Tìm hiểu phiên bản nhỏ của F-105 trong CT Việt Nam

(Kiến Thức) - Năm 1967, Mỹ đã cải tiến 13 chiếc tiêm kích bom F-105 phục vụ hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động ban đêm ở Việt Nam.

Tìm hiểu phiên bản nhỏ của F-105 trong CT Việt Nam
Ngoài các phiên bản cải tiến lớn F-105 Wild Weasel, trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, hãng Republic còn phát triển vài phiên bản phụ tiêm kích bom F-105 để đáp ứng một vài nhu cầu của Không quân Mỹ.

Clip tiêm kích bom F-105 hoạt động ở Việt Nam:

 F-105F Ryan’s Raider 

Vào đầu năm 1967, thời tiết ở miền bắc Việt Nam đã gây cản trở nhiều hoạt động tấn công của không quân Mỹ khi thực hiện chiến dịch Rolling Thunder. Tướng quân John.D.Ryan nhận ra vấn đề và quyết định rằng một máy bay tiêm kích bom F-105 hoạt động mọi thời tiết và ban đêm là cần thiết để tiếp tục các phi vụ không kích 24/24 Hà Nội.
Tim hieu phien ban nho cua F-105 trong CT Viet Nam
F-105F Ryan’s Raider, để ý phần camera trước mũi máy bay để ghi hình đánh giá thiệt hại của mục tiêu (khoanh đỏ).
Mặc dù F-111 và F-4E có thể thực hiện các nhiệm vụ đó, nhung lúc này cả 2 loại vẫn còn đang được phát triển và sẽ không sẵn sàng hoạt động trong ít nhất một năm. Các máy bay được chọn cho sứ mệnh hoạt động ban đêm là F-105F 2 chỗ ngồi sửa đổi.
Và kể từ khi nhiệm vụ này là ý tưởng của Ryan, máy bay F-105F hoạt động ban đêm và phi hành đoàn được gọi là "Ryan’s Raider". F-105F “Ryan’s Raider” được trang bị radar R-14A cải tiến với góc quét nhanh hơn và cung cấp độ phân giải tốt hơn cho hoa tiêu. Một camera lắp dưới mũi máy bay để ghi hình đánh giá thiệt hại của mục tiêu.
Có 13 chiếc F-105F Ryan’s Raider được cải tiến, đó là: 62-4119, 62-4429, 63-8263, 63-8269, 63-8274, 63-8275, 63-8276, 63-8277, 63-8278, 63-8293, 63-8312, 63-8346, 63-8353.
F-105F Combat Martin
Được phát triển trong cùng khoảng thời gian với F-105F Ryan’s Raider là một dự án nhỏ được gọi là Combat Martin. F-105F được sửa đổi cho một nhiệm vụ hoàn toàn khác trong chiến tranh Việt Nam, đó là gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của miền Bắc Việt Nam.
Theo đó, vị trí buồng lái phía sau được loại bỏ hoàn toàn. Ở vị trí của nó được lắp một hệ thống gây nhiễu Hallicrafters QRC-128 dùng để chặn thông tin liên lạc giữa các đài điều khiển mặt đất với các máy bay tiêm kích đánh chặn của lực lượng không quân miền Bắc Việt Nam. 
Tim hieu phien ban nho cua F-105 trong CT Viet Nam-Hinh-2
 F-105F Combat Martin, để ý anten gây nhiễu Hallicrafters QRC-128 gắn trên sống lưng máy bay, phía sau của buồng lái phía sau (khoanh đỏ)
F-105F Combat Martin có thể được phân biệt bởi anten lớn gắn trên sống lưng máy bay, phía sau của buồng lái phía sau. Mặc dù nhiệm vụ chính của F-105F Combat Martin là gây nhiễu trên không, máy bay vẫn có thể mang vũ khí để tấn công như thông thường.
Có 10 chiếc F-105F cải tiến thành F-105F Combat Martin, đó là: 62-4432, 62-4435, 62-4443, 62-4444, 62-8268, 63- 8280, 63-8291, 63-8318, 63-8336, 63-8337.

F-105 Mỹ bị MiG-17 của Việt Nam hạ gục thế nào?

(Kiến Thức) - Cường kích F-105 hiện đại của Mỹ đã bị máy bay cổ lỗ MiG-17 hạ gục ngay trên bầu trời Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam.

F-105 Mỹ bị MiG-17 của Việt Nam hạ gục thế nào?
*Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn: Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975, NXB Quân đội nhân dân
Sau trận đánh thắng đêm ngày 3/4/1965, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định, Không quân Mỹ sẽ không từ bỏ nhiệm vụ đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm làm gián đoạn giao thông. Để duy trì yếu tố bất ngờ, Bộ Tư lệnh đề ra chiến thuật sử dụng biên đội nghi binh bay ở độ cao 8.500 mét để thu hút tiêm kích Mỹ, biên đội tấn công sẽ bay ở độ cao thấp rồi bất ngờ lấy độ cao để giành ưu thế chiến thuật.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (1)

(Kiến Thức) - Tiêm kích bom F-105 là một trong những máy bay chiến đấu mà Mỹ dùng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (1)
“Thug” – biệt danh thân mật dùng để gọi những máy bay tiêm kích bom F-105 Thunderchief (thần sấm) của Không quân Mỹ hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn gốc của từ “Thug” do các phi công F-4 Phantom đặt để miêu tả tiếng của F-105 Thunderchief khi rơi xuống đất. Ngoài ra còn có các biệt danh khác như “Lead Sled”, “Ultra Hog”, “Squash Bomber” và “Drop Forged by Republic Aviation”.
Clip F-105 chuẩn bị thực hiện các cuộc không kích tàn bạo vào miền bắc Việt Nam:

Cận cảnh “nỏ liên châu” S-125 Pechora của Việt Nam

(Kiến Thức) - Bệ phóng tên lửa phòng không S-125 Pechora nhìn như chiếc “nỏ liên châu” của Vua An Dương Vương năm xưa khiến quân xâm lược kinh hồn bạt vía.

Cận cảnh “nỏ liên châu” S-125 Pechora của Việt Nam
Can canh “no lien chau” S-125 Pechora cua phong khong Viet Nam
 Bảo tàng Phòng không – Không quân mới đây đã trưng bày thêm một hiện vật mới trong bộ sưu tập các loại vũ khí phòng không trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đó là bệ phóng 5P73 của tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam cuối những năm 1970. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới