“Tình khúc bạch dương” quảng cáo lố, Phạm Đông Hồng: “Sao kiểm duyệt không cắt?“

(Kiến Thức) - Chia sẻ về phim “Tình khúc bạch dương” quảng cáo lố cho doanh nghiệp, đạo diễn Phạm Đông Hồng bày tỏ, sản xuất phim truyền hình thiếu kinh phí nên việc hô hào nhà tài trợ là cần thiết, nhưng quảng cáo ở mức độ nào thì nên cân nhắc.

“Tình khúc bạch dương” quảng cáo lố, Phạm Đông Hồng: “Sao kiểm duyệt không cắt?“
>>> Mời quý độc giả xem trailer phim "Tình khúc bạch dương". Nguồn Youtube:
Bộ phim truyền hình “Tình khúc bạch dương” đang phát sóng trên VTV nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Tuy nhiên, những tập gần đây, phim bị “ném đá” vì quảng cáo quá lố cho dự án của Eurowindow và ngân hàng VPBank. Không chỉ quay cận cảnh logo, nhắc tên doanh nghiệp, lời thoại của phim cũng “sặc mùi" PR cho hai doanh nghiệp này, dù những chi tiết quảng cáo được cài cắm không mấy liên quan đến nội dung phim.
Chia sẻ về việc quảng cáo lố trong "Tình khúc bạch dương", đạo diễn Phạm Đông Hồng bày tỏ sự đồng cảm với việc đơn vị sản xuất phim kêu gọi tài trợ vì kinh phí sản xuất phim truyền hình eo hẹp. Tuy nhiên, “ông trùm hài Tết” cho rằng, điều quan trọng phải đưa quảng cáo như thế nào để khán giả không cảm thấy phản cảm. Đặc biệt, trong trường hợp để lọt sạn này không chỉ trách mỗi người đạo diễn mà trách nhiệm còn ở khâu kiểm duyệt phim trước khi phát sóng.
“Tinh khuc bach duong” quang cao lo, Pham Dong Hong: “Sao kiem duyet khong cat?“
Phim "Tình khúc bạch dương" có nhiều chi tiết quảng cáo quá lố cho doanh nghiệp. Ảnh: Chụp màn hình
“Tinh khuc bach duong” quang cao lo, Pham Dong Hong: “Sao kiem duyet khong cat?“-Hinh-2
Những chi tiết quảng cáo không ăn nhập với nội dung bị khán giả phản ứng. Ảnh: Chụp màn hình
Đạo diễn Phạm Đông Hồng chia sẻ: “Tình khúc bạch dương là phim truyền hình của VFC sản xuất. Nói công bằng thì tất cả các phim Việt Nam bây giờ đặc biệt là phim truyền hình đều sản xuất trong tình trạng kinh phí eo hẹp, nên việc cần kêu gọi các nhà tài trợ quảng cáo là đương nhiên, như cách chúng ta vẫn gọi là xã hội hoá. Để phim chất lượng hơn thì phải có tiền, không có tiền thì phải hô hào doanh nghiệp góp vào. Đấy là quy luật của cuộc sống. Nhưng đưa quảng cáo vào phim như thế nào để khán giả không thấy phản cảm lại là chuyện khác. Đó là vấn đề của đạo diễn và những nhà kiểm duyệt phim.
Một bộ phim được lên sóng phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt, nhất là với Đài truyền hình Việt Nam. Bởi vậy, trường hợp phim truyền hình “Tình khúc bạch dương” không thể trách người làm phim. Hơn nữa để phim lên sóng thì không phải anh đạo diễn, tổ chức sản xuất phim cho lên sóng được. Nghĩa là anh đạo diễn muốn làm thế nào thì làm, muốn quảng bá cho ai nhưng cuối cùng vẫn phải qua bộ phận kiểm duyệt của đài truyền hình.
Ở đây có hai mặt của vấn đề. Thứ nhất, tôi khẳng định việc quảng cáo là cần vì kinh phí làm phim ở Việt Nam quá ít. Dù tôi không làm phim truyền hình, nhưng tôi ủng hộ việc hô hào các nhà tài trợ để có kinh phí làm phim cho khá hơn. Còn việc đưa quảng cáo lên phim thế nào để người xem không thấy phản cảm, không thấy nó là quảng cáo hay cái gì thô thiển quá, thì không phải là do anh đạo diễn, nhà sản xuất nữa mà là do bộ phận kiểm duyệt.
Anh đạo diễn không chui qua khâu kiểm duyệt được. Có phải anh đạo diễn đưa thế nào là được phát sóng thế đâu, đừng tất cả đổ vạ cho đạo diễn. Đến kiểm duyệt bảo cắt đi là phải cắt. Vậy tại sao chỉ trách đạo diễn. Cứ cho là đạo diễn làm như vậy, nhưng tại sao bộ phận kiểm duyệt của Đài truyền hình Việt Nam không thấy việc quảng cáo đấy là lố mà cắt đi?”.
“Tinh khuc bach duong” quang cao lo, Pham Dong Hong: “Sao kiem duyet khong cat?“-Hinh-3
 Đạo diễn Phạm Đông Hồng. Ảnh: FBNV
Trước câu hỏi, đưa quảng cáo vào phim thế nào để không bị phản cảm, đạo diễn Phạm Đông Hồng thẳng thắn: “Tôi không chịu sức ép của ai khi làm phim. Tiền của tôi, tôi tự bỏ ra làm, của doanh nghiệp tôi bỏ ra làm phim. Tôi là người nghệ sĩ có nhân cách, phải biết là việc đấy không nên. Còn các đơn vị tài trợ thì không ai được can thiệp vào nội dung phim. Tôi làm phim 30 chục năm nay rồi, mà còn làm phim hài Tết rất hot. Nhiều doanh nghiệp đưa cho tôi tiền và bảo quảng cáo cái này cái kia là tôi dẹp hết. Khi mình cầm tiền của người ta, lệ thuộc vào kinh tế sẽ lệ thuộc vào tư tưởng, nội dung.
Tóm lại, tất cả những gì nội dung phim của tôi là không được can thiệp, không làm ảnh hưởng. Nói thật chưa có ai đầu tư phim của tôi cả, chỉ là góp vui thôi, nghĩa là tài trợ một chút, còn đa phần là doanh nghiệp của tôi bỏ tiền”.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng cũng chia sẻ, các phim hài Tết 2018 vừa rồi của anh rất thành công, trên Youtube toàn gần 10 triệu lượt xem, mang đến doanh thu tốt.
“Tất cả xuất phát từ đồng tiền, thiếu tiền sản xuất phim thì phải gọi các doanh nghiệp. Người ta tài trợ thì đồng nghĩa họ sẽ can thiệp vào nội dung, nhất là làm phim hiện đại, ví dụ phải uống bia này, mặc quần áo này, hay vào khách sạn kia… Không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng làm như thế, nhưng ở mức độ nào thì phải cân đong đo đếm. Phải trách nhiều người, đừng trách mình đạo diễn”, đạo diễn phim hài Tết “Chôn nhời” nhấn mạnh.

