Tỉnh lỵ cuối cùng giành được chính quyền trong CMT8

Tỉnh lỵ cuối cùng giành được chính quyền trong CMT8

(Kiến Thức) - Do thông tin liên lạc thời điểm này quá ít ỏi nên phải tới tận ngày 28/8/1945, tỉnh lỵ cuối cùng của Việt Nam mới giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.

 Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giành chính quyền diễn ra trên khắp cả nước do lực lượng Việt Minh tiến hành cùng với sự hỗ trợ, ủng hộ của quần chúng nhân dân diễn ra từ ngày 14/8/1945. Nguồn ảnh: TL.
Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giành chính quyền diễn ra trên khắp cả nước do lực lượng Việt Minh tiến hành cùng với sự hỗ trợ, ủng hộ của quần chúng nhân dân diễn ra từ ngày 14/8/1945. Nguồn ảnh: TL.
Cuộc cách mạng bắt đầu nổ ra ở Tuyên Quang và Thái Nguyên đầu tiên, sau đó lan rộng ra cả nước. Ngay sau khi Tuyên Quang và Thái Nguyên giành được chính quyền, "làn sóng" cách mạng đã lan tới Hà Nội. Nguồn ảnh: TL.
Cuộc cách mạng bắt đầu nổ ra ở Tuyên Quang và Thái Nguyên đầu tiên, sau đó lan rộng ra cả nước. Ngay sau khi Tuyên Quang và Thái Nguyên giành được chính quyền, "làn sóng" cách mạng đã lan tới Hà Nội. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên phải tới khi Huế - thành phố được xem là trung tâm chính trị của cả nước tiến hành cách mạng, Vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị và chính quyền bù nhìn phong kiến do Nhật dựng lên trao quyền lực cho phía lực lượng Việt Minh, nhiều tình thành khác trên khắp cả nước mới bắt đầu đứng lên giành chính quyền. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên phải tới khi Huế - thành phố được xem là trung tâm chính trị của cả nước tiến hành cách mạng, Vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị và chính quyền bù nhìn phong kiến do Nhật dựng lên trao quyền lực cho phía lực lượng Việt Minh, nhiều tình thành khác trên khắp cả nước mới bắt đầu đứng lên giành chính quyền. Nguồn ảnh: TL.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 25/8 đã diễn ra cuộc mít tinh với quy mô lớn chưa từng có, đoàn người đi mít tinh hô vang khẩu hiệu "Việt Nam hoàn toàn độc lập", "Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm",... cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố. Nguồn ảnh: TL.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 25/8 đã diễn ra cuộc mít tinh với quy mô lớn chưa từng có, đoàn người đi mít tinh hô vang khẩu hiệu "Việt Nam hoàn toàn độc lập", "Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm",... cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố. Nguồn ảnh: TL.
Cùng vào khoảng thời gian này, một loạt các tỉnh thành khác ở miền Nam bao gồm Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh, Sa Đéc đều đồng loạt đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật và bù nhìn. Nguồn ảnh: TL.
Cùng vào khoảng thời gian này, một loạt các tỉnh thành khác ở miền Nam bao gồm Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh, Sa Đéc đều đồng loạt đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật và bù nhìn. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt tại một vài tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La; mặc dù toàn tỉnh đã nổi dậy giành chính quyền tuy nhiên do quân Nhật rút lui vào thị xã cố thủ nên phải tới cuối tháng 8 người dân mới giành được chính quyền. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt tại một vài tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La; mặc dù toàn tỉnh đã nổi dậy giành chính quyền tuy nhiên do quân Nhật rút lui vào thị xã cố thủ nên phải tới cuối tháng 8 người dân mới giành được chính quyền. Nguồn ảnh: TL.
Ở Hòn Gai, quân đội Nhật cùng với lực lượng quân sự của chính quyền phong kiến bù nhìn do thiếu thông tin liên lạc đã nhất quyết không chịu đầu hàng lực lượng Việt Minh, tới ngày 26/8 chúng ta buộc phải dùng lực lượng vũ trang để tấn công, chiếm thị xã Hòn Gai. Nguồn ảnh: TL.
Ở Hòn Gai, quân đội Nhật cùng với lực lượng quân sự của chính quyền phong kiến bù nhìn do thiếu thông tin liên lạc đã nhất quyết không chịu đầu hàng lực lượng Việt Minh, tới ngày 26/8 chúng ta buộc phải dùng lực lượng vũ trang để tấn công, chiếm thị xã Hòn Gai. Nguồn ảnh: TL.
Tại Rạch Giá, ngày 27/8 có khoảng 6 vạn quần chúng nhân dân từ nông thôn tới thị xã được vũ trang nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, các quận, huyện trong tỉnh lần lượt được lực lượng Việt Minh cùng người dân chiếm quyền kiểm soát. Nguồn ảnh: TL.
Tại Rạch Giá, ngày 27/8 có khoảng 6 vạn quần chúng nhân dân từ nông thôn tới thị xã được vũ trang nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, các quận, huyện trong tỉnh lần lượt được lực lượng Việt Minh cùng người dân chiếm quyền kiểm soát. Nguồn ảnh: TL.
Hai tỉnh cuối cùng của Việt Nam giành được chính quyền vào ngày 28/8 là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên. Tính đến thời điểm này, Cách mạng tháng Tám về cơ bản đã thành công, ít có đổ máu và thương vong cho các bên liên quan. Nguồn ảnh: TL.
Hai tỉnh cuối cùng của Việt Nam giành được chính quyền vào ngày 28/8 là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên. Tính đến thời điểm này, Cách mạng tháng Tám về cơ bản đã thành công, ít có đổ máu và thương vong cho các bên liên quan. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt, một số tỉnh lỵ do điều kiện khách quan chưa giành được chính quyền bao gồm thị xã Vĩnh Yên do bị Quốc dân đảng chiếm giữ, Hà Giang, Lào Cai, Móng cái bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đóng hay Lai Châu bị tàn quân Pháp từ Lào quay về chiếm giữ,... phải tới tháng 9 mới được bàn giao chính quyền về tay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt, một số tỉnh lỵ do điều kiện khách quan chưa giành được chính quyền bao gồm thị xã Vĩnh Yên do bị Quốc dân đảng chiếm giữ, Hà Giang, Lào Cai, Móng cái bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đóng hay Lai Châu bị tàn quân Pháp từ Lào quay về chiếm giữ,... phải tới tháng 9 mới được bàn giao chính quyền về tay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Đập tan luận điệu phủ nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT