Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tăng mức xử phạt hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu bậy, đại tiện) không đúng nơi quy định lên gấp 10 lần so với hiện tại, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2017.
Theo đó, với mỗi hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.
Trước giờ quy định có hiệu lực, vẫn còn không hiếm hiện tượng "đái tháo đường" ở Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đang đi đường gặp chuyện, lại khó tìm nhà vệ sinh công cộng thì chỉ còn nước... úp mặt vào tường.
Mặc dù quy định xử phạt hành vi đi tiểu bậy đã có từ nhiều năm trước nhưng hành vi này vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là ở các thành phố lớn hoặc những nơi công cộng như bến xe, công viên... |
Ở Hà Nội, khu vực gần các bến xe tình trạng tiểu tiện bừa bãi là hình ảnh quá quen thuộc đối với người đi đường.
Trong khu vực quanh các hồ công viên và cả quanh bến xe có nhà vệ sinh công cộng nhưng nhiều người lại chọn cách giải quyết nỗi buồn ngay trên vỉa hè mặc cho bao con mắt nhìn vào.
Tiểu bậy xuống hồ Thiền Quang |
Các tuyến đường dẫn đến bến xe Mỹ Đình như Phạm Hùng, Trần Thái Tông, Tôn Thất Thuyết… có hàng chục điểm thường xuyên có người tạt vào tiểu tiện công khai, giữa rất đông người qua lại.
Những điểm này thường nằm ngoài hàng rào của bến, “thủ phạm” chủ yếu là người lái xe ôm, lao động tự do,…
Ai sẽ bắt phạt?
Nói đến việc tăng mức phạt đối với người tiểu bậy, ông Bình (45 tuổi, hành nghề xe ôm 10 năm) cho biết: “Tôi chưa nghe thấy quy định này bao giờ, nếu có quy định như thế là tốt. Nhưng thành phố phải xây thêm nhà VSCC, chứ giờ ít quá.
Thành phố có cả chục triệu người mà có được bao nhiêu nhà VSCC sạch sẽ đâu, tôi tìm mỏi mắt mới thấy”.
Bất chấp người đi đường qua lại |
Ông Hùng (57 tuổi) - một lái xe ôm khác nói: Tôi biết quy định đó qua ti vi và chưa biết làm sao. Áp dụng phạt thì cũng văn minh, nhưng không phải lúc nào con người cũng chủ động được việc đó.
"Tôi cũng hay tiểu bậy, đành rằng việc tiểu bậy gây mất hình ảnh, ô nhiễm môi trường nhưng nó xuất phát từ sinh lý cá nhân mà không được giải quyết thì biết làm thế nào" - ông Hùng bộc bạch.
"Nếu bị bắt phạt thì người lao động như chúng tôi lấy đâu ra 3 triệu?" - ông Hùng nói và đề nghị TP cần có thêm hệ thống nhà VSCC...
Chị Mai (28 tuổi) cho biết: “Tôi ngồi bán nước ngay cạnh cổng bến xe đây, nhà VSCC lại hoạt động trong giờ hành chính, mới 8h tối đã đóng cửa.
Dù mất tiền nhưng nhà vệ sinh thiếu nước, mùi khó chịu... nên người dân thường chọn giải pháp tiện, thoáng”.
Chị Mai cũng thắc mắc, có quy định phạt nhưng ai sẽ giám sát để "bắt đúng người đúng tội"?