Tiểu thuyết "Số đỏ" được xuất bản tại Đức

"Số đỏ" - Tiểu thuyết hoạt kê của Vũ Trọng Phụng sẽ ra mắt bản tiếng Đức vào tháng 12.

Tiểu thuyết "Số đỏ" được xuất bản tại Đức
Dịch giả Hoàng Đăng Lãnh thông báo tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng đã được dịch ra tiếng Đức. Tác phẩm do ông dịch, Rodion Ebbighausen hiệu đính, chủ biên, Nhà xuất bản Tauland phát hành vào tháng 12.
Nhà nghiên cứu văn bản Lại Nguyên Ân cho biết từ nhiều năm trước, vợ chồng Rodion Ebbighausen đã tới gặp ông, đề nghị cung cấp một số thông tin về tác gia Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ. 
Tieu thuyet
Tiểu thuyết Số đỏ do NXB Văn học liên kết công ty Đông A phát hành. Ảnh: Y. N. 
Nhà xuất bản Tauland đã có thông báo chính thức về việc phát hành Số đỏ tiếng Đức vào cuối năm, kèm mã ISBN của sách.
Website nhà xuất bản này đăng tải thông tin: “Tuyệt tác Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thể hiện tính hài hước, châm biếm về những tác động của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam những năm 1930. Đối mặt cú sốc của chủ nghĩa thực dân, bộ phận của giai cấp tư sản và trí thức không thấy con đường nào khác hơn là phải hiện đại hóa triệt để nền văn hóa của mình.
Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy một cách hài hước những sai lầm và điều phi lý của sự hưng phấn Âu hóa này bằng cách kể câu chuyện về một thanh niên lém lỉnh, trở thành thành bác sĩ, vận động viên quần vợt chuyên nghiệp và vị cứu tinh của dân tộc”.
Trước đó, vào tháng 9, Số đỏ đã xuất bản tại Trung Quốc. Người dịch là PGS Hạ Lộ (công tác tại Đại học Bắc Kinh). Bà cũng từng chuyển ngữ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh sang tiếng Trung. VOV đưa tin Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên phát hành lần đầu 5.000 bản Số đỏ.
Năm 2002, Số đỏ cũng được University of Michigan Press phát hành tại Mỹ với tên Dumb Luck. Tác phẩm do vợ chồng giáo sư sử học Peter Zinoman và Nguyễn Nguyệt Cầm dịch. Sách được đưa vào danh mục các tác phẩm văn học kinh điển Việt Nam tại các giảng đường đại học trên nước Mỹ. Năm 2003, Los Angeles Times chọn Dumb Luck là một trong 50 sách hay nhất năm.
Thông tin từ bà Maria Benimeo - Tùy viên Văn hóa, Đại sứ quán Italy tại Việt Nam - Số đỏ đã xuất bản tại Italy.
Tieu thuyet
 Số đỏ bản tiếng Trung (trái) và bản tiếng Anh. Ảnh: VOV, Goodread.
Số đỏ là tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở dạng nhiều kỳ trên báo từ năm 1936, được in thành sách lần đầu năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường, tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim.
Người dịch Số đỏ sang tiếng Đức là dịch giả Hoàng Đăng Lãnh. Ông là con của giáo sư ngôn ngữ Hoàng Tuệ, anh trai của nhà văn Bảo Ninh.
Ông từng dịch một số tác phẩm của văn học Đức sang tiếng Việt như Diệt vong, Đốn hạ (Thomas Bernhard), Thời nắng lịm (Eugen Ruge), Giờ Đức văn (Siegfried Lenz). Trong đó, bản dịch Diệt vong từng được trao giải thưởng dịch thuật của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2018.

“Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”: Hà Bá thực ra là ai?

Vì sao lại có những cái nhìn trái ngược về Hà Bá như vậy? Có lẽ điều này bắt nguồn từ sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng ở từng vùng đất...

“Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”: Hà Bá thực ra là ai?
“Dat co Tho cong, song co Ha Ba”. Ha Ba thuc ra la ai?
Rất nhiều người Việt biết đến Hà Bá qua câu "đất có Thổ công, sông có Hà Bá" hay những giai thoại về Hà Bá bắt người. Vậy Hà Bá là ai?
“Dat co Tho cong, song co Ha Ba”. Ha Ba thuc ra la ai?-Hinh-2
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Bá là một vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng của đạo Lão ở Trung Hoa cổ. Vị thần này thường được miêu tả là một ông già tóc bạc như tiên, tay cầm phất trần, bầu nước, ngồi trên lưng rùa.

Nhân vật nào trong văn học Việt Nam có số đỏ đến kỳ lạ?

Nhân vật may mắn và “đỏ” đến bất bình thường trong văn học Việt Nam, không ai khác chính Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Nhân vật nào trong văn học Việt Nam có số đỏ đến kỳ lạ?
Nhan vat nao trong van hoc Viet Nam co so do den ky la?
Trong tác phẩm Số đỏ, nhân vật Xuân Tóc Đỏ có cuộc đời gắn liền với chữ… đỏ. 
Nhan vat nao trong van hoc Viet Nam co so do den ky la?-Hinh-2
Đầu tiên là mái tóc màu đỏ. Theo miêu tả cả nhà văn Vũ Trọng Phụng, Xuân Tóc Đỏ là thằng bé mồ côi, chín tuổi đã phải phơi thân ra vỉa hè trèo sấu, trèo me, bán lạc, bắt trộm cá quanh hồ Hoàn Kiếm... nên tóc đỏ quạch. Vì thế người ta gọi là Xuân Tóc Đỏ. Ảnh diễn viên Jun Phạm trong vai Xuân Tóc Đỏ. 
Nhan vat nao trong van hoc Viet Nam co so do den ky la?-Hinh-3
Ngoài mái tóc đỏ, Xuân Tóc Đỏ gặp số đỏ một cách kỳ lạ. Từ một đứa trẻ phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt, nhờ số đỏ cộng thêm sự lưu manh học được trên trường đời, Xuân thành đốc tờ, tiến sĩ, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ cuối cùng là “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân”. 
Nhan vat nao trong van hoc Viet Nam co so do den ky la?-Hinh-4
Hình tượng nhân vật Xuân Tóc Đỏ là một sáng tạo độc đáo của Vũ Trọng Phụng. Giữa những nhân vật về người nông dân quen thuộc như: Chị Dậu, Chí Phèo... những tên địa chủ như: Bá Kiến, Nghị Quế,… Xuân Tóc Đỏ là độc nhất vô nhị trong văn học hiện thực trào phúng trước Cách mạng tháng Tám. 
Nhan vat nao trong van hoc Viet Nam co so do den ky la?-Hinh-5
 Ngoài xây dựng nhân vật độc đáo, kỳ lạ, Vũ Trọng Phụng còn tạo ra những câu nói nổi tiếng đi vào đời sống, trở thành ngôn ngữ bình dân và vô cùng nổi tiếng.

Đời cơ cực túng quẫn của ông vua ký sự Bắc Kỳ Vũ Trọng Phụng

 Là nhà báo, nhà văn xuất sắc, Vũ Trọng Phụng được gọi là “ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Nhưng ít ai biết, nhà văn bạc mệnh đã trải qua cuộc đời đầy biến cố và sóng gió, túng quẫn và lao động cật lực cho đến lúc chết. 

Đời cơ cực túng quẫn của ông vua ký sự Bắc Kỳ Vũ Trọng Phụng
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung
 Ông vua ký sự Bắc Kỳ Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 quê tại Hưng Yên nhưng sống ở Hà Nội trong một gia đình rất nghèo khó mất cha từ khi mới bảy tháng tuổi, một mình mẹ vất vả nuôi ăn học.
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-2
Sống bằng nghề cầm bút song cuộc đời Vũ Trọng Phụng chưa bao giờ dễ dàng. Câu nói “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu” của Xuân Tóc đỏ, nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Số đỏ dường như rất giống với cuộc đời của nhà văn. 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-3
Trong nhiều tài liệu, các bạn văn chia sẻ, nhà văn Vũ Trọng Phụng là một trong số các nhà văn nghèo nhất. Ở nơi quê quán, ông không có một tấc đất cắm dùi. 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-4
Vì muốn có tiền cưới vợ, Vũ Trọng Phụng đã cật lực làm việc ngày đêm viết 3 bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Số đỏ”, “Giông tố” và “Làm đĩ”. Tiền tổ chức đám cưới của ông, một đám cưới rất linh đình chính là lấy từ khoản tiền nhuận bút này. 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-5
Sau khi kết hôn, cuộc sống của gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng ngày càng khó khăn. Ông phải cật lực làm việc để nuôi mẹ già, nuôi vợ và con gái, nên ngày đêm ăn uống kham khổ, làm việc đến mức lao lực, sức khỏe ngày càng hao mòn. 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-6
Trước cảnh túng thiếu, Vũ Trọng Phụng nhận sửa morat để có thêm món tiền nhỏ sinh sống, thuốc thang. Những năm sau đó, Vũ Trọng Phụng bị bệnh, người rất yếu nhưng vẫn còng lưng, gập người chữa bản morat. Nhưng ông sửa rất cẩn thận, và có khi còn đề nghị tác giả thay cả đoạn văn dài… 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-7
Trong một lần được bạn mời đi ăn cơm Tây, Vũ Trọng Phụng đã nói: “Nếu mỗi ngày tôi được ăn hai miếng bít-tết như thế này thì chắc tôi không đến nỗi ho lao”. 
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-8

Cái nghèo bám riết Vũ Trọng Phụng không buông, đến cả những năm tháng cuối đời bị mắc lao phổi, rồi ra đi cũng là trong cảnh túng thiếu. Ông mất khi mới 28 tuổi đúng lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao.

Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-9
 Nhiều người từng nhận xét Vũ Trọng Phụng giống như một ánh sao băng rực rỡ vụt sáng giữa văn đàn Việt Nam. Đặc biệt giống như cuộc đời, sự nghiệp văn chương của ông cũng có nhiều thăng trầm.
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-10
 Ngòi bút trào phúng độc đáo của ông từng nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Nhiều cuộc tranh luận cùng những phản bác nổ ra, cho rằng văn chương của ông dâm đãng, nhồi nhét quá nhiều thứ xấu xa và tệ hại của đời người.
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-11
 Sinh thời Vũ Trọng Phụng đã từng bị chính quyền bảo hộ Pháp gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa”.
Doi co cuc tung quan cua ong vua ky su Bac Ky Vu Trong Phung-Hinh-12
 Mãi sau này, những đóng góp của Vũ Trọng Phụng mới thực sự được nhìn nhận và đánh giá đúng nghĩa, văn chương của ông mới thực sự đến với bạn đọc một cách chính thống.

Đọc nhiều nhất

Tin mới