Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 7%/năm trong 10 năm tới?

(Kiến Thức) - Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 chiều 11/1, các chuyên gia kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm trong 10 năm tới. Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2025.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 7%/năm trong 10 năm tới?
Dù tăng trưởng GDP của năm 2020 chưa đạt ½ so với mục tiêu đề ra, song với mức tăng trưởng 2,91% đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á và là một trong 10 quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng dương.
Năm 2020, Việt Nam cũng hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN theo một cách thức chưa từng có tiền lệ. Việt Nam đã ký kết thành công những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương quan trọng.
Ts. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Toc do tang truong GDP cua Viet Nam khoang 7%/nam trong 10 nam toi?
Ts. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 
Trong đó, GDP/người giá thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD, năm 2020 GDP/người đã đạt 3.521 USD. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. GDP/người giá thực tế đạt khoảng 7.500 USD. Hướng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để hiện thực hoá các mục tiêu chiến lược kể trên, dự thảo cũng chỉ ra ba đột phá chiến lược có tính lâu dài, quan trọng trong 10 năm tới (2021-2030).
Thứ nhất, đột phá về thể chế. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và hội nhập. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường.
Thứ hai, đột phá nguồn nhân lực. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam.
Thứ ba, đột phá về hạ tầng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn và hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Cho đến thời điểm năm 2020, giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người của Việt Nam ước khoảng 900 USD/người. Dự kiến, chỉ tiêu này sẽ tăng lên đạt mức 2.000 USD/người vào năm 2030, khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp (công nghiệp mới nổi).
Toc do tang truong GDP cua Viet Nam khoang 7%/nam trong 10 nam toi?-Hinh-2
Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. 
Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng dự báo năm 2021 nền kinh tế của các nền kinh tế chính yếu được dự báo sẽ tăng trưởng dương, hồi phục nhất định, lấy lại những suy giảm của năm 2020. 
Kịch bản lạc quan này được dựa vào nền tảng Covid rồi sẽ qua đi, không phải giữa năm nay thì cũng cuối năm nay. Các nước giàu đã phân phối Vaccine Covid-19, các nước trung bình giữa năm cũng sẽ tiếp cận được với vaccine.
Đương nhiên kịch bản đó không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra như phân phối vaccine không thể dễ dàng kể cả những nước giàu – có xáo trộn và chậm trễ; thay đổi chính trị trên toàn cầu, căng thẳng thương mại song phương đa phương không dễ dàng chấm dứt trong năm 2021 mà còn có thể căng hơn.
Chứng khoán vẫn tăng trưởng do niềm tin về việc vaccine Covid, hệ thống tài chính vẫn khỏe mạnh, chúng ta đang bơm tiền mà tạm quên đi những rủi ro. Trong 5 năm tới làm sao giải quyết được hút tiền về đã bơm ra trong giai đoạn vừa qua.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6,5%, nhưng IMF, WB còn lạc quan hơn, WB dự báo 6,7%; các ngân hàng quốc tế dự báo từ 6,8 – 7%. Kỳ vọng này nằm trên yếu tố ổn định vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chịu tác động bất ổn toàn cầu nhưng vẫn giữ được ổn định vĩ mô trong vòng 30 năm qua.
Năm 2020, mặc dù Việt Nam duy trì được nền ổn định vĩ mô, nhưng đầu tư của doanh nghiệp (tư nhân và FDI) đều suy giảm; sức mua trên thị trường giảm. Liệu sức mua có hồi phục trong năm 2021 hay không? Xuất khẩu là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam 2020. Liệu Việt Nam có đa dạng được thị trường trong năm 2021 hay không là một thách thức. Việt Nam là điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Trước khi virus Corona xuất hiện, Vũ Hán của Trung Quốc giàu cỡ nào?

Vũ Hán là thành phố đang được nhiều người nhắc tới giữa đợt bùng phát dịch bệnh do virus Corona.

Trước khi virus Corona xuất hiện, Vũ Hán của Trung Quốc giàu cỡ nào?
Truoc khi virus Corona xuat hien, Vu Han cua Trung Quoc giau co nao?
 Vũ Hán - nơi khởi phát của dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona đang được thế giới nhắc đến nhiều lần. Trước khi dịch bệnh xảy ra, thành phố này là nơi giàu có, và là trung tâm công nghiệp quan trọng ở Trung Quốc. 

VNDirect: VND sẽ mạnh lên và là con dao hai lưỡi trong năm 2021

(Kiến Thức) - Trong một báo cáo về triển vọng năm 2021, Chứng khoán VNDirect cho hay Việt Nam Đồng có thể mạnh lên tuy vậy sẽ là con dao hai lưỡi. 

VNDirect: VND sẽ mạnh lên và là con dao hai lưỡi trong năm 2021

VNDirect dự báo GDP Việt Nam tăng 7,1% trong năm 2021 với tăng trưởng được lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực. Nền tảng vĩ mô tiếp tục được củng cố với thặng dư cán cân vãng lai, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng trong khi áp lực lạm phát có xu hướng giảm.

Các yếu tố này sẽ củng cố nền tảng vĩ mô trong nước và tạo ra bước đệm giúp Việt Nam có thể đối mặt với các rủi ro từ bên ngoài cũng như hỗ trợ cho việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái.

Những loại trái cây độc đáo được săn lùng dịp Tết

(Kiến Thức) - Với tạo hình độc đáo, mang nhiều ý nghĩa trong năm mới, các loại trái cây này được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán.

Những loại trái cây độc đáo được săn lùng dịp Tết
Nhung loai trai cay doc dao duoc san lung dip Tet
 Vài năm gần đây, bưởi thỏi vàng có in chữ “Tài”, “Lộc” trở thành một trong những trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Tiền phong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.