Tổ nghề nhiếp ảnh nổi tiếng Việt Nam là ai?

Danh nhân này là người tiên phong đưa nhiếp ảnh về với Việt Nam.

Năm 1839, ba nhà phát minh Niepce, Daguerre (Pháp) và Talbot (Anh) đã cho ra đời bộ môn nhiếp ảnh. Chỉ 30 năm sau, bộ môn này đến với Việt Nam nhờ một người đàn ông.

Người đầu tiên đưa nhiếp ảnh về Việt Nam không phải một người hoạt động trong ngành nghệ thuật, mà là một vị quan dưới triều vua Tự Đức. Ông là Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), người ở xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ từng thi đỗ Tiến sĩ và làm quan lớn. Ông được đích thân vua Tự Đức cử đến Quảng Châu, Hương Cảng và Ma Cao để làm nhiệm vụ riêng.

To nghe nhiep anh noi tieng Viet Nam la ai?
Ảnh vẽ chân dung Đặng Huy Trứ trong chuyến đi đến Hương Cảng. Ảnh: GOVN.

Năm 1865, Đặng Huy Trứ đến Hương Cảng mua thuốc súng và lần đầu tiên nhìn thấy kỹ thuật nhiếp ảnh do người Anh tạo ra. Cũng trong lần đó, vị tiến sĩ này chụp 2 tấm ảnh: 1 bức mặc Triều phục và 1 bức mặc đồ thường như thương nhân Trung Quốc. Để so sánh độ chân thực, Đặng Huy Trứ đã cho người vẽ lại 2 bức chân dung để so sánh. Cuối cùng ông nhận thấy ảnh chụp không khác gì tranh chân dung, thậm chí có phần còn tỉ mỉ, chân thực hơn.

To nghe nhiep anh noi tieng Viet Nam la ai?-Hinh-2
Tượng Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Hiện tại, 2 bức chân dung năm đó của Đặng Huy Trứ vẫn được con cháu lưu giữ ở nhà thờ chính họ Đặng Huy tại xã Thanh Lương (Hương Trà – Huế) và nhà thờ chi thứ ba của họ Đặng Huy ở xã Gia Thụy (Gia Lâm – Hà Nội).

Kể từ lần đầu tiên được tiếp xúc với nhiếp ảnh, Đặng Huy Trứ vẫn luôn nghĩ về nó và tìm cách đưa về Việt Nam. Thời bấy giờ nước ta chỉ có vẽ truyền thần, không biết đến máy ảnh là gì. Vậy nên máy ảnh, những tấm hình chân thực quả thật đã gây chấn động khắp nơi.

Năm 1867, Đặng Huy Trứ đi Hương Cảng, đặt mua máy cùng vật liệu, học kỹ cách dùng. 2/2/1869, hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam chính thức khai trương. Nó có tên “Cảm Hiếu Đường”, nằm trên phố Thanh Hà, Hà Nội, do Đặng Huy Trứ làm chủ.

To nghe nhiep anh noi tieng Viet Nam la ai?-Hinh-3
Không gian tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại tầng 4 – B16 Kim Liên (Hà Nội). Tư liệu gia đình

Nhưng Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh ra không phải để kiếm tiền. Mục đích lớn nhất của ông là giới thiệu phát minh mới với người dân nước ta. Người dân mọi nơi đều được lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, đặc biệt là ảnh người quá cố để thờ phụng. Về sau Đặng Huy Trứ thu tiền giới nhà giàu, quan lại. Cũng chính “tổ nghề nhiếp ảnh” này đã tiên phong trong chụp ảnh chân dung, phong cảnh cùng các sự kiện lịch sử.

Năm 1874, Đặng Huy Trứ qua đời, hiệu ảnh “Cảm Hiếu Đường” cũng chính thức dừng hoạt động. Đến nay bảo tàng ở Pháp vẫn lưu giữ một số bức ảnh do “Cảm Hiếu Đường” chụp.

To nghe nhiep anh noi tieng Viet Nam la ai?-Hinh-4
Phố Thanh Hà, nơi cụ Đặng Huy Trứ lập hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường năm 1869. Ảnh: GOVN.

Có thể nhiều người sẽ bất ngờ, hậu duệ đời thứ 6 của Đặng Huy Trứ là ông Phạm Tuấn Khánh từng được Hồ Chủ tịch chọn làm Cục trưởng Cục Điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Năm 1958, Chính phủ quyết định thành lập Cục Điện ảnh riêng, tách ra khỏi Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Ông Phạm Tuấn Khánh lúc này là Ủy viên Đảng đoàn Bộ Văn hóa đã được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Điện ảnh.

Bất ngờ hơn, ngày Sắc lệnh số 147-SL khai sinh ngành Nhiếp ảnh và Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được ký chỉ sau ngày kỷ niệm khai trương “Cảm Hiếu Đường” chỉ 1 ngày.

Ba điều răn làm quan của Đặng Huy Trứ

(Kiến Thức) - Dưới đây là ba điều răn của Đặng Huy Trứ đối với người làm quan.

Ba điều răn làm quan của Đặng Huy Trứ
Đặng Huy Trứ là quan thời Tự Đức. Ông là nhà cải cách, canh tân thời Nguyễn với các tư tưởng phát triển kinh tế, quân sự và cải cách xã hội vô cùng tiến bộ.
Thanh là liêm khiết giữ mình

Tiệm ảnh dã chiến ngoài trời có một không hai ở Hà Nội

Đặt bên ngoài hàng rào công trường, với một chiếc xe tải nhỏ có trang bị máy tính, anh thợ ảnh đã có thể tiếp khách chụp hình hồ sơ cho rất đông khách quanh khu Cầu Giấy (Hà Nội).

Tiệm ảnh dã chiến ngoài trời có một không hai ở Hà Nội
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi
Không cần phòng lab hay các trang thiếp bị đèn hổ trợ cầu kỳ như các studio chuyên nghiệp. Một hiệu ảnh "dã chiến" nằm sát bên hông tòa nhà cao thứ nhì Việt Nam vẫn có thể phục vụ hàng trăm lượt khách tới chụp hình mỗi ngày. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-2
Cửa hàng chính của chủ tiệm là một chiếc ôtô bán tải cũ, đặt bộ máy tính bên trong, xung quanh dán chằng chịt ảnh chân dung quảng cáo chụp ảnh thẻ, CMND. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-3
Khách hàng tới đây chủ yếu là dân văn phòng, người làm thủ tục khám sức khỏe để đi lao đông nước ngoài. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-4
Họ đến chủ yếu chụp ảnh thẻ nhanh, cần lấy ngay. Anh Tuấn, phó nháy của tiệm, chia sẻ. "Trước đây tôi có thuê một gian hàng nhỏ ngay lô đất bên cạnh, giờ người ta không cho thuê nữa, nhưng lượng khách đã quen và ổn định nên mới nghĩ ra làm một hiệu ảnh di động để phục vụ". 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-5
Không gian xỷ lý ảnh ngay bên trong xe, tối giản hết mức có thể. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-6
Trang thiết bị khiêm tốn, không khí nóng bức vì ôtô không có điều hòa. "Tuy nhiên, mọi việc khách hàng yêu cầu tôi đều đáp ứng nhanh nhất", anh Tuấn nói. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-7
Thiết bị phát mạng di động 4G cũng được những người chủ ở đây trang bị để nhận và gửi file ảnh khi khách có yêu cầu. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-8
"Kể cả ảnh chụp từ điện thoại di động, chúng tôi đều nhận chụp hoặc tải file để in. Phải tận dụng mọi thiết bị có thể chụp ra ảnh nhanh nhất, nếu không thì không thể cạnh tranh với các cửa hàng chuyên nghiệp được", anh Trần Thế Mạnh chia sẻ. 
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-9
 Do tính chất cơ động, những hiệu ảnh này trang bị máy phát đặt bên cạnh để cung cấp điện cho các thiết bị làm ảnh trên xe.
Tiem anh da chien ngoai troi co mot khong hai o Ha Noi-Hinh-10
 Chị Nguyễn Thị Dinh - nhân viên văn phòng chia sẻ: "Từ ngày có hiệu ảnh di động thế này, tôi đỡ phải đi xa để chụp, scan ảnh hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng, mặc dù giá cả ở đây có cao hơn những nơi khác".

Nhà Thanh để mất Hong Kong vào tay thực dân Anh như thế nào?

(Kiến Thức) - Về mặt lý thuyết, đảo Hong Kong bị Nhà Thanh chuyển nhượng cho thực dân Anh vĩnh viễn nhưng tới năm 1997, London vẫn quyết định trao trả lại toàn bộ đặc khu này cho Bắc Kinh.

Nhà Thanh để mất Hong Kong vào tay thực dân Anh như thế nào?
Nha Thanh de mat Hong Kong vao tay thuc dan Anh nhu the nao?
Theo chiều dài của lịch sử, cuối thế kỷ 19 Anh và Trung Quốc (lúc này là Nhà Đại Thanh) đã trải qua tổng cộng hai cuộc chiến tranh Nha phiến. Mà xuất phát điểm là việc Bắc Kinh muốn cấm bán nha phiến, vốn là mặt hành mang lại nguồn thu khổng lồ đối với các lái buôn châu Âu trong đó có cả người Anh. Nguồn ảnh: Baidu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới