Toàn cảnh khu tập thể vừa được Hà Nội lập quy hoạch cải tạo
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa quyết định lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng lại 23 chung cư cũ với khoảng 6.000 dân ở khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Theo Quang Hùng/congluan
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự toán lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Đây là khu chung cư đầu tiên được lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng lại trong giai đoạn 2021-2025. Trước đó, việc cải tạo chung cư cũ chỉ được thực hiện với từng tòa nhà, không làm đồng bộ cả khu chung cư.
Với số tiền dự toán lập quy hoạch hơn 1,2 tỉ đồng, khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ là khu chung cư cũ đầu tiên được thành phố lập quy hoạch tổng thể trong thời gian tới, bởi trước đây, việc cải tạo chung cư cũ mới chỉ được thực hiện với từng tòa nhà. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch rộng khoảng 30ha, phía bắc trùng với tim đường Hoàng Quốc Việt, phía tây trùng với mép vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc, các phía còn lại trùng với tim phố Tô Hiệu.
Khu tập thể Nghĩa Tân gồm 23 nhà chung cư, cao từ 3 đến 5 tầng, diện tích trung bình căn hộ từ 18 đến 20m2, xây dựng từ năm 1987.
Hơn 40 năm qua, trong quá trình sinh sống người dân tiến hành cải tạo, cơi nới để có thêm diện tích sinh hoạt.
Kết cấu nhiều chung cư đã bị ảnh hưởng mạnh do việc mở rộng cơi nới, làm chuồng cọp.
Sau thời gian dài sử dụng, đến nay khu tập thể xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng cơi nới, lấn chiếm không gian chung khiến khu tập thể ngày càng ngột ngạt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân. Dưới mặt đất phần lớn, các hộ tầng 1 đua nhau lấn chiếm làm nơi buôn bán kinh doanh, bên trên thì cơi nới làm chuồng cọp mở rộng diện tích sinh hoạt.
Ghi nhận của PV, xung quanh khu tập thể Nghĩa Tân có đầy đủ trường học, trường mầm non, trung tâm văn hoá thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi...
Trước thông tin về việc thành phố có chủ trương lập quy hoạch chi tiết để xây dựng lại khu Nghĩa Tân, nhiều người dân tại đây cho biết họ chưa nắm được thông tin này.
Một số người dân sống tại khu tập thể Nghĩa Tân cho biết, trước đây việc cải tạo chung cư cũ cũng đã được một số nhà đầu tư quan tâm tới đo đạc khảo sát nhưng chưa thấy thay đổi gì. Người dân mong Thành phố có phương án cải tạo, sửa chữa tổng thể kịp thời khối nhà, bảo đảm an toàn cho các hộ dân sinh sống, nhất là tình trạng thấm dột khi mưa.
Nhìn từ trên cao khu tập thể Nghĩa Tân khó có thể nhận ra diện mạo của các ngôi nhà vì trên mái nhà người dân cơi nới.
Hà Nội: Cận cảnh các khu tập thể phải di dân khẩn cấp trong mùa mưa bão
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các quận Ba Đình, Đống Đa khẩn trương kiểm tra, rà soát, phân loại và lập danh mục chung cư cũ; hướng dẫn các chủ sở hữu, chủ sử dụng sửa chữa, bảo trì theo quy định và tổ chức di dời, tạm cư đối với các nhà nguy hiểm trên địa bàn do mình quản lý.
Tháng 5/2021, Sở Xây dựng Hà Nội vừa ký công văn số 4724 gửi Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Ban Quản lý các công trình nhà ở - công sở và UBND các quận Ba Đình, Đống Đa về "sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn thành phố".
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức về hiện trạng xuống cấp của các khu tập thể cũ trên địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình.
Khu C8, tập thể Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) được gắn biển cảnh báo "Nhà nguy hiểm cấp độ D".
Hiện có 135 hộ dân đang sinh sống tại khu C8. Toàn bộ tầng 1 của khu này được người dân cơi nới để kinh doanh.
Người dân tận dụng các tấm nhựa để che mưa, che nắng trên các "chuồng cọp" cơi nới thêm.
Tại khu vực cầu thang, cơ quan chức năng đã phải gia cố khung sắt từ tầng 1 đến tầng 5 để chống đổ sập.
Thậm chí, có hộ dân còn tận dụng vỉa hè để làm giường ngủ và chỗ bán hàng tạp hoá.
Khu tập thể Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Nhiều năm qua, người dân tại các khu tập thể xuống cấp luôn mong mỏi có được chỗ ở mới, an toàn hơn, ổn định hơn.
Người dân phải hắt nước lên tấm vải che nắng để giảm bớt cái oi bức của mùa hè.
98% các hộ dân nơi đây đều cơi nới "chuồng cọp" để có thêm không gian sinh sống.
Nhưng việc cải tạo, sửa chữa những khu tập thể này vẫn giẫm chân tại chỗ suốt 20 năm qua.
3 NĐT "đua tranh" khu đô thị gần 1.600 tỷ tại Cao Bằng
DA Phát triển đô thị phường Sông Bằng (khu C) gần 1.600 tỷ tại tỉnh Cao Bằng thu hút sự quan tâm của 3 nhà đầu tư đăng ký thực hiện gồm: Sông Đà - Việt Đức, Tập đoàn Đông Đô và Tập đoàn Nam Mê Kông.
