Tỏ tường năng lực tàu chiến Canada vừa tới Việt Nam

Tỏ tường năng lực tàu chiến Canada vừa tới Việt Nam

(Kiến Thức) - Tàu chiến Canada thăm Việt Nam sở hữu năng lực tác chiến khá mạnh mẽ, có khả năng tấn công tiêu diệt các tàu mặt nước, máy bay và tên lửa hành trình. 

Sáng nay (18/10), tàu hộ vệ HMCS Vancouver của Hải quân Hoàng gia Canada đã cập cảng Sài Gòn bắt đầu chuyến thăm TP HCM. Chuyến thăm của HMCS Vancouver nằm trong khuôn khổ chương trình tập trận WESTPLOY 16 nhằm tăng cường quan hệ giữa Hải quân Hoàng gia Canada (RCN) và hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Sáng nay (18/10), tàu hộ vệ HMCS Vancouver của Hải quân Hoàng gia Canada đã cập cảng Sài Gòn bắt đầu chuyến thăm TP HCM. Chuyến thăm của HMCS Vancouver nằm trong khuôn khổ chương trình tập trận WESTPLOY 16 nhằm tăng cường quan hệ giữa Hải quân Hoàng gia Canada (RCN) và hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Tàu chiến Canada thăm Việt Nam lần này mang theo hơn 200 thủy thủ do trung tá Clive Butler chỉ huy. Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ chỉ huy quân sự TP.HCM đã có mặt tại buổi đón tàu cập cảng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Tàu chiến Canada thăm Việt Nam lần này mang theo hơn 200 thủy thủ do trung tá Clive Butler chỉ huy. Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ chỉ huy quân sự TP.HCM đã có mặt tại buổi đón tàu cập cảng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Đại tá Hà Xuân Xứ, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân, chào mừng trung tá Butler cùng các thủy thủ đến Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng đoàn hải quân Canada có những kỷ niệm đẹp tại TP.HCM. Theo lịch trình, trung tá Butler chiều 18/10 sẽ có buổi gặp với lãnh đạo thành phố. Ảnh: Sĩ quan chỉ huy HMCS Vancouver rời tàu đặt chân lên cầu cảng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Đại tá Hà Xuân Xứ, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân, chào mừng trung tá Butler cùng các thủy thủ đến Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng đoàn hải quân Canada có những kỷ niệm đẹp tại TP.HCM. Theo lịch trình, trung tá Butler chiều 18/10 sẽ có buổi gặp với lãnh đạo thành phố. Ảnh: Sĩ quan chỉ huy HMCS Vancouver rời tàu đặt chân lên cầu cảng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Vietnamnet
HMCS Vancourver là một trong các tàu chiến chủ lực của Hải quân Canada hiện nay, nó thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình Halifax được chế tạo số lượng lớn (12 chiếc) kể từ cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Wiki
HMCS Vancourver là một trong các tàu chiến chủ lực của Hải quân Canada hiện nay, nó thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình Halifax được chế tạo số lượng lớn (12 chiếc) kể từ cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: Wiki
Tàu chiến HMCS Vancouver (FFG-331) có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.995 tấn, toàn tải lên tới 5.000 tấn, dài 134,2m, rộng 16,5m, mớn nước 7,1m. Con tàu được trang bị hệ thống động cơ kết hợp tuốc bin khí (hai máy LM2500) và một máy diesel SEMT Pielstick 20 PA6 V 280 cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình 13.000km. Nguồn ảnh: Wiki
Tàu chiến HMCS Vancouver (FFG-331) có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.995 tấn, toàn tải lên tới 5.000 tấn, dài 134,2m, rộng 16,5m, mớn nước 7,1m. Con tàu được trang bị hệ thống động cơ kết hợp tuốc bin khí (hai máy LM2500) và một máy diesel SEMT Pielstick 20 PA6 V 280 cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình 13.000km. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực tác chiến của tàu hộ vệ Canada thăm Việt Nam tương đối mạnh với hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa, phòng không tầm ngắn – trung. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực tác chiến của tàu hộ vệ Canada thăm Việt Nam tương đối mạnh với hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa, phòng không tầm ngắn – trung. Nguồn ảnh: Wiki
Đáng chú ý, con tàu mới trải qua đợt nâng cấp lớn hệ thống cảm biến, cụ thể thay thế radar cảnh giới SPS-49 2D bằng đài SMART-S Mk 2 ba tham số có thể bắt máy bay tàng hình. Ngoài ra, con tàu còn nhận được hệ thống radar điều khiển hỏa lực mới và hệ thống mồi bẫy đối phó tên lửa giai đoạn cuối. Trong ảnh, cột buồm thứ 2 của tàu HMCS Vancouver tại TP HCM lắp đặt anten mạng pha của đài SMART-S Mk 2. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Đáng chú ý, con tàu mới trải qua đợt nâng cấp lớn hệ thống cảm biến, cụ thể thay thế radar cảnh giới SPS-49 2D bằng đài SMART-S Mk 2 ba tham số có thể bắt máy bay tàng hình. Ngoài ra, con tàu còn nhận được hệ thống radar điều khiển hỏa lực mới và hệ thống mồi bẫy đối phó tên lửa giai đoạn cuối. Trong ảnh, cột buồm thứ 2 của tàu HMCS Vancouver tại TP HCM lắp đặt anten mạng pha của đài SMART-S Mk 2. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Đặc biệt, tàu HMCS Vancouver còn nhận được hệ thống chiến đấu tích hợp hiện đại CMS330 cho phép quản lý tác chiến tổng hợp một cách hiệu quả hơn so với trước đây. Nguồn ảnh: alamy.com
Đặc biệt, tàu HMCS Vancouver còn nhận được hệ thống chiến đấu tích hợp hiện đại CMS330 cho phép quản lý tác chiến tổng hợp một cách hiệu quả hơn so với trước đây. Nguồn ảnh: alamy.com
Về mặt hỏa lực, tàu HMCS Vancouver thăm TP HCM sở hữu hệ thống vũ khí tầm ngắn – tầm trung khá hiệu quả, độ chính xác cao, tốc độ phản ứng nhanh. Trong ảnh là pháo hạm bắn nhanh 57mm Bofors Mk3 của HMCS Vancouver, có tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 8,5km, xa nhất đến 17km hữu hiệu với tàu chiến nhỏ (như ca nô, xuồng máy tốc độ cao, tàu tên lửa nhỏ, tàu tuần tra nhỏ) và máy bay cũng như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Wiki
Về mặt hỏa lực, tàu HMCS Vancouver thăm TP HCM sở hữu hệ thống vũ khí tầm ngắn – tầm trung khá hiệu quả, độ chính xác cao, tốc độ phản ứng nhanh. Trong ảnh là pháo hạm bắn nhanh 57mm Bofors Mk3 của HMCS Vancouver, có tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 8,5km, xa nhất đến 17km hữu hiệu với tàu chiến nhỏ (như ca nô, xuồng máy tốc độ cao, tàu tên lửa nhỏ, tàu tuần tra nhỏ) và máy bay cũng như tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Wiki
Ở khả năng chống tàu tầm xa, con tàu được vũ trang 8 tên lửa hành trình RGM-84 Harpon Block 1C có tầm phóng đến 140km. Nguồn ảnh: Wiki
Ở khả năng chống tàu tầm xa, con tàu được vũ trang 8 tên lửa hành trình RGM-84 Harpon Block 1C có tầm phóng đến 140km. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực phòng không của tàu cũng tương đối mạnh với 16 tên lửa hải đối không tầm trung Evolved Sea-Sarrow chứa trong hai bệ phóng thẳng đứng Mk48 bố trí dọc sườn tàu, gần hangar. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực phòng không của tàu cũng tương đối mạnh với 16 tên lửa hải đối không tầm trung Evolved Sea-Sarrow chứa trong hai bệ phóng thẳng đứng Mk48 bố trí dọc sườn tàu, gần hangar. Nguồn ảnh: Wiki
Tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow đạt tầm phóng tới 50km, trang bị đầu dẫn radar bán chủ động. RIM-162 được đánh giá là rất hiệu quả khi chống các tên lửa hành trình siêu âm cơ động cao. Nguồn ảnh: Wiki
Tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow đạt tầm phóng tới 50km, trang bị đầu dẫn radar bán chủ động. RIM-162 được đánh giá là rất hiệu quả khi chống các tên lửa hành trình siêu âm cơ động cao. Nguồn ảnh: Wiki
Ngoài ra, phòng thủ tầm gần còn có hai bệ pháo phòng không cao tốc 6 nòng cỡ 20mm Phalanx CIWS. Nguồn ảnh: Wiki
Ngoài ra, phòng thủ tầm gần còn có hai bệ pháo phòng không cao tốc 6 nòng cỡ 20mm Phalanx CIWS. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực chống ngầm của HMCS Vancouver ở mức trung bình với sonar và hai bệ phóng ngư lôi chống ngầm Mk46 có tầm bắn 10km. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực chống ngầm của HMCS Vancouver ở mức trung bình với sonar và hai bệ phóng ngư lôi chống ngầm Mk46 có tầm bắn 10km. Nguồn ảnh: Wiki
Đuôi tàu chở được một trực thăng chống ngầm CH-124 Sea King mang được sonar, phao thủy âm và hai ngư lôi Mk46. Nó có tầm hoạt động đến 1.000km. Nguồn ảnh: Wiki
Đuôi tàu chở được một trực thăng chống ngầm CH-124 Sea King mang được sonar, phao thủy âm và hai ngư lôi Mk46. Nó có tầm hoạt động đến 1.000km. Nguồn ảnh: Wiki

GALLERY MỚI NHẤT