Tình tiết nóng phiên xử hotgirl Eximbank chiếm đoạt hơn 50 tỷ

Các bị cáo tại phiên tòa xử hotgirl ngân hàng Eximbank chiếm đoạt hơn 50 tỷ cho rằng, Nguyễn Thị Lam là người mang về chỉ tiêu huy động tín dụng cho phòng Giao dịch nên được lãnh đạo ưu ái cho cơ chế đặc biệt.

Ngày 28/6, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với Nguyễn Thị Lam (31 tuổi), trú tại xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, là nhân viên phòng giao dịch của ngân hàng Eximbank Đô Lương. Liên quan đến vụ án này, có 15 cán bộ, nhân viên ngân hàng Eximbank cũng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, từ năm 2012 - 2016, Nguyễn Thị Lam đã lợi dụng lòng tin, lừa dối khách hàng ký các lệnh chi, ký khống ủy nhiệm chi, bảng kê chi tiền. Mỗi lần cần chữ ký của khách hàng, Lam dùng thủ đoạn trả tiền lãi suất, tiền thưởng và trộn lẫn các thủ tục này là các chứng từ như: Lệnh chi, bảng kê tiền, ủy nhiệm chi để khách hàng ký khống hoặc giả mạo chữ ký của khách hàng. Khi đã có trong tay các loại giấy tờ này, Nguyễn Thị Lam đưa đến cho nhân viên ngân hàng, nói dối là rút, chuyển tiền hộ khách hàng.
Hồ sơ điều tra - Nhiều tình tiết bất ngờ trong vụ nữ nhân viên ngân hàng Eximbank lừa đảo hơn 50 tỷ đồng
Bị cáo Nguyễn Thị Lam cho biết việc trực tiếp làm việc, chi trả tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng tại nhà đã được lãnh đạo phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương cho phép.
Bị cáo Nguyễn Thị Lam cho biết việc trực tiếp làm việc, chi trả tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng tại nhà đã được lãnh đạo phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương cho phép. 
Một phần vì tin tưởng Lam, phần do sự chỉ đạo, quản lý lỏng lẻo của Đặng Đình Hồng, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương, các nhân viên ngân hàng đã làm thủ tục cho Lam rút, chuyển tiền mặc dù sổ tiết kiệm khách hàng đang giữ, khách hàng không có mặt. Bằng các thủ đoạn trên, Lam đã rút tiền gửi của 6 khách hàng ở Nghệ An trong hệ thống ngân hàng Eximbank với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, Lam khai nhận để có thể rút tiền, trong những lần đến nhà khách hàng để hoàn tất thủ tục, ngoài các giấy tờ theo quy định của ngân hàng, ả đã trộn những tờ giấy trắng vào để khách hàng ký khống. Với những tờ giấy A5 có sẵn chữ ký của khách hàng, Lam biến thành các ủy nhiệm chi, lệnh chi rồi "rút ruột" sổ tiết kiệm của khách. Vì tin tưởng Lam tuyệt đối nên các khách hàng cũng không kiểm tra kỹ.
Cụ thể, vào tháng 9/2015, thông qua bị cáo Lam, ông Nguyễn Tiến Nam, trú tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã gửi 24 sổ tiết kiệm với số tiền 51,6 tỷ đồng tại ngân hàng Eximbank Đô Lương. Đến tháng 8/2016, ông Nam còn lại 13 sổ tiết kiệm, với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, ông Nam cho biết, Lam đã mang giấy ủy nhiệm chi trắng không có thông tin (chỉ có chữ mẫu) đến nhà ký để lấy tiền khuyến mại. Với giấy ủy nhiệm chi, bị cáo Lam yêu cầu giao dịch viên và kiểm soát viên chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm của ông Nam sang tài khoản không kỳ hạn. Sau đó, Lam chuyển ủy nhiệm chi đến tài khoản cá nhân ông Nam để mua hàng. Tuy nhiên, Lam đã chuyển vào các tài khoản mà bị cáo này nhờ để chiếm đoạt.
Bị cáo Nguyễn Thị Lam cho biết, bản thân mình không nhớ đã đưa bao nhiêu tờ giấy A5 để trà trộn vào hồ sơ cho khách hàng ký nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình. Bị cáo Lam cũng khẳng định việc trực tiếp làm việc, chi trả tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng tại nhà đã được lãnh đạo phòng giao dịch Eximbank Đô Lương cho phép.
Tại phiên tòa, bị cáo Đặng Đình Hồng cho biết tất cả nhân viên Eximbank, từ bảo vệ đến giám đốc đều phải thực hiện các chỉ tiêu về huy động vốn. Bị cáo cũng phải thường xuyên đi gặp khách hàng, không kiểm tra được hết.
15 cán bộ, nhân viên ngân hàng này cho rằng do áp lực chỉ tiêu kinh doanh và ưu tiên phục vụ khách hàng VIP, mặt khác do quá tin tưởng Nguyễn Thị Lam nên đã không thực hiện đúng quy định trong giải quyết rút tiền gửi tiết kiệm.
Các bị cáo khác bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo khác bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
“Tất cả chỉ tiêu huy động phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương đều do Nguyễn Thị Lam mang về. Bị cáo Lam được lãnh đạo và khách hàng yêu mến vì Lam luôn thể hiện mình lại người có trách nhiệm với công việc. Có được niềm tin nên lãnh đạo đã tạo cho Nguyễn Thị Lam những cơ chế đặc biệt”, bị cáo Nguyễn Thị Hương Giang, nguyên giao dịch viên phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương khai nhận.
Các bị cáo trên đều cho rằng do tin tưởng Nguyễn Thị Lam nên đã giải quyết thủ tục gửi, rút tiết kiệm cho các khách hàng VIP do Lam đưa về mà bỏ qua các quy định của ngân hàng. Vào thời điểm đó, các nhân viên này không nhận thức được việc làm của mình là sai quy định mà nghĩ là đang “linh động” đối với “trường hợp đặc biệt” như chỉ đạo của lãnh đạo phòng.
Phía đại diện ngân hàng Eximbank cho biết các bị cáo nguyên là nhân viên hai đơn vị này đã vi phạm nhiều bước trong quy định hoàn tất thủ tục gửi và rút tiền tiết kiệm cho khách hàng.
Tại phiên tòa, Nguyễn Thị Lam cũng khai cho Nguyễn Thị Mai, trú tại TP.Vinh vay gần 6,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà này đang bị lực lượng chức năng truy nã vì liên quan một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật phiên tòa!

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Trách nhiệm trả 245 tỷ cho khách của Eximbank sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Đặng Văn Cường, trong vụ khách hàng mất 245 tỷ ở Eximbank, trách nhiệm trả tiền cho khách của Eximbank không phụ thuộc vào việc có bắt được ông Lê Nguyễn Hưng hay không.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ, dự luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm bồi thường 245 tỉ của Ngân hàng Eximbank đối với khách hàng Chu Thị Bình như thế nào trong trường hợp bắt được hoặc không bắt được ông Hưng?

Để giải đáp vấn đề băn khoăn của dư luận nêu trên, Kiến Thức đã liên hệ với Ths. Ls Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Trao đổi với Kiến Thức, ông Cường bày tỏ quan điểm: “Trong vụ án này, tội danh được áp dụng với ông Hưng và xác định quyền sở hữu số tiền đó là của Ngân hàng Eximbank hay của bà Bình sẽ là câu chuyện gây tranh cãi giữa bà Bình với Ngân hàng, bởi những nội dung này là mấu chốt để xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình) trong vụ án hình sự này.

Vì thế, việc bắt được ông Hưng hay không chưa phải là vấn đề mấu chốt để xác định bà Bình có lấy được lại số tiền trên hay không. Mấu chốt ở chỗ xác định số tiền 245 tỉ đồng trên thuộc quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (quyền sở hữu) của Ngân hàng hay của bà Bình? Giao dịch tiền gửi, gửi tiết kiệm của bà Bình tại Ngân hàng là hợp đồng gửi giữ hay hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành? Từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là của Ngân hàng hay của ông Hưng”.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Ở trường hợp thứ nhất, nếu ông Hưng bị kết tội tham ô tài sản hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người bị hại sẽ được xác định là Ngân hàng, bà Bình chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Khi đó, nghĩa vụ dân sự được xác định trong vụ án này là ông Hưng phải trả lại tiền cho ngân hàng, đồng thời Ngân hàng trả tiền cho bà Bình.

Do đó, việc ngân hàng trả tiền cho bà Bình không phụ thuộc vào việc ông Hưng có trả được tiền cho ngân hàng hay không, có bắt được ông Hưng hay không. Nếu vụ việc kết thúc như vậy thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà Bình cũng như những khách hàng gặp rủi ro trong các giao dịch với Ngân hàng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Ngân hàng trước khách hàng và cộng đồng xã hội, nâng cao niềm tin của người dân trong các quan hệ tín dụng.

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
 Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.

Còn ở trường hợp thứ 2, nếu ông Hưng bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bà Bình được xác định là người bị hại (người bị ông Hưng lừa gạt để chiếm đoạt tài sản) thì nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là nghĩa vụ của ông Hưng, nếu không bắt được ông Hưng hoặc ông Hưng không còn tài sản thì bà Bình không còn cơ hội lấy lại số tiền đó. Chính vì vậy, vụ việc này cần phải điều tra cẩn trọng, cần phải công tâm, khách quan, đánh giá vấn đề có lý luận để quyết định đúng đắn về tội danh và nghĩa vụ dân sự trong vụ án này.

Theo luật sư Cường , trong những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu như thế này thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự sẽ được đồng thời đặt ra. Trong đó, căn cứ vào hành vi, động cơ, mục đích, lỗi, hậu quả... căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ về lý luận cấu thành tội phạm để xác định tội danh đối với người đã chiếm đoạt số tiền nêu trên. Xác định tội danh trong vụ án này cũng cần căn cứ vào chủ thể nào là người đang sở hữu số tiền bị chiếm đoạt (245 tỷ đồng).

Nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình và Ngân hàng (gửi tiết kiệm, huy động tiền gửi) là hợp đồng vay tài sản thì ngân hàng được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt số tiền đó trong thời gian vay.

Nếu gặp rủi ro về sở hữu số tiền trong thời gian hợp đồng huy động tiền gửi có hiệu lực pháp luật thì ngân hàng sẽ chịu thiệt.

Còn nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình với ngân hàng là hợp đồng gửi giữ tài sản thì bà Bình vẫn có quyền yêu cầu ngân hàng chịu rủi ro bởi theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành thì người trông giữ tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát.

Hành vi làm giả hợp đồng ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ ngân hàng trên là hành vi gian dối của ông Hưng, người bị gian dối, qua mặt để chuyển tiền từ tài khoản của bà Bình sang cho người khác hoặc để rút tiền ra khỏi hệ thống là ngân hàng chứ không phải là bà Bình. Ngân hàng bị ông Hưng lừa, tưởng văn bản đó là của bà Bình tự nguyện lập nên mới thực hiện lệnh chuyển tiền... Vì vậy, trong trường hợp này bà Bình có thể căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản... để xác định nghĩa vụ chịu rủi ro thuộc về ngân hàng, từ đó đòi tiền từ ngân hàng chứ không cần phải đợi công an bắt được ông Hưng.

Trong quan hệ tín dụng (huy động tiền gửi, gửi tiết kiệm) thì ngân hàng có toàn quyền sử dụng tài sản tiền gửi trong thời gian vay và phải trả gốc và lãi suất khi hết thời hạn vay hoặc khi tất toán hợp đồng (thể hiện của hợp đồng là Sổ tiết kiệm). Đây là những dấu hiệu đặc thù của hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vay tài sản. Cụ thể: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Ngoài ra, Điều 464 Bộ luật dân sự cũng quy định: " Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.", Như vậy, nếu tài sản là tiền vay đó bị mất trong thời gian thực hiện hợp đồng vay (thời gian gửi tiết kiệm) thì rủi ro sẽ thuộc về bên vay (ngân hàng), chứ không phụ thuộc vào bên cho vay (bà Bình).

Như vậy, kể cả không kết tội ông Hưng về tội tham ô tài sản hay tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà chi kết tội ông Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị lừa ở đây, bị "qua mặt" để rút tiền khỏi hệ thống ở đây là ngân hàng, khi tiền chưa được rút ra khỏi hệ thống thì đó là tiền của ngân hàng theo quy định tại Điều 464 BLDS năm 2015. Vì vậy rủi ro trong việc mất tiền trên thuộc về ngân hàng, bà Bình có quyền đòi tiền ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phải chịu rủi ro đối với số tiền đó.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.