Toàn cảnh đại dịch COVID-19 “phủ bóng” toàn cầu trong tháng 3/2020

Toàn cảnh đại dịch COVID-19 “phủ bóng” toàn cầu trong tháng 3/2020

(Kiến Thức) - Cuộc chiến chống dịch COVID-19 là vấn đề quan trọng nhất trên toàn thế giới hiện nay.

Trong tháng 3/2020, thế giới quay cuồng trong "cơn bão"  COVID-19, với số ca nhiễm và tử vong tăng cao, đặc biệt là tại Mỹ và nhiều quốc gia Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha,... Các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi cũng đang "căng mình" chống dịch. (Nguồn ảnh: Reuters)
Trong tháng 3/2020, thế giới quay cuồng trong "cơn bão" COVID-19, với số ca nhiễm và tử vong tăng cao, đặc biệt là tại Mỹ và nhiều quốc gia Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha,... Các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi cũng đang "căng mình" chống dịch. (Nguồn ảnh: Reuters)
Dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Nhiều nước như Italy, Ấn Độ,...đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và thực hiện việc giữ khoảng cách xã hội an toàn nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm virus.
Dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Nhiều nước như Italy, Ấn Độ,...đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và thực hiện việc giữ khoảng cách xã hội an toàn nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm virus.
Tính đến sáng ngày 2/4, thế giới ghi nhận tổng cộng gần 931.000 người nhiễm COVID-19 và 46.781 người tử vong. Cuộc chiến chống COVID-19 thực sự đang rất khốc liệt và dự báo sẽ còn kéo dài.
Tính đến sáng ngày 2/4, thế giới ghi nhận tổng cộng gần 931.000 người nhiễm COVID-19 và 46.781 người tử vong. Cuộc chiến chống COVID-19 thực sự đang rất khốc liệt và dự báo sẽ còn kéo dài.
Các y bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này đang nỗ lực hết sức.
Các y bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này đang nỗ lực hết sức.
Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng tại một khu vực ở làng Guryong, Seoul, ngày 3/3.
Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng tại một khu vực ở làng Guryong, Seoul, ngày 3/3.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 1/4 đã gọi đại dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ Thế chiến II.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 1/4 đã gọi đại dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ Thế chiến II.
Mỹ đang là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Tính đến trưa ngày 2/4, nước này ghi nhận hơn 215.000 ca nhiễm. Đứng thứ hai là Italy với hơn 110.000 người mắc COVID-19.
Mỹ đang là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Tính đến trưa ngày 2/4, nước này ghi nhận hơn 215.000 ca nhiễm. Đứng thứ hai là Italy với hơn 110.000 người mắc COVID-19.
Hai nhân viên y tế an ủi nhau bên ngoài phòng cấp cứu tại bệnh viện Severo Ochoa ở Leganes, Tây Ban Nha, ngày 26/3. Được biết, Tây Ban Nha đang là "ổ dịch" COVID-19 lớn thứ ba thế giới, với hơn 104.000 ca nhiễm và hơn 9.000 người tử vong.
Hai nhân viên y tế an ủi nhau bên ngoài phòng cấp cứu tại bệnh viện Severo Ochoa ở Leganes, Tây Ban Nha, ngày 26/3. Được biết, Tây Ban Nha đang là "ổ dịch" COVID-19 lớn thứ ba thế giới, với hơn 104.000 ca nhiễm và hơn 9.000 người tử vong.
Những kệ hàng trong siêu thị ở Harpenden, Anh, trống trơn ngày 18/3 khi người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ. Anh hiện ghi nhận gần 30.000 ca mắc COVID-19.
Những kệ hàng trong siêu thị ở Harpenden, Anh, trống trơn ngày 18/3 khi người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ. Anh hiện ghi nhận gần 30.000 ca mắc COVID-19.
Các nhân viên của công ty giao đồ ăn tuân thủ giãn cách xã hội khi đợi khách hàng gọi đồ tại một trung tâm thương mại ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 24/3/2020.
Các nhân viên của công ty giao đồ ăn tuân thủ giãn cách xã hội khi đợi khách hàng gọi đồ tại một trung tâm thương mại ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 24/3/2020.
Mọi người phải giữ khoảng cách nhất định bên trong thang máy của một trung tâm thương mại ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia, ngày 18/3.
Mọi người phải giữ khoảng cách nhất định bên trong thang máy của một trung tâm thương mại ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia, ngày 18/3.
Một người vô gia cư cầm tấm biển cầu xin sự giúp đỡ bên ngoài một nhà ga tàu điện ngầm ở London, Anh, ngày 19/3.
Một người vô gia cư cầm tấm biển cầu xin sự giúp đỡ bên ngoài một nhà ga tàu điện ngầm ở London, Anh, ngày 19/3.
Người đàn ông ăn mì cạnh cửa sổ trong một khu dân cư ở Vũ Hán - tâm điểm bùng phát dịch COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 10/3. Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc nhìn chung đã được khống chế. Từ 0h ngày 25/3, các địa phương ở tỉnh Hồ Bắc chính thức được gỡ bỏ hạn chế đi lại sau hai tháng bị phong tỏa. Ngày 28/3, thành phố Vũ Hán bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vốn được áp đặt từ 23/1.
Người đàn ông ăn mì cạnh cửa sổ trong một khu dân cư ở Vũ Hán - tâm điểm bùng phát dịch COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 10/3. Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc nhìn chung đã được khống chế. Từ 0h ngày 25/3, các địa phương ở tỉnh Hồ Bắc chính thức được gỡ bỏ hạn chế đi lại sau hai tháng bị phong tỏa. Ngày 28/3, thành phố Vũ Hán bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vốn được áp đặt từ 23/1.
Một hố chôn được phun thuốc khử trùng trước khi thi thể người phụ nữ tử vong vì COVID-19 được chôn cất tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 28/3. Được biết, Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 0h ngày 25/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Một hố chôn được phun thuốc khử trùng trước khi thi thể người phụ nữ tử vong vì COVID-19 được chôn cất tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 28/3. Được biết, Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 0h ngày 25/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Các công nhân phun thuốc khử trùng tại Dinh Dolmabahce ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 11/3.    Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Các công nhân phun thuốc khử trùng tại Dinh Dolmabahce ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 11/3.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT