Nếu Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, quyết định có thẩm quyền xử vụ này, các phiên điều trần pháp lý sẽ diễn ra sau đó.
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc (LHQ) xem xét khả năng xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về ở Biển Đông. |
Năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc, yêu cầu Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) công bố những tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp là vô giá trị.
Trung Quốc nói tòa PCA không có quyền tài phán để xử vụ kiện này và không tham gia phiên xử. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông khiến một số láng giềng Châu Á phẫn nộ.
Manila đã gửi nhóm luật sư cao cấp gồm 5 thành viên đến phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 13/7. Philippines đã có tranh chấp với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough và đặc biệt là quần đảo Trường Sa.
Philippines tuyên bố cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc dùng làm đường biên giới để tuyên bố lãnh thổ là trái luật, xét theo Công ước LHQ về Luật Biển và muốn tòa PCA phán quyết yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật.
Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giáo Trung Quốc lúc đó là Dương Khiết Trì (hiện là Ủy viên Quốc vụ đặc trách đối ngoại, một chức vụ còn cao hơn) ngạo mạn nói với các nước láng giềng rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ và đơn giản đây là thực tế”.
Năm vị quan tòa của Tòa án Trọng tài Thường trực PCA sẽ quyết định vụ Philippines kiện Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả hai quốc gia này đều ký kết. Phí tham gia kiện vẫn rẻ hơn xây dựng quân đội và đây là sân chơi cân bằng hơn cho Philippines bé nhỏ đối đầu với nước láng giềng Trung Quốc khổng lồ.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc trái phép bồi đắp “đảo nhân tạo” và xây dựng cơ sở ở một số rạn san hô, khiến Mỹ đưa ra kêu gọi tạm ngưng những hoạt động này.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đang trái phép xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngoài việc xây dựng những cơ sở khác.