Theo kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Phát triển đô thị phường Sông Bằng (khu C) vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng công bố, có 3 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án. Cụ thể, gồm: Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông (Mekong Group), Công ty CP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức, Công ty CP Tập đoàn Đông Đô. Cả 3 nhà đầu tư đều có địa chỉ tại TP Hà Nội.
Trong đó, Mekong Group tiền thân là Công ty CP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3), được thành lập ngày 17/9/2002, có địa chỉ trụ sở chính tại tầng 11, tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 13/12/2007 với mã VC3.
Hải Phòng: Mất ăn mất ngủ sống trong khu tập thể xuống cấp nghiêm trọng
Người dân lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì hàng ngày phải sống trong khu tập thể cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng và có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Theo tìm hiểu, khu tập thể 206, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng có 89 hộ dân đang sinh sống tại đây.
Khu tập thể trên cao 3 tầng và được xây từ rất nhiều năm về trước.
Sau mấy chục năm sử dụng, đến nay khu tập thể 206 đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị đổ sập bất cứ lúc nào.
Người dân sinh sống tại đây lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ nhà bị đổ sập.
Theo quan sát, tại nhiều vị trí như trần nhà, khu vực cầu thang, lan can đã bị bong tróc từng mảng vữa lớn, thậm chí nhiều nơi để lộ cả lõi bê tông cốt thép.
Dẫn PV đi đến từng phòng của khu tập thể, ông Phạm Văn Điển, một hộ dân sống tại đây cho biết, khu tập thể trên trước đây là của Công ty đóng tàu Bạch Đằng. Cán bộ công nhân viên làm trong công ty thì được phân nhà.
Gia đình ông Điển cũng là công nhân của Công ty và đã sinh sống ở đây mấy chục năm rồi. Sau đó Công ty tổ chức thanh lý và hiện tại sở hữu nhà thuộc các hộ dân.
Sinh sống trong khu tập thể chủ yếu là các lao động nghèo. Sau nhiều năm nhà bị xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng vữa bở ra và rơi xuống cả mảng thường xuyên, khiến người dân vô cùng lo lắng, bất an.
Chỉ vào chiếc cột trước nhà đã bị nứt vỡ, lộ nguyên cả mảng gạch vữa đã được gia cố chằng buộc bằng đoạn dây thép, bà Ngô Thị Dung cho biết, bà ở đây từ năm 1975. Gần đây nhà xuống cấp quá, lo lắng chiếc cột trước nhà có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào, đe dọa đến tính mạng nên bà Dung đã phải sang tá túc ở nhà người thân, thỉnh thoảng bà mới dám về.
Trước đó, bà Dung và nhiều hộ dân khác tại khu tập thể cũng có ý định sửa chữa lại nhà để ở nhưng do quá xuống cấp, không thể sửa chữa được nên lực bất tòng tâm đành phải sống trong cảnh thấp thỏm vì sợ vữa rơi, nhà sập…
Một số hộ “cố đấm ăn xôi” sửa chữa trần nhà, tường…nhiều lần và tốn kém hàng chục triệu đồng, nhưng vẫn không ngừng lo lắng “được ngày nào hay ngày ấy”.
Cũng theo người dân, các hộ dân trong khu tập thể 206 từng nộp hồ sơ, giấy tờ về nhà ở tới chính quyền sở tại để chờ phương án giải quyết, hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa nhận được câu trả lời cụ thể.
Theo chủ tịch UBND phường Lê Lợi (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) Nguyễn Thị Bích Hường, trước đây khu tập thể trên thuộc Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Hiện một số hộ đã được thanh lý, còn lại một số thì Công ty Kinh doanh nhà đang quản lý.
Khu tập thể 206 xuống cấp đã được thành phố đánh giá cấp độ D. Quận Ngô Quyền đã có chỉ đạo thu thập hồ sơ gửi về quận, cũng như khu tập thể Vạn Mỹ (Cầu Tre), để tới đây quận, thành phố sắp sẽ xếp bố trí. Phường cũng đã có thông báo tới các hộ dân, theo chỉ đạo, đến tháng 4 phải xong hồ sơ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thị trấn kỳ lạ nơi người dân dùng kim cương làm gạch xây nhà (Nguồn: Kienthucnet):
Nghe con gái nói có kẻ đang lấy trộm xe máy nhà mình, bác sĩ T. vừa hô hoán vừa chạy đến ngăn cản nên bị tên trộm đâm một nhát thấu ngực dẫn đến tử vong.
Tòa lâu đài cổ tích khiến nhiều người sửng sốt bởi thiết kế vô cùng nguy nga, tráng lệ. Từng chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ, sắc sảo và mang âm hưởng của kiến trúc thần thoại Hy Lạp.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Nhiều nguồn tin cho biết, Á hậu Phương Nhi có thể sẽ chuyển về sống trong trong khu biệt thự xa hoa bậc nhất thủ đô, mỗi căn trị giá 300 - 500 tỷ đồng.
Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tuyết Nguyên (Công ty Tuyết Nguyên) vừa được Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều công bố trúng 2 gói thầu mua sắm thiết bị.
Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.