Tốn điện do lười rót nước nóng vào phích

(Kiến Thức) - Nhiều người dùng vẫn để nguyên nước nóng trong bình siêu tốc, đến khi cần khi đun lại. Tuy nhiên, cách làm này khiến gia chủ tốn tiền điện hơn.

Nhà chị Nguyễn Thị Hồng (Bắc Linh Đàm, Hà Nội) có sử dụng bình siêu tốc để đun nước. Tuy nhiên, đun xong, nếu không sử dụng hết chị thường để nước ở trong bình, lúc nào cần đến nước nóng chị bật lại ấm siêu tốc. Tuy nhiên, cách làm này của chị bị mọi người phê bình là tốn điện.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn: Với công suất từ 600 - 1.500 watt, các loại bình đun nước chiếm tới 24% điện năng tiêu thụ hàng tháng trong gia đình. Bình (ấm) siêu tốc có ưu điểm là thời gian đun rất nhanh, tự động tắt khi nước sôi nhưng không có khả năng giữ được nhiệt. 
Vì thế, bình siêu tốc phù hợp cho việc đun nước rồi sau đó rót vào phích để giữ nhiệt. Khi đun nước bằng bình siêu tốc, nếu không dùng hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt. Khi dùng đến, nếu nước để trong phích đã giảm nhiệt một chút thì có thể đổ lại vào bình để đun lại. 
Ngoài ra, để đảm bảo tiết kiệm điện, tránh đun nước trong phòng có điều hòa hoặc để bình trước luồng gió của quạt để tránh tổn thất nhiệt của cả bình đun nước lẫn điều hòa hay quạt; thường xuyên vệ sinh, tẩy cặn bám trong bình để tăng khả năng trao đổi nhiệt. 

Màn, chiếu điều hòa: Tốn điện, phản tác dụng

(Kiến Thức) - Các sản phẩm màn, chiếu điều hòa đang lên cơn sốt với hi vọng  nằm mát mà không cần đến máy điều hòa. Thực tế hiệu quả sử dụng đúng như vậy?

Bí lưng, khó thở vì "điều hòa"
Một bộ chiếu điều hòa có giá đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần các loại chiếu cói truyền thống, nhưng vẫn rất đắt hàng bởi theo quảng cáo loại chiếu này được làm từ sợi mây nằm rất thoáng mát khi trời nắng nóng, và không lạnh lưng khi mát trời. Tuy nhiên, chiếc chiếu điều hòa mà chị Lê Thị Thủy (B3C Nam Trung Yên, Hà Nội) mua về để trải trên đệm nằm cho đỡ nóng lại không phát huy tác dụng bởi trời nóng không bật điều hòa mà nằm trên chiếu này thì thấy bí vì không thoát mồ hôi. 

Tốn điện do lạm dụng chức năng rã đông

(Kiến Thức) - Chị Nguyễn Hải Nguyệt (Gia Lâm, Hà Nội) thường xuyên dùng lò vi sóng để rã đông thực phẩm mang trong tủ lạnh ra.

Cứ dịp cuối tuần là chị Nguyễn Hải Nguyệt (Gia Lâm, Hà Nội) thường đi mua thực phẩm cho vào ngăn đá để ăn cả tuần. Chính vì thế, lò vi sóng nhà chị thường xuyên hoạt động hết công suất do hầu như ngày nào cũng phải sử dụng để rã đông thực phẩm mang trong tủ lạnh ra. Tuy nhiên, bạn bè chị cho rằng, không nên lạm dụng chức năng rã đông.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới