Tỏi chống ung thư nhưng ăn kiểu này chỉ vô ích

Tỏi có tác dụng chống ung thư? Đúng là như vậy nhưng nếu bạn ăn theo cách này, tất cả tỏi bạn đã tiêu thụ trong nhiều năm đều chỉ là vô ích.

Tỏi chống ung thư nhưng ăn kiểu này chỉ vô ích
Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng tỏi chống ung thư, nhiều người theo xu hướng, ăn cả tỏi sống và nấu chín, nghĩ rằng chỉ cần ăn tỏi thường xuyên là có thể chống lại bệnh ung thư. Vậy có thật là như thế không?
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Trong nghiên cứu y học hiện đại, phát hiện tỏi có chứa nhiều germanium, có thể khiến cơ thể con người sản sinh ra interferon, kích hoạt hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên (là một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư) và đại thực bào, từ đó tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời có tác dụng chống ung thư và chống ảnh hưởng ung thư.
Toi chong ung thu nhung an kieu nay chi vo ich
Ảnh minh họa. 
Nhìn chung, do có tác dụng chống ung thư và các tác dụng khác nên nó được dân gian ưa chuộng.
Trên thực tế, ăn tỏi đúng là có thể chống ung thư, thế nhưng có người nói cần phải nấu chín, có người nói cần ăn tỏi sống. Theo các chuyên gia, tỏi nấu chín ít có tác dụng. Cụ thể, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi – allicin. Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Khi làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Thậm chí, nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhưng nếu ăn sống thì phải chú ý phương pháp mới có tác dụng chống ung thư. Mách bạn ăn tỏi đúng cách để loại gia vị này có hiệu quả như thuốc.
Toi chong ung thu nhung an kieu nay chi vo ich-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Trước tiên, bạn phải cắt tỏi thành từng lát mỏng và để ngoài không khí trong 15 phút để tỏi kết hợp với oxy tạo ra allicin. Bản thân tỏi không chống ung thư, allicin là chìa khóa, nó có thể chống ung thư, hay còn gọi là vua chống ung thư.
Chúng ta thường thấy một số người ăn tỏi kiểu "mì ăn liền", bóc ra cái là ăn ngay. Ăn tỏi như vậy là sai cách, không có tác dụng gì cả, nếu bạn cũng ăn tỏi như vậy, thực sự đã lãng phí tác dụng của tỏi, hãy chú ý nhé.
Đồng thời, phải nhớ chọn tỏi tươi, không nên dùng tỏi đã để quá lâu. Tỏi tươi mới thì các hoạt chất trong tỏi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ

Ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thường xuyên ăn tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ

Tỏi mọc mầm ăn được không?

Thuong xuyen an toi moc mam tot cho suc khoe, ngan ngua dot quy

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm, gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Còn tỏi - loại gia vị được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày đã được khoa học chứng minh là không gây độc tố.

Tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường: giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.

Tác dụng khi ăn tỏi mọc mầm

Bảo vệ tim mạch

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Ngăn ngừa đột quỵ

Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene - chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn mầm tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe khi hệ miễn dịch của bạn kém hoặc khi bạn bị cảm lạnh.

Ngăn ngừa lão hoá

Các chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cũng giống như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Ăn 1 tép tỏi mỗi sáng, cơ thể nhận điều mà thuốc bổ cũng khó sánh bằng

6 điều tốt đẹp sẽ "tìm đến" bạn nếu ăn tỏi vào buổi sáng.

Ăn 1 tép tỏi mỗi sáng, cơ thể nhận điều mà thuốc bổ cũng khó sánh bằng

Tỏi là một loại gia vị rất phổ biến. Nhiều người không thích ăn tỏi vì sau khi ăn sẽ có mùi hôi trong miệng. Tuy nhiên, cứ 100 gam tỏi sẽ cung cấp cho bạn gần 150 calo, 33 gam carbs, 6,36 gam protein. Tỏi cũng giàu vitamin B1, B2, B3, B6, folate, vitamin C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, natri và kẽm.

Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.

Tỏi ngâm giấm không bị xanh, không nổi váng chỉ với 3 bước đơn giản

Nếu tỏi có mầm thì bổ đôi tép tỏi, cậy bỏ mầm, hòa cà phê muối vào nước lọc, ngâm tỏi khoảng 1h-2h hoặc có thể lâu hơn.

Tỏi ngâm giấm không bị xanh, không nổi váng chỉ với 3 bước đơn giản

Tỏi là một gia vị cũng như là thần dược chữa nhiều bệnh. Ngoài việc ăn tỏi tươi thì có thể dùng tỏi vào chế biến món hầm, món nướng hoặc làm tỏi ngâm giấm.

Tỏi ngâm giấm cũng là một cách giúp giảm đi mùi vị khó chịu của tỏi, bên cạnh đó nó còn tăng công dụng của tỏi đối với sức khỏe rất nhiều. Hãy cùng tham khảo cách làm tỏi ngâm giấm với công thức của chị Phùng Hà (sống ở Hà Nội) dưới đây nhé.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.