Tòa Tối cao không là trọng tài quyết định kết quả bầu cử Tổng thống?

Theo các chuyên gia pháp lý, trong khi Tổng thống Trump muốn Tòa án Tối cao Mỹ "cân đong" nếu kết quả bầu cử quá sít sao, nhưng cơ quan này không thể là trọng tài cuối cùng trong cuộc chiến pháp lý này.

Các chuyên gia pháp lý cho biết, Tòa án Tối cao có thể không đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Trump để dừng việc kiểm phiếu qua thư nhận được trước hoặc trong ngày bầu cử. Họ cũng nghi ngờ về việc tranh chấp pháp lý tại tòa án có thể làm thay đổi kết quả của cuộc đua tại các bang cạnh tranh quyết liệt như Michigan và Pennsylvania.
Toa Toi cao khong la trong tai quyet dinh ket qua bau cu Tong thong?
 Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Biden và Trump. Ảnh: CNN.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 4/11 (giờ Mỹ) đã xuất hiện tại Nhà Trắng và tuyên bố chiến thắng bầu cử dù quá trình kiểm phiếu vẫn đang diễn ra tại nhiều bang.
Tổng thống Trump phản đối việc bỏ phiếu qua thư, nhưng ông chủ Nhà Trắng không đưa ra bằng chứng chứng minh rằng điều này dẫn đến gian lận bầu cử. “Đây là vụ gian lận lớn đối với đất nước chúng ta. Chúng tôi muốn luật pháp được sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, chúng tôi sẽ khiếu nại lên Tòa án Tối cao Mỹ. Chúng tôi muốn việc kiểm phiếu dừng lại”, ông Trump nói.
Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho cáo buộc của mình hay nêu chi tiết vụ kiện mà ông sẽ khiếu nại tại Tòa án Tối cao. Cuối ngày 4/11, đội ngũ tranh cử của Trump đã đệ đơn để can thiệp vào một vụ án đang chờ giải quyết tại Tòa án Tối cao nhằm ngăn chặn các lá phiếu qua thư gửi đến muộn ở Pennsylvania.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump và các thành viên đảng Cộng hòa khác cũng đệ đơn khiếu nại ở những bang khác với nỗ lực ngăn chặn việc kiểm phiếu ở Michigan.
Tính đến tối 4/11 (giờ Mỹ), kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. Cuộc đua tại một số tiểu bang đang cạnh tranh gắt gao có thể quyết định kết quả bầu cử trong vài giờ hoặc vài ngày tới, bởi có một số lượng lớn các lá phiếu gửi qua thư chưa được kiểm đếm.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, dù có những phản đối với các lá phiếu hoặc các thủ tục bỏ phiếu và kiểm phiếu, nhưng vẫn chưa rõ liệu những tranh chấp như vậy có quyết định kết quả bầu cử cuối cùng hay không.
Ned Foley, chuyên gia luật tại Đại học Ohio cho biết, cuộc bầu cử hiện tại không có những yếu tố để dẫn đến tình huống như trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000, khi Tòa án Tối cao bác yêu cầu kiểm lại phiếu ở Florida và mang lại chiến thắng cho cựu Tổng thống George W. Bush trước đối thủ Al Gore của đảng Dân chủ.
“Còn rất sớm để nói lên điều gì nhưng tại thời điểm hiện tại, cuộc bầu cử sẽ không diễn biến theo hướng Tòa án Tối cao là trọng tài quyết định”, ông Foley nói.
Cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều có đội ngũ luật sư sẵn sàng để chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý khi kết quả bầu cử quá sít sao. Đội ngũ của ông Biden gồm có Marc Elias, luật sư hàng đầu về bầu cử tại công ty Perkins Coie, Donald Verrilli, luật sư Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Obama và Walter Dellinger, luật sư Nhà Trắng thời ông Bill Clinton. Trong khi đó, đội ngũ của ông Trump có Matt Morgan, người đứng đầu nhóm luật sư cho chiến dịch tranh cử, William Consovoy, luật sư Tòa án Tối cao và Justin Clark, cố vấn cấp cao của chiến dịch tranh cử.
Jenna Ellis – luật sư của ông Trump hôm 4/11 cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox Business: “Nếu chúng tôi phải trải qua những tranh chấp pháp lý này, đó không phải là điều chưa từng xảy ra. Tổng thống Trump muốn đảm bảo rằng cuộc bầu cử không bị đánh cắp”.
Vụ kiện gần nhất được Tòa án Tối cao giải quyết là tranh chấp ở Pennsylvania, trong đó đảng Cộng hòa phản đối quyết định vào tháng 9 của tòa án cấp cao nhất của Pennsylvania cho phép các phiếu bầu gửi qua thư đã được đóng dấu bưu điện trước ngày bầu cử và vẫn được kiểm đếm nếu nhận được 3 ngày sau đó.
Tòa án Tối cao trước đó đã từ chối đơn kháng cáo của đảng Cộng hòa, nhưng 3 thẩm phán vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục vụ kiện sau ngày bầu cử.
Ngay cả khi tòa án thụ lý vụ kiện và đưa ra phán quyết cho đảng Cộng hòa, điều này có thể không quyết định kết quả bỏ phiếu cuối cùng ở Pennsylvania do vụ việc chỉ liên quan đến các lá phiếu qua thư nhận được sau ngày 3/11.

Chuyên gia cảnh báo ông Biden gặp “ác mộng” trong ngày bầu cử Mỹ

(Kiến Thức) - Theo phân tích của chuyên gia Ben Walker, mặc dù đang dẫn trước Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc, ứng viên Joe Biden vẫn có thể thua trong cuộc bầu cử Mỹ diễn ra vào ngày 3/11 tới.

Theo tờ Express, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump trong các cuộc thăm dò ở các bang chiến địa khi ngày bầu cử Mỹ đang tới gần.
Cuộc thăm dò của Guardian và Opinium cho thấy, ông Biden dẫn đầu tại Florida, Michigan, Pennsylvania và Arizona,... Cựu Phó Tổng thống Mỹ nhận được khoảng 50% tỷ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò và dẫn trước ông Trump ít nhất 10 điểm.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Trump-Biden dồn lực chạy đua trước giờ "G"

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump và ứng viên Joe Biden của Đảng Dân chủ đang nỗ lực vận động tranh cử vào phút chót để thu hút sự ủng hộ của cử tri.

Bau cu Tong thong My: Ong Trump-Biden don luc chay dua truoc gio
 Hãng thông tấn Reuters tiếp tục đăng tải loạt ảnh ghi lại nhiều hoạt động của Tổng thống Trump và ứng viên Joe Biden trong những ngày cuối cùng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức diễn ra vào ngày 3/11 tới. (Nguồn ảnh: Reuters)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.