Tình báo Anh tiết lộ kế hoạch trả đũa đầy tinh vi của Nga

Thay vì trả đũa kiểu ăn miếng trả miếng, thì người Nga có cách tiếp cận khác cho các hành động thù địch đến từ phương Tây và đặc biệt từ Anh, sau các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học gần đây.

Mối quan ngại chính của Mỹ và các đồng minh lúc này là phản ứng của Nga sau khi Syria hứng chịu loạt mưa tên lửa.
Chưa biết sự việc sẽ diễn biến ra sao nhưng giới bình luận cho rằng điều đó có thể khiến mối quan hệ giữa hai bên leo thang căng thẳng hoặc thậm chí dẫn đến một cuộc đụng độ liên quan đến nhiều nước trên đất Syria. Tuy nhiên, giới chuyên môn dự đoán Moscow sẽ đưa ra một loạt sự phản đối về mặt ngoại giao. Tổng thống Nga Vladimir Putin cực lực lên án cuộc không kích Syria nhưng vẫn chưa thông báo bất kỳ biện pháp trả đũa nào. Chuyên gia Nga Fyodor Lukyanov bác bỏ viễn cảnh xảy ra cuộc xung đột trực tiếp về quân sự giữa Moscow và Washington.
Đô đốc Lord West, cựu Bộ trưởng An ninh và Chống khủng bố của Anh, nhận định ít khả năng Nga sẽ trả đũa Anh bằng cách bắn tên lửa kiểu ăn miếng trả miếng mà sẽ tìm cách khác. Tiếp xúc với báo The Sun Online, ông này lên tiếng khuyến cáo Anh có thể là mục tiêu tấn công không gian mạng khi Tổng thống Putin đáp trả Mỹ và Anh.
Xe quân sự Nga trên đường phố Damascus - Syria ngày 15-4 Ảnh: REUTERS.
Xe quân sự Nga trên đường phố Damascus - Syria ngày 15-4 Ảnh: REUTERS. 
Trong khi đó, giới chuyên môn cho rằng tin tặc ở Moscow hiện đang cố xâm nhập các mạng máy tính chủ chốt thực hiện chức năng kiểm soát cơ sở hạ tầng của Anh, như giao thông, nguồn cung cấp nước và điện, bệnh viện hoặc ngân hàng. Dĩ nhiên, mục đích là nhằm làm cho toàn bộ đời sống xã hội của Anh hoàn toàn ngưng trệ.
Đầu tháng 4 này, Bộ trưởng Nội vụ Anh thừa nhận Anh đã bị Nga tấn công mạng máy tính 49 lần chỉ trong vòng 6 tháng qua. Mới vài ngày trước đây, ông Ciaran Martin, Giám đốc Trung tâm An ninh Không gian mạng quốc gia Anh (NCSC), tiết lộ rằng mối đe dọa xảy ra một cuộc tấn công không gian mạng đang ở mức cao. Chuyên gia quốc phòng Michael Clarke cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Nga nhằm vào mạng máy tính ở Anh trong vòng 2-3 tuần lễ tới đây là một mối đe dọa cao độ.
Mặt khác, báo Haaretz (Israel) nhận định phản ứng của Nga sẽ vừa phụ thuộc vào sự tính toán thiệt hơn lạnh lùng vừa dựa vào các yếu tố liên quan đến uy thế. Như vậy, Nga sẽ không vội trả đũa bằng quân sự mà trước hết có thể áp đặt biện pháp trừng phạt đồng minh của Mỹ. Theo đó, Nga sẽ hạn chế việc Israel sử dụng không phận Syria để tấn công các mục tiêu Iran. Phản ứng như vậy sẽ nhằm gửi đến cả Mỹ - đàn anh của Israel - lẫn Israel - kẻ vi phạm chủ quyền Syria - thông điệp rằng Nga độc quyền ở Syria.
Thêm vào đó, Nga có thể sẽ áp dụng chính sách ngăn chặn về ngoại giao, tức sử dụng quyền phủ quyết, để cản trở các bước đi trừng phạt của phương Tây đối với Syria. Kể từ sau khi bước vào cuộc chiến Syria năm 2015, Nga đã thành công trong việc chặn đứng sự can dự của các quốc gia khác vào nước này. Vì thế, sự phản ứng mạnh tay trước cuộc không kích Syria sẽ có thể hủy hoại mọi nỗ lực từ trước đến nay và khiến phương Tây có cớ can thiệp vào Syria.
Trong bối cảnh đó, nhà bình luận Paul Craig Roberts của tạp chí Foreign Policy cho rằng sẽ là sai lầm nếu kết luận lúc này rằng ngành ngoại giao đã thắng thế và lẽ phải đã thuộc về Washington. Theo ông, chẳng gì có thể xa rời sự thật cả. Chiến tranh hiện vẫn còn có nguy cơ sắp xảy đến.

Tiết lộ nơi ở Tổng thống Syria giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"

(Kiến Thức) - Truyền thông phương Tây trước đó đưa tin, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời quê hương trước nguy cơ đất nước này bị tấn công. Tuy nhiên, mới đây, hãng thông tấn SANA đăng tải loạt ảnh chứng minh thông tin này hoàn toàn “bịa đặt”.

Theo hãng thông tấn SANA, ngày 12/4, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tiếp đón phái đoàn do ông Ali Akbar Velayati, cố vấn cấp cao về vấn đề quốc tế của Lãnh tụ Tối cao Iran, dẫn đầu. Điều này hoàn toàn trái ngược với thông tin mà một số hãng truyền thông phương Tây đưa tin trước đó rằng ông Assad đã rời khỏi đất nước. Ảnh: Sana. Ảnh: Sana.
Theo hãng thông tấn SANA, ngày 12/4, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tiếp đón phái đoàn do ông Ali Akbar Velayati, cố vấn cấp cao về vấn đề quốc tế của Lãnh tụ Tối cao Iran, dẫn đầu. Điều này hoàn toàn trái ngược với thông tin mà một số hãng truyền thông phương Tây đưa tin trước đó rằng ông Assad đã rời khỏi đất nước. Ảnh: Sana. Ảnh: Sana.
Tại buổi hội đàm, ông Velayati đã chúc mừng Tổng thống Bashar al-Assad và người dân Syria về việc đánh bại nhóm phiến quân ở Đông Ghouta. Ảnh: Sana.
 Tại buổi hội đàm, ông Velayati đã chúc mừng Tổng thống Bashar al-Assad và người dân Syria về việc đánh bại nhóm phiến quân ở Đông Ghouta. Ảnh: Sana.
Tổng thống Assad và vị cố vấn cấp cao Iran nhấn mạnh rằng mối đe dọa gần đây của phương Tây và Mỹ đều dựa trên những bằng chứng giả tạo và dối trá. Ảnh: Sana.
Tổng thống Assad và vị cố vấn cấp cao Iran nhấn mạnh rằng mối đe dọa gần đây của phương Tây và Mỹ đều dựa trên những bằng chứng giả tạo và dối trá. Ảnh: Sana.
Tổng thống Assad tuyên bố rằng bất cứ hành động nào của phương Tây (Mỹ) nhằm vào Syria sẽ chỉ gây bất ổn khu vực và đe dọa hòa bình cũng như an ninh quốc tế. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Assad tuyên bố rằng bất cứ hành động nào của phương Tây (Mỹ) nhằm vào Syria sẽ chỉ gây bất ổn khu vực và đe dọa hòa bình cũng như an ninh quốc tế. Ảnh: Reuters.
Một ngày trước đó, hôm 11/4, Tổng thống Assad cũng tiếp đón một phái đoàn tham gia hội nghị thống nhất do Damascus tổ chức. Ảnh: Sana.
Một ngày trước đó, hôm 11/4, Tổng thống Assad cũng tiếp đón một phái đoàn tham gia hội nghị thống nhất do Damascus tổ chức. Ảnh: Sana.
Trong buổi tọa đàm, Tổng thống Assad kêu gọi tinh thần “đoàn kết, thống nhất của người Hồi giáo để chống lại âm mưu chia rẽ của phương Tây”, bởi vì “gốc rễ chúng ta là một”. Ảnh: Sana.
 Trong buổi tọa đàm, Tổng thống Assad kêu gọi tinh thần “đoàn kết, thống nhất của người Hồi giáo để chống lại âm mưu chia rẽ của phương Tây”, bởi vì “gốc rễ chúng ta là một”. Ảnh: Sana.
Đáp lại, những người tham gia hội nghị ở Damascus nhấn mạnh rằng mọi người đang đứng về phía Syria, đặc biệt là vào thời điểm này khi Syria đang đối mặt với các mối đe dọa từ phía Mỹ và đồng minh. Ảnh: Sana.
 Đáp lại, những người tham gia hội nghị ở Damascus nhấn mạnh rằng mọi người đang đứng về phía Syria, đặc biệt là vào thời điểm này khi Syria đang đối mặt với các mối đe dọa từ phía Mỹ và đồng minh. Ảnh: Sana.
Tổng thống Assad nồng nhiệt tiếp đón những người tới tham dự hội nghị. Ảnh: Sana.
Tổng thống Assad nồng nhiệt tiếp đón những người tới tham dự hội nghị. Ảnh: Sana.
Thông tin này xuất hiện giữa lúc truyền thông phương Tây trước đó đưa tin ông Assad đã rời bỏ đất nước trước nguy cơ Syria bị không kích sau nghi án tấn công hóa học tại Douma cuối tuần trước. Ảnh: Sana.
Thông tin này xuất hiện giữa lúc truyền thông phương Tây trước đó đưa tin ông Assad đã rời bỏ đất nước trước nguy cơ Syria bị không kích sau nghi án tấn công hóa học tại Douma cuối tuần trước. Ảnh: Sana.

Nga thắng phương Tây trong cuộc chiến ngoại giao như thế nào?

(Kiến Thức) - Sau vụ điệp viên Skripal và nghi án tấn công hóa học ở Douma, cả Mỹ và phương Tây đều muốn đẩy Nga vào "thế bí". Thế nhưng, những diễn biến gần đây cho thấy Moscow dường như đang thắng thế trong cuộc chiến ngoại giao này.

Mỹ, phương Tây hợp sức “dồn ép” Nga
Một cuộc chiến ngoại giao mới giữa Nga và phương Tây bắt đầu nhen nhóm vào đầu tháng 3/2018 khi cựu điệp viên Nga Skripal cùng con gái Yulia được phát hiện bất tỉnh nghi do bị đầu độc ở Salisbury, Anh.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.