“Tình khúc Bạch Dương” lên sóng với cảnh quay “ngoại” đẹp lung linh

(Kiến Thức) - Bộ phim “Tình khúc Bạch Dương” vừa lên sóng truyền hình tập đầu tiên vào tối ngày 25/1, phản ánh chân thực cuộc sống của những người Việt học tập và mưu sinh trên đất nước Nga. 

“Tình khúc Bạch Dương” lên sóng với cảnh quay “ngoại” đẹp lung linh
Theo chia sẻ của ê kíp làm phim, việc lựa chọn những cảnh quay tại nước ngoài không đơn giản chỉ là để thu hút sự chú ý của khán giả, mà các nhà sản xuất hy vọng có thể mang đến sự chỉn chu tối đa cho tác phẩm.
Với dòng phim truyền hình, chắc hẳn khán giả trong nước đã khá ấn tượng với những cảnh quay mãn nhãn ở Hàn Quốc trong “Tuổi thanh xuân” 1 và 2, series phim “Trở về” và “Bí mật tam giác vàng” được quay tại Lào, Thái Lan... Đặc biệt, năm 2017, bộ phim “Mátxcơva – Mùa thay lá” lần đầu tiên được quay hoàn toàn ở nước Nga đã đưa khán giả đến với những góc nhìn mới mẻ, sinh động, khám phá thiên nhiên cũng như cảnh sinh hoạt đời sống thường ngày của người Việt trong không gian đậm chất Nga.

Minh Trang bị gạ gẫm cho nhiều tiền sau phim Tình khúc Bạch Dương

Ngay từ khi còn là sinh viên Trường ĐH Sân khấu điện ảnh, Minh Trang đã nhận được khá nhiều lời gạ gẫm, yêu đương của những người có tiền. Sau khi cô tham gia Tình khúc Bạch Dương, tần suất những lời mời cũng tăng lên.

Minh Trang bị gạ gẫm cho nhiều tiền sau phim Tình khúc Bạch Dương
>>> Mời quý độc giả xem video "Tình khúc Bạch Dương: Tình yêu lãng mạn với Nga". Nguồn VTC1:
Phát khóc vì khâu lồng tiếng

"Sặc mùi"...quảng cáo cho VPBank trong phim “Tình khúc bạch dương“

(Kiến Thức) - "Đang xem đến đoạn gay cấn thì hàng loạt hình ảnh quảng cáo cho VPbank bắt đầu "xổ" ra khiến tôi không biết đang coi phim hay quảng cáo ngân hàng nữa", một khán giản của bộ phim "Tình khúc bạch dương" bức xúc.

"Sặc mùi"...quảng cáo cho VPBank trong phim “Tình khúc bạch dương“
Không chỉ bị khán giả phản ứng vì quảng cáo "thô thiển" cho một dự án bất động sản, bộ phim “Tình khúc Bạch Dương” còn khiến người xem chán nản khi đầy rẫy hình ảnh quảng cáo cho Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được "cài cắm" lộ liễu.
Đáng nói, trong bộ phim này, không chỉ hình ảnh, tên riêng ngân hàng VPBank được xuất hiện chi tiết mà lời thoại cũng "sặc mùi" PR, quảng cáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới