Tò mò bồ câu Nicoba siêu hiếm xuất hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Tò mò bồ câu Nicoba siêu hiếm xuất hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Trong lúc tuần tra bảo vệ rừng trên tuyến đường mòn trên hòn Bảy Cạnh - Vườn Quốc gia Côn Đảo, lực lượng Kiểm lâm của Vườn đã phát hiện bồ câu Nicoba xuất hiện. Đây là loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Vào ngày 3/11, lực lượng Kiểm lâm của Vườn Quốc gia Côn Đảo đã phát hiện  bồ câu Nicoba trong lúc tuần tra bảo vệ rừng trên tuyến đường mòn trên hòn Bảy Cạnh.
Vào ngày 3/11, lực lượng Kiểm lâm của Vườn Quốc gia Côn Đảo đã phát hiện bồ câu Nicoba trong lúc tuần tra bảo vệ rừng trên tuyến đường mòn trên hòn Bảy Cạnh.
Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của loài bồ câu Nicoba tại lâm phần Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tại Việt Nam, loài chim quí hiếm này chỉ được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Côn Đảo. Do vậy, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã lên kế hoạch bảo vệ, phát triển loài chim quý hiếm này.
Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của loài bồ câu Nicoba tại lâm phần Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tại Việt Nam, loài chim quí hiếm này chỉ được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Côn Đảo. Do vậy, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã lên kế hoạch bảo vệ, phát triển loài chim quý hiếm này.
Loài chim bồ câu Nicoba hàng năm di cư đến Vườn Quốc gia Côn Đảo vào khoảng tháng 4 - 8 hàng năm. Trong danh lục các loài chim tại Côn Đảo, bồ câu Nicoba là một trong 6 loài trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Loài chim bồ câu Nicoba hàng năm di cư đến Vườn Quốc gia Côn Đảo vào khoảng tháng 4 - 8 hàng năm. Trong danh lục các loài chim tại Côn Đảo, bồ câu Nicoba là một trong 6 loài trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Thuộc bộ bồ câu Columbidae, họ bồ câu Columbiformes, giống bồ câu Caloenas, loài bồ câu Nicobarica, bồ câu Nicoba còn được người dân Việt Nam gọi bằng một số tên khác như: bồ câu lông cổ, bồ câu đuôi trắng, bồ câu kền kền.
Thuộc bộ bồ câu Columbidae, họ bồ câu Columbiformes, giống bồ câu Caloenas, loài bồ câu Nicobarica, bồ câu Nicoba còn được người dân Việt Nam gọi bằng một số tên khác như: bồ câu lông cổ, bồ câu đuôi trắng, bồ câu kền kền.
Khi trưởng thành, cá thể bồ câu Nicoba có chiều dài khoảng 34 cm và sở hữu bộ lông có màu xanh kim loại pha với màu đồng trong rất đẹp. Lông cổ dài ra hình thành một lớp xếp nếp (giống gà trống).
Khi trưởng thành, cá thể bồ câu Nicoba có chiều dài khoảng 34 cm và sở hữu bộ lông có màu xanh kim loại pha với màu đồng trong rất đẹp. Lông cổ dài ra hình thành một lớp xếp nếp (giống gà trống).
Loài chim bồ câu Nicoba có đặc điểm ở phần đầu dễ nhận biết đó là có một cục u nhỏ màu đen nằm ở trên gốc mỏ màu đen hình móc câu (gần vùng trán). Con trống thường có cục u lớn hơn so với con cái.
Loài chim bồ câu Nicoba có đặc điểm ở phần đầu dễ nhận biết đó là có một cục u nhỏ màu đen nằm ở trên gốc mỏ màu đen hình móc câu (gần vùng trán). Con trống thường có cục u lớn hơn so với con cái.
Bồ câu Nicoba kiếm ăn ở trên mặt đất, ở những vùng đất tương đối bằng phẳng có nhiều lá cây rụng. Thức ăn của chúng chủ yếu là trái cây rừng, đặc biệt là những hạt rất cứng và một vài động vật không xương sống ở mặt đất.
Bồ câu Nicoba kiếm ăn ở trên mặt đất, ở những vùng đất tương đối bằng phẳng có nhiều lá cây rụng. Thức ăn của chúng chủ yếu là trái cây rừng, đặc biệt là những hạt rất cứng và một vài động vật không xương sống ở mặt đất.
Loài chim này thường đi kiếm ăn ban ngày một mình. Thỉnh thoảng, chúng đi kiếm ăn cùng với loài bồ câu xanh.
Loài chim này thường đi kiếm ăn ban ngày một mình. Thỉnh thoảng, chúng đi kiếm ăn cùng với loài bồ câu xanh.
Bồ câu Nicoba làm tổ khá đơn giản, chỉ với 3 - 4 que cây nhỏ. Dù vậy, những que cây này được sắp xếp một cách chắn chắc để cho trứng không bị rơi ra ngoài.
Bồ câu Nicoba làm tổ khá đơn giản, chỉ với 3 - 4 que cây nhỏ. Dù vậy, những que cây này được sắp xếp một cách chắn chắc để cho trứng không bị rơi ra ngoài.
Mỗi tổ chỉ có một trứng, trứng có kích thước lớn và có màu trắng. Chim trống và chim mái cùng ấp trứng. Sau khoảng 27 - 29 ngày, chim non rời khỏi vỏ. Chúng "phụ huynh" chăm sóc trong khoảng thời gian từ 5 - 6 tuần. Sau 2 tuần nữa, chúng có thể tự kiếm ăn và sống độc lập.
Mỗi tổ chỉ có một trứng, trứng có kích thước lớn và có màu trắng. Chim trống và chim mái cùng ấp trứng. Sau khoảng 27 - 29 ngày, chim non rời khỏi vỏ. Chúng "phụ huynh" chăm sóc trong khoảng thời gian từ 5 - 6 tuần. Sau 2 tuần nữa, chúng có thể tự kiếm ăn và sống độc lập.
Mời độc giả xem video: Chim bồ câu giá 32 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT