Tinh túy nghề chạm bạc Đồng Xâm

Nghề chạm bạc xuất hiện ở làng Đồng Xâm (huyện Kiến Xương, Thái Bình) từ thế kỷ 15. Đến nay, những người con nơi đây vẫn yêu và gìn giữ tinh hoa nghề Tổ.

Qua nhiều thăng trầm, nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn giữ được những tinh hoa truyền thống của làng nghề. So với nhiều nghề truyền thống khác, nghề chạm bạc không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng.

Tuy nhiên, công việc này cũng bị mai một do chịu tác động của nền kinh tế đang thay đổi từng ngày như hiện nay, lớp thanh niên trẻ lớn lên có quá nhiều công việc với thu nhập cao để lựa chọn.

Tinh túy nghề chạm bạc Đồng Xâm ảnh 1

Nghề chạm bạc xuất hiện ở làng Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình)

Nghệ nhân Đinh Quang Thắng, sinh ra và lớn lên tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương (Thái Bình), gia đình ông Thắng đã có ba đời làm nghề và đến ông là đời thứ tư. Từ thuở nhỏ, ông đã theo ông nội và bố để học nghề. Sau khoảng thời gian dài tham gia thanh niên xung phong rồi đi nghĩa vụ quân sự, ông Thắng lại trở về làng tiếp tục giữ “lửa nghề” của cha ông cho đến ngày hôm nay.

Với những đồ chạm khắc thủ công mỹ nghệ tinh xảo trên chất liệu bạc, đồng, thậm chí cả vàng, tại Việt Nam ông Thắng được coi là một trong những nghệ nhân đứng đầu bảng.

Ngừng tay tiếp lời phóng viên giữa những thanh âm của búa, đục, máy tiện leng keng, ông Thắng cho biết, hiện trong nhà đồ trang sức, đồng hồ cổ, đồ thờ cúng,… đang rất nhiều. Đó là những sản phẩm khách đặt hàng đang chờ hoàn thiện cho dịp Tết.

Một điểm chung là sản phẩm nào cũng cần trải qua các công đoạn gò, xi, chạm khắc, ghép, nướng, làm nguội, hàn vành... Không phải người thợ nào cũng giỏi để thực hiện hết các công đoạn bởi có người giỏi công đoạn ghép, người giỏi công đoạn chạm khắc. Tuy nhiên, một người thợ giỏi thì điều cần nhất là phải có năng khiếu, trước khi nói đến đam mê, sự tỉ mỉ, mới có thể chạm khắc ra những sản phẩm nhìn có “hồn cốt”.

Tinh túy nghề chạm bạc Đồng Xâm ảnh 2

Tuy nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nghề chạm bạc dường như đứng ngoài cuộc

“Có những sản phẩm khách đặt, nhưng qua hàng tháng trời thậm chí lâu hơn nữa mới có thể hoàn thiện. Công việc này không thể vội vàng cũng không phải ai cũng có thể làm được. Nó đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn, đặc biệt người thợ phải có năng khiếu và yêu nghề mới có thể theo nghề.” – ông Thắng chia sẻ.

Ông Thắng cho biết thêm, sản phẩm của xưởng thường chỉ làm theo đơn đặt hàng, trong nước có, nước ngoài có, có sản phẩm giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng tùy vào độ tinh xảo, công sức, nguyên liệu bỏ ra.

Thực tế, những nghệ nhân về chạm bạc không có nhiều, bởi lẽ, đây là công việc yêu cầu sự công phu, tỉ mỉ, chính xác hoàn hảo, đòi hỏi trình độ tay nghề người thợ rất cao.

Tinh túy nghề chạm bạc Đồng Xâm ảnh 3

Ông Đinh Quang Thắng - một trong những nghệ nhân tại làng Đồng Xâm, Thái Bình

Để làm ra một sản phẩm chạm bạc hoàn chỉnh, cần tới 10 công đoạn khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là các công đoạn: Trơn (cắt xẻ nguyên liệu, đấu là hàn các chi tiết), đậu (chạm những họa tiết hoa văn) và chạm (kĩ thuật quyết định sự tinh xảo hay không của sản phẩm).

Là công việc không phải ai cũng làm được, nhưng theo ông Thắng, nếu chỉ làm nghề này cũng không thể giàu bởi có thể hiểu ngắn gọn đây là một nghề chân chính, không phải là kinh doanh. Hiện, xưởng của ông Thắng luôn duy trì 12-15 lao động lành nghề làm việc với mức lương trung bình 5 triệu đồng/tháng.

“Đây là nghề của cụ Tổ để lại, con cháu như chúng tôi làm là một hình thức duy trì nghề tổ. Công việc này cũng giúp mang lại thu nhập, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Song, so với nhiều công việc khác hiện nay thì nghề chạm bạc không sánh được. Do đó, ngoài duy trì công việc, những người làm thợ tại làng vẫn kết hợp làm thêm nông nghiệp, các công việc đồng áng ở quê” – ông Thắng trải lòng.

Trong những năm gần đây, để “bắt nhịp” cùng thời đại công nghiệp 4.0, những người thợ Đồng Xâm đã nắm bắt và linh hoạt giữa việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được làm theo yêu cầu của khách hàng với sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống, trang trí nội thất cho các đình, chùa… Nhờ đó, công việc và đơn đặt hàng nhiều hơn, thu nhập của mỗi người thợ của làng Đồng Xâm cũng khá hơn và điều quan trọng nhất là “tiếng vang” của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm sẽ vang xa hơn nữa.

Toàn cảnh vụ xả súng tại UBND TP Thái Bình

(Kiến Thức) - Vụ việc Đặng Ngọc Viết xông vào UBND TP Thái Bình bắn chết và bị thương 5 cán bộ sau đó tự sát đã khiến dư luận rúng động. 

Vào khoảng 14h ngày 11/9, tin đối tượng Đặng Ngọc Viết xả súng điên cuồng trong trụ sở UBND TP Thái Bình khiến 5 cán bộ thương vong đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.
Vào khoảng 14h ngày 11/9, tin đối tượng Đặng Ngọc Viết xả súng điên cuồng trong trụ sở UBND TP Thái Bình khiến 5 cán bộ thương vong đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.  
Hiện trường trong Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình, nơi xảy ra vụ việc rúng động trên.
 Hiện trường trong Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình, nơi xảy ra vụ việc rúng động trên.

Những vết máu vẫn còn đọng lại trên những tài liệu liên quan đến nhiều dự án mà Trung tâm đang thực hiện
 Những vết máu vẫn còn đọng lại trên những tài liệu liên quan đến nhiều dự án mà Trung tâm đang thực hiện 
 
Ngay sau đó, UBND TP Thái Bình đã tổ chức buổi họp báo, nguyên nhân dẫn đến hành động của Đặng Ngọc Viết liên quan đến việc giải phòng mặt bằng và đền bù của Trung tâm với gia đình Đặng Ngọc Viết.
 Ngay sau đó, UBND TP Thái Bình đã tổ chức buổi họp báo, nguyên nhân dẫn đến hành động của Đặng Ngọc Viết liên quan đến việc giải phòng mặt bằng và đền bù của Trung tâm với gia đình Đặng Ngọc Viết.

Ngay sau khi bắn 5 cán bộ bị thương vong, Đặng Ngọc Viết đã tìm đến chùa Đông (xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình, quê của Viết) tự sát bằng súng. Trước khi tự sát, người dân đã thấy Viết quỳ lạy tượng Phật Bà Quan Âm.
 Ngay sau khi bắn 5 cán bộ bị thương vong, Đặng Ngọc Viết đã tìm đến chùa Đông (xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình, quê của Viết) tự sát bằng súng. Trước khi tự sát, người dân đã thấy Viết quỳ lạy tượng Phật Bà Quan Âm.
Di ảnh sát thủ Đặng Ngọc Viết.
Di ảnh sát thủ Đặng Ngọc Viết.
Đám tang đối tượng Đặng Ngọc Viết có cả những người dân ở TP Thái Bình đến chia buồn.
 Đám tang đối tượng Đặng Ngọc Viết có cả những người dân ở TP Thái Bình đến chia buồn.
Ở diễn biến khác, các nạn nhân còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình và Bệnh viện Mắt Trung ương. Hiện sức khỏe các nạn nhân đang có nhiều tiến triển tốt.
 Ở diễn biến khác, các nạn nhân còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình và Bệnh viện Mắt Trung ương. Hiện sức khỏe các nạn nhân đang có nhiều tiến triển tốt.

Côn đồ xông vào nhà máy gạch, hành hung cán bộ

Nhiều đối tượng lạ mặt vừa xông vào Nhà máy gạch tuynel Vũ Bình (Kiến Xương, Thái Bình) hành hung bảo vệ, tát giám đốc và gây gổ, "cà khịa" cả công an xã.

Theo thông tin nhận được, vào lúc 13h30 ngày 6/4, có 6 đối tượng lạ mặt xông vào nhà máy gạch Tuy-nen Vũ Bình (Thôn Mộ Đạo, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) và có hành vi gây rối. 6 đối tượng này đã sinh sự và đánh 3 bảo vệ của nhà máy. Sau đó, tiếp tục đến đập cửa phòng Tài vụ và đuổi theo tát liên tục vào mặt ông Lê Văn Thản – một cán bộ của nhà máy.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.