Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lịch sử và Khảo cổ học Cổ đại, tấm bia này có kích thước 24,1 x 20,1 cm và được làm từ đá bazan có nguồn gốc tại địa phương.
Mảnh bia đá được khắc một loại ngôn ngữ đã thất truyền được đặt tên Bashplemi. Ảnh: R. Shengelia và cộng sự |
Nhưng việc xác định niên đại của tấm bia đá bí ẩn và mang tính đột phá này hiện vẫn nằm ngoài tầm với. Các nhà khảo cổ học tin rằng người chế tác đã khoan thông điệp lên tảng đá này cách đây 14.000 năm, đặt nó ở đâu đó giữa thời kỳ đồ đồng muộn và thời kỳ đồ sắt sớm.
Hồ Bashplemi chứa đựng nhiều dấu tích khảo cổ cho thấy sự pha trộn giữa các nền văn hóa ở kỳ đồ đồng muộn và thời kỳ đồ sắt sớm. Ảnh:R. Shengelia và cộng sự |
TS Giorgi Tsirekidze, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Kỹ thuật được sử dụng cho thấy trình độ kỹ năng và sự tinh tế vượt trội so với thời đại đó".
Theo các tác giả nghiên cứu, chữ khắc Bashplemi có một số biểu tượng được lặp lại thường xuyên có thể tượng trưng cho chiến lợi phẩm quân sự, một dự án xây dựng quan trọng hoặc lễ vật dâng lên một vị thần.
Vì vậy, việc nghiên cứu thêm về nó hứa hẹn đem đến hiểu biết mới về một bộ tộc, một nhóm dân cư nào đó mà lịch sử đã bỏ sót.
Mời độc giả xem thêm video "Ngôn ngữ cổ đại thực sự nghe như thế nào?" - Nguồn: Youtube BantomoYC