Tôm có dấu hiệu này đừng mua, nếu không muốn cả nhà ngộ độc

Nếu đầu tôm chuyển sang màu đen nghĩa là nó có khả năng bị nhiễm kim loại nặng, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Tôm có dấu hiệu này đừng mua, nếu không muốn cả nhà ngộ độc
Dấu hiệu chứng tỏ tôm chứa nhiều chất độc chính là đầu tôm chuyển sang màu đen. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khi mua tôm, bà nội trợ nên quan sát kỹ phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Nên chúng ta không nên ăn đầu tôm. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
Tom co dau hieu nay dung mua, neu khong muon ca nha ngo doc
Ảnh minh họa 
Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm vào tôm nước muối, thậm chí là glixerin - chất từ thủy phân chất béo. Tôm bơm tạp chất là môi trường phù hợp để các loại vi khuẩn phát triển.
Nếu ăn phải loại tôm này, bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài phần đầu, khi mua tôm các mẹ cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.
Lưu ý khi chế biến và ăn tôm
Không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C. Khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Mọi người đều nghĩ, vỏ tôm chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, điều này không đúng. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
Ngoài ra, đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm (còn gọi là chỉ tôm) là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Ăn tôm sai cách khó tránh mắc bệnh vào thân

(Kiến Thức) - Ăn tôm sai cách có thể khiến sức khỏe của bạn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khôn lường. 

Ăn tôm sai cách khó tránh mắc bệnh vào thân
An tom sai cach kho tranh mac benh vao than
Tôm là món hải sản bổ dường giàu năng lượng được ưa chuộng bởi có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Tuy nhiên nếu ăn tôm sai cách lại khiến người ăn đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhiều người khi ăn tôm thường ăn luôn cả mắt tôm vì “nghĩ ăn gì bổ nấy”, ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa được chứng nhận là có cơ sở khoa học. (Nguồn Vina-lucky)
An tom sai cach kho tranh mac benh vao than-Hinh-2
Thậm chí, các bác sĩ chuyên khoa còn cảnh báo nếu ăn tôm khi đang bị đau mắt đỏ, còn làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. (Nguồn Healthplus) 

Những ngộ nhận sai lầm về cách ăn tôm nhiều người mắc phải

Các chuyên gia cho rằng, nhiều người vẫn mắc phải sai lầm khi ăn tôm.

Những ngộ nhận sai lầm về cách ăn tôm nhiều người mắc phải
Nhung ngo nhan sai lam ve cach an tom nhieu nguoi mac phai

Có nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau sinh nếu ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng.

5 sai lầm khi ăn tôm rất nhiều người vẫn đang mắc phải

Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi, vì vậy họ thường cố gắng ăn sạch luôn cả vỏ, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.

5 sai lầm khi ăn tôm rất nhiều người vẫn đang mắc phải

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.