạn thấy đấy, ngay cả Tôn Ngộ Không, người không sợ trời đất, cũng có 4 người khiến hắn phải sợ: một Tiên - Bồ Đề Tổ Sư, một Phật - Phật Tổ Như Lai, một Nhân - Đường Tăng, và một vị Bồ Tát - Quan Âm Bồ Tát.

Ton Ngo Khong khong so troi dat, nhung so nhat bon nguoi nao?-Hinh-5

Trong “Tây Du Ký”, tại sao Vạn Thánh công chúa từ bỏ Bạch Long?

Trong số bốn đồ đệ của Đường Tăng, chỉ có Bạch Long Mã là có trải nghiệm cuộc đời bi thảm nhất.

Bạch Long Mã vốn là tam thái tử Tiểu Bạch Long của Tây Hải Long Vương. Nhưng trong đêm tân hôn, Bạch Long phát hiện vợ - Vạn Thánh công chúa ở cùng Cửu Đầu Trùng, điều này đối với anh mà nói là vô cùng xấu hổ. Bởi vốn Bạch Long là một vị thần của Long tộc nhưng lại bị vợ "cắm sừng" để ngoại tình với một yêu quái. Tại sao vợ của Bạch Long lại sẵn sàng từ bỏ anh - thái tử của Long tộc để yêu một con quái vật?

Lý do đầu tiên

Trong "Tây Du Ký", mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Thế giới nhân vật trong "Tây Du Ký" tồn tại không ít vị thần tiên bí ẩn sở hữu pháp thuật cao siêu mà so với họ, Tôn Ngộ Không còn kém xa.

Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của đại từ bi, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong bể khổ. Trong "Tây Du Ký", Quán Thế Âm Bồ Tát được Ngô Thừa Ân mô tả là một người vĩ đại như vậy. Suốt dọc đường đi lấy kinh Phật của thầy trò Đường Tăng gặp phải nhiều kiếp nạn, và hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người có tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất để giúp sức giải nguy. Pháp lực của Bồ Tát cũng được xếp vào nhóm đại thần tiên hàng đầu trong tam giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới