Tốn điện, hại thiết bị vì cách bố trí nội thất

(Kiến Thức) - Nhà chật, thói quen sử dụng cộng với thiết kế nội thất thiếu hợp lý khiến không ít gia đình mắc sai lầm trong bố trí đồ điện gia dụng, gây tốn điện, hại thiết bị...

Tủ lạnh: Chật, đừng cố "nhét"
TS Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Y sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: Đối với các thiết bị điện tử sử dụng trong gia đình, nhiều người có thói quen đặt cho tiện sử dụng, cho "vừa mắt" là được. Tuy nhiên, việc kê/đặt thiết bị không đúng chỗ là nguyên nhân khiến cho hóa đơn tiền điện tăng lên, đồng thời làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. 
Ví dụ, nhiều người có thói quen kê tủ lạnh gần bếp nấu ăn để tiện cho việc nấu nướng. Thế nhưng, khi nấu ăn thì nhiệt từ bếp tỏa ra sẽ khiến cho quá trình trao đổi nhiệt của tủ lạnh bị ảnh hưởng khiến tủ lạnh nhanh hỏng. Ngoài ra, tủ lạnh kê quá gần bếp nấu cũng rất dễ bám bẩn do hơi dầu mỡ và khói thức ăn "ám" vào.
Không đặt cạnh bếp nấu, nhiều gia đình lại đặt tủ lạnh sát vào tường hoặc "ốp" hai bên tủ lạnh là các thiết bị khác như bình lọc nước, lò vi sóng. Cách kê đồ kiểu này cũng làm cho tủ lạnh nhanh bị hỏng vì dễ tạo điều kiện cho côn trùng chui vào đó làm tổ (phía sau tủ lạnh có hốc nhỏ). Đặc biệt, việc kê sát tủ lạnh vào tường, vào các thiết bị khác sẽ khiến cho nhiệt bị om lại không thoát được, gây ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
Tốt nhất là để tủ lạnh ở vị trí thoáng mát, thành tủ cách tường và các đồ vật khác ít nhất 5cm. Ngoài ra, không chỉ không nên đặt tủ lạnh gần bếp nấu mà ngay đối với những phòng bếp quá chật chội tốt nhất nên "di dời" tủ lạnh ra khu vực khác trong nhà để tránh việc tủ lạnh không thể trao đổi nhiệt được gây hỏng hóc.
Lò vi sóng đặt trong những hộc tủ "vừa khít" sẽ khiến cho nhiệt tỏa ra từ vỏ lò không thoát được.
Lò vi sóng đặt trong những hộc tủ "vừa khít" sẽ khiến cho nhiệt tỏa ra từ vỏ lò không thoát được.  
Máy giặt: Tiện nhưng dễ chập cháy
Hiện nay, nhiều gia đình đặt máy giặt trong phòng tắm để tiết kiệm diện tích, đồng thời thuận tiện cho việc giặt giũ, đặc biệt là khi máy giặt xả nước, nếu nước giặt chẳng may bị tràn ra ngoài cũng dễ dội rửa, không làm dây bẩn ra nhà. 
Tuy nhiên, theo KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, không nên đặt máy giặt trong nhà tắm. Lý do là trong khi tắm, nước có thể bắn vào máy giặt gây chập cháy các mạch điện tử của máy giặt. Ngoài ra, nhà tắm thường là nơi có độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới vỏ của máy giặt. Hơn thế, khi máy giặt xả nước, nước có xà phòng sẽ tràn ra sàn của nhà tắm dễ gây trơn trượt nếu chúng ta tắm giặt mà không để ý. 
Tốt nhất nên thiết kế chỗ để máy giặt ở khu vực bên ngoài nhà tắm. Trong trường hợp đặt máy giặt trong nhà tắm cần phải có miếng vải/nilon để che máy giặt khỏi bị nước bắn vào, không đi lại trong nhà tắm khi máy giặt hoạt động bởi nước xả xà phòng có thể khiến người tắm, giặt bị trơn trượt, ngã.
Tivi, đài hỏng vì gần lò vi sóng
Nhiều gia đình khi mua lò vi sóng về thường có thói quen thấy chỗ nào "vừa mắt" là để, có gia đình đặt lò vi sóng ngay cạnh tivi, hoặc đặt đài lên trên bề mặt lò vi sóng, thậm chí nhiều người có thói quen lấy mặt trên của lò vi sóng làm nơi để điện thoại. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Phan Kiên, đối với các thiết bị hoạt động theo phương thức thu phát sóng thì không nên để cạnh lò vi sóng. Lý do là vì bức xạ phát ra từ lò vi sóng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các thiết bị thu phát sóng.
Vẫn liên quan đến việc đặt lò vi sóng, nhiều gia đình lại đặt thiết bị điện này trong các hộc tủ bếp cho đẹp và tiện. Tuy nhiên, cũng theo TS Nguyễn Phan Kiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lò vi sóng khi sử dụng vỏ lò thường bị nóng. Vì thế, nếu đặt những chiếc lò vi sóng này vào trong những hộc tủ "vừa khít" sẽ khiến cho nhiệt tỏa ra từ vỏ lò không thoát được. Tốt nhất, đối với lò vi sóng nên đặt nơi thoáng mát. Nếu đặt trong hộc tủ thì phải đảm bảo có đủ độ rộng để hơi nóng thoát ra ngoài được, tốt nhất là nên bố trí đường thoát hơi nóng cho lò.
"Không đặt tủ lạnh gần các vật phát điện (bếp gas, bếp lò...) hay ánh nắng mặt trời chiếu vào, để tránh thất thoát năng suất lạnh, hao điện".
KS Nguyễn Huy Bạo

Chảo chống dính rởm, nguồn bệnh tiềm tàng

(Kiến Thức) - Trên thị trường bày bán la liệt các loại chảo chống dính với giá tiền khác nhau. Người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn kẻo mang thêm bệnh vào mình.

1. Đa dạng, đủ mức giá và tiện lợi Việc chế biến thức ăn ngày càng dễ dàng với nhiều loại chảo, nồi chống dính: chảo kim cương, tráng men, sứ… đủ kích thước, lòng chảo nông - sâu, tùy vào mục đích sử dụng người mua có thể chọn cho mình một sản phẩm vừa ý.
1. Đa dạng, đủ mức giá và tiện lợi
Việc chế biến thức ăn ngày càng dễ dàng với nhiều loại chảo, nồi chống dính: chảo kim cương, tráng men, sứ… đủ kích thước, lòng chảo nông - sâu, tùy vào mục đích sử dụng người mua có thể chọn cho mình một sản phẩm vừa ý.  
Tại cửa hàng, siêu thị, các nhãn hiệu Happy cook , Sunhouse, Supor có giá từ 150 – 400 nghìn. Ngoài ra, người mua có thể chọn chảo hai mặt của Gold sun (80 – 400 nghìn), Lock &lock (450 nghìn). Chảo Honey's (190 – trên 300 nghìn) phủ 2 lớp chống dính Ceramic theo công nghệ Nano, chịu nhiệt đến 400-500 độ, đắt hơn có dòng Elmich (300 – 800 nghìn).
Tại cửa hàng, siêu thị, các nhãn hiệu Happy cook , Sunhouse, Supor có giá từ 150 – 400 nghìn. Ngoài ra, người mua có thể chọn chảo hai mặt của Gold sun (80 – 400 nghìn), Lock &lock (450 nghìn). Chảo Honey's (190 – trên 300 nghìn) phủ 2 lớp chống dính Ceramic theo công nghệ Nano, chịu nhiệt đến 400-500 độ, đắt hơn có dòng Elmich (300 – 800 nghìn). 
2. Chất lượng... không ai kiểm định Một số loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc xuất xứ, bọc trong túi nilon tại các chợ Thành Công, Ngã Tư Sở… hoặc bày bán trên vỉa hè thu hút người mua bằng việc hạ giá siêu rẻ. Tất cả thông tin về độ an toàn sản phẩm mà người mua có được chỉ qua câu nói “đảm bảo chất lượng” của người bán.
2. Chất lượng... không ai kiểm định
Một số loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc xuất xứ, bọc trong túi nilon tại các chợ Thành Công, Ngã Tư Sở… hoặc bày bán trên vỉa hè thu hút người mua bằng việc hạ giá siêu rẻ. Tất cả thông tin về độ an toàn sản phẩm mà người mua có được chỉ qua câu nói “đảm bảo chất lượng” của người bán. 
Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn chảo chống dính, chị N.B.N (nhân viên kế toán) cho biết: “Mình chỉ chọn kích thước, kiểu dáng và giá phù hợp chứ cũng không nghĩ là có thông tin gì cần tìm hiểu nữa, đồ dùng này khá đơn giản mà, mua về thì dùng thôi”.
 Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn chảo chống dính, chị N.B.N (nhân viên kế toán) cho biết: “Mình chỉ chọn kích thước, kiểu dáng và giá phù hợp chứ cũng không nghĩ là có thông tin gì cần tìm hiểu nữa, đồ dùng này khá đơn giản mà, mua về thì dùng thôi”.
Lấy kinh nghiệm bán hàng gia dụng lâu năm tại chợ Kim Giang (Hoàng Mai) ra cam kết với khách hàng, chị T.N cho biết: “Chị bán ở đây lâu rồi, sao dám tuồn hàng kém chất lượng, thế thì ai thèm mua, chảo này nhập ngoại, chống dính cả chục năm luôn, em dùng là biết, chả độc hại gì đâu mà lo”.
Lấy kinh nghiệm bán hàng gia dụng lâu năm tại chợ Kim Giang (Hoàng Mai) ra cam kết với khách hàng, chị T.N cho biết: “Chị bán ở đây lâu rồi, sao dám tuồn hàng kém chất lượng, thế thì ai thèm mua, chảo này nhập ngoại, chống dính cả chục năm luôn, em dùng là biết, chả độc hại gì đâu mà lo”.

Đồ gia dụng nhà bếp:cái bẫy hóa chất chết người

(Kiến Thức) - Nhà bếp là nơi có nhiều độc hại vì đồ gia dụng “ngậm” đầy hóa chất. Thay đổi cách dùng, mua sản phẩm chất lượng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe.

1. Hóa chất tẩy rửa Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.
1. Hóa chất tẩy rửa 
Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.
2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...) Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết.
 2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...)
Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết. 
Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM.
Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM.
3. Đồ dùng chống dính Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín.
3. Đồ dùng chống dính
Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám  vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín. 
4. Bình gas Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc.
4. Bình gas
Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới