(VietnamDaily) - Cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm ở Nam Phi đang bùng phát sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma bị tống giam.
Thiên An
Theo Reuters, Nam Phi đang chìm trong bạo loạn với các cuộc biểu tình bạo lực sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma bị tống giam. (Nguồn ảnh: Reuters)
Những cuộc biểu tình bùng nổ sau khi ông Zuma bị bắt giữ hồi tuần trước trong bối cảnh nước này đang đối mặt với tình trạng khó khăn vì các biện pháp hạn chế kinh tế và xã hội được áp dụng để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Cảnh sát Nam Phi ngày 13/7 cho biết, ít nhất 72 người đã thiệt mạng và hơn 1.200 người đã bị bắt giữ trong đợt biểu tình ở Nam Phi những ngày qua.
Cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực khi đám đông đụng độ với lực lượng an ninh và các vụ giẫm đạp xảy ra.
Nhiều cửa hiệu ở Nam Phi bị cướp phá, phóng hỏa trong cuộc bạo loạn.
Được biết, đây là vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại Nam Phi.
Cảnh sát chĩa súng về phía người biểu tình ở Soweto, Johannesburg, Nam Phi, ngày 13/7.
Bên trong trung tâm thương mại Jabulani bị cướp phá ở Soweto ngày 13/7.
Một người dân địa phương truy tìm những kẻ cướp phá trong siêu thị ở Durban hôm 13/7.
Binh sĩ Nam Phi đứng trước những cây ATM bị hư hại bên ngoài một ngân hàng ở Soweto.
Một người người biểu tình mang theo đồ cướp được từ một cửa hàng ở Katlehong rồi tháo chạy hôm 12/7.
Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông trong cuộc biểu tình ở Johannesburg ngày 11/7.
Những người biểu tình khiêng đồ lấy từ một trung tâm thương mại ở Katlehong hôm 12/7.
Cảnh sát được triển khai trên đường phố ở Katlehong để trấn áp đám đông biểu tình.
Thi thể một nạn nhân được phủ chăn trên đường phố ở Katlehong ngày 12/7.
Mời độc giả xem thêm video về vụ giẫm đạp khiến hàng chục người thiệt mạng ở Israel (Nguồn video: THĐT)
Bao nhiêu quan chức rời chính quyền Trump hậu bạo loạn ở Đồi Capitol?
(VietnamDaily) - Nhiều quan chức Mỹ quyết định từ chức hoặc bị sa thải sau vụ bạo loạn ở Đồi Capitol vừa qua.
Hôm 6/1 (giờ địa phương), hàng trăm người tham gia một cuộc mít tinh ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội gây hỗn loạn. Sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol, nhiều quan chức Mỹ đã quyết định từ chức hoặc bị sa thải. Ảnh: AP.
Hãng Reuters đưa tin, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Elaine Chao thông báo bà sẽ rời nhiệm sở vào ngày 11/1 tới. Ảnh: Getty.
"Vụ tấn công Điện Capitol khiến tôi lo lắng khôn nguôi theo cách mà tôi đơn giản là không thể gạt sang một bên", bà Chao cho biết. Ảnh: Reuters.
Không lâu sau bà Chao, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cũng nộp đơn từ chức lên Tổng thống Trump vào tối 7/1 (giờ địa phương). Ảnh: Bloomberg.
Ông Steve Sund, người đứng đầu Lực lượng Cảnh sát Quốc hội Mỹ, hôm 7/1 cho biết ông sẽ từ chức vào ngày 16/1 tới. Ảnh: Getty.
Quyết định của ông Sund được đưa ra một ngày sau khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump xông vào tòa nhà Quốc hội, gây ra cảnh hỗn loạn chưa từng có và khiến ít nhất 5 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Matt Pottinger (ảnh), một trong những người phụ trách xây dựng chính sách Trung Quốc của Tổng thống Trump, bất ngờ từ chức hôm 7/1. Ryan Tully, cố vấn Nhà Trắng phụ trách vấn đề Nga và châu Âu, cũng xin rời nhiệm sở sau đó. Ảnh: Getty.
Gabriel Noronha, cố vấn đặc biệt trong nhóm Hành động Iran thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, bị sa thải sau khi bày tỏ giận dữ với người biểu tình trên Twitter, cáo buộc ông Trump (ảnh) đã kích động đám đông và cho rằng ông chủ Nhà Trắng "không còn đủ khả năng cầm quyền và cần ra đi". Ảnh: PTI.
Reuters đưa tin, ông Ryan Tully, cố vấn cấp cao về quan hệ với Nga của Tổng thống Donald Trump, từ chức ngày 7/1. Ảnh: Cảnh hỗn loạn tại Điện Capitol hôm 6/1.
Trước đó, Stephanie Grisham, cựu Giám đốc truyền thông kiêm Thư ký báo chí Nhà Trắng và là Chánh văn phòng của Đệ nhất phu nhân Melania Trump, đã đệ đơn từ chức, có hiệu lực ngay trong chiều 6/1. Ảnh: NYT.
Hai quan chức Nhà Trắng là Phó thư ký báo chí Sarah Matthews (ảnh) và Thư ký các vấn đề xã hội Rickie Niceta cũng đã từ nhiệm trong ngày 6/1. Ảnh: Getty.
Ngoài ra, Elinore McCance-Katz, Trợ lý Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cũng gửi thư xin từ chức sau vụ bạo loạn xảy ra tại trụ sở Quốc hội Mỹ hôm 6/1. Ảnh: Getty.
Điện Capitol ra sao sau 1 tuần vụ bạo loạn xảy ra?
(VietnamDaily) - Một tuần sau khi vụ bạo loạn xảy ra, cảnh tượng hàng trăm thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ nằm nghỉ ở khu vực hành lang trong tòa nhà Quốc hội (Điện Capitol) khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc.
Hãng Reuters đăng tải những hình ảnh bên trong Điện Capitol hôm 13/1, một tuần sau khi vụ bạo loạn xảy ra, cho thấy hàng trăm thành viên của Vệ binh Quốc gia nằm nghỉ tại khu vực hành lang của tòa nhà Quốc hội Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters)
The Guardian đưa tin, những binh sĩ này được triển khai đến tòa nhà Quốc hội Mỹ, có nhiệm vụ phối hợp với cảnh sát bảo vệ Điện Capitol.
Được biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chấp thuận trang bị vũ khí sát thương cho Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol.
Quyết định vũ trang cho lực lượng Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol được Lầu Năm Góc thông qua hôm 12/1.
Ngoài vũ khí sát thương, Vệ binh Quốc gia bảo vệ Điện Capitol còn được trang bị mũ bảo vệ, mặt nạ phòng độc và giáp chống đạn Kevlar.
Thành viên Vệ binh Quốc gia nằm ngủ bên trong Điện Capitol hôm 13/1.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai tới Điện Capitol do lo ngại biểu tình bạo lực trước ngày ông Biden tuyên thệ nhậm chức.
Trước đó, vào ngày 6/1, người biểu tình ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington và gây náo loạn. Ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol này. Ảnh: Các thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia tại Điện Capitol.
Sau khi vụ bạo loạn xảy ra, an ninh đã được tăng cường tại khu vực tòa nhà Quốc hội Mỹ, nhất là khi sắp đến ngày diễn ra lễ nhậm chức của ông Joe Biden.
Các thành viên Vệ binh Quốc gia xem điện thoại trong lúc nằm nghỉ ở khu vực hành lang bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 13/1.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.