Tiểu thương bán đào, quất lo mất tết vì người xem nhiều hơn người mua

Nhiều người buôn bán đào lo ngại gia đình năm nay sẽ mất Tết vì thị trường ế ẩm, người xem nhiều nhưng số lượng mua chẳng có bao nhiêu.

Dân chờ giảm giá mới móc hầu bao
Đúng 1 tuần nữa là chính thức đến Tết Nguyên đán 2020 nhưng hiện thị trường đào quất năm nay vẫn rất đìu hiu. Tại một số con đường chuyên bán quất đào như Lạc Long Quân, Đại lộ Thăng Long, Tố Hữu hay thậm chí là các chợ hoa như Vạn Phúc (Hà Đông).... rất nhiều quầy hàng vắng bóng người qua lại, các tiểu thương ngồi dài cổ đợi khách.
Tieu thuong ban dao, quat lo mat tet vi nguoi xem nhieu hon nguoi mua
Người xem thì nhiều người mua đào quất trên đầu ngón tay. 
Một số mặt hàng quất nhỏ, đào cảnh có giá bình dân chỉ 200 đến 500 nghìn/1 sản phẩm, số lượng người đến xem hàng có vẻ đông hơn nhưng số hàng thực tế bán ra chỉ đếm trên đầu ngón tay hoặc không có.
Cả gia đình chị Hoa cùng nhau ra chợ hoa Tết ở Vạn Phúc, Hà Đông chọn mua quất, nhưng đi nhiều cửa hàng chị vẫn chưa lựa chọn được cây nào ưng ý. Chị chia sẻ, những loại cây uốn kiểu bonsai hoặc những cây cỡ lớn giá quá đắt lên đến vài triệu đồng. Còn những cây có giá mềm hơn thì đa phần quả đã chín.
Với kinh nghiệm nhiều năm mua quất, chị Hoa cho biết chỉ đi khảo giá trước xem thị trường ra sao, đợi đến 29 hoặc 30 Tết giảm giá sẽ mua về chơi vẫn chưa muộn.
Thị trường quất là vậy, còn đào cũng chẳng khá khẩm hơn. Dọc đường Tố Hữu cả đào phai lẫn đào rừng đều chung một tình trạng, người xem nhiều nhưng mua chẳng bao nhiêu. Theo đó, giá đao phai nếu bán đứt cả cây cỡ trung bình thì khoảng 2-4 triệu. Còn đào rừng, có giá 3-4 triệu/1 cành nhỡ.
Ghi nhận tại một số khu vực bán hàng cho thấy, đối với những chậu đào phai số lượng bán ra chỉ bằng 1/2 so với cùng thời điểm năm ngoái. Còn đối với đào rừng người mua cực kỳ kén chọn, chỉ ngắm khen nhưng không mua.
Một chủ bán đào rừng trên đường Tố Hữu cho biết: “Ai vào xem cũng khen đẹp, nhưng khi trả giá lại rụt dè chê đắt. Cuối cùng họ nói do cao quá nhà không để được và đi mất. Từ sáng đến giờ tôi chưa bán được cành nào”.
Giá thịt lợn, thực phẩm tăng và ít khách đi nhậu tranh thủ ra mua cây như mọi năm nên ế ẩm
Anh Thành (ở chợ hoa Vạn Phúc) từ sáng đến trưa mới bán được cây đào với giá 1 triệu đồng. Anh cho biết mọi năm ngày 23, 24 tháng Chạp là cao điểm của mua sắm đào quất, nhưng năm nay kể cả vào ngày cuối tuần vẫn ế ẩm. “Đào còn túc tắc được vài cây, chứ quất năm nay ế lắm. Dân họ chờ đợi đến ngày cuối mới mua”, anh Thành cho biết.
Khu vực bán đào quất của anh Thành ngay trước khu ẩm thực với hàng loạt quán bia nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu như mọi năm sau mỗi buổi trưa, buổi tối, anh Thành bán không kịp thì năm nay điều đó lại chỉ là dĩ vãng.
“Tôi chọn địa điểm này vì mọi năm khách vào ăn uống, có tý hơi men vào rồi ra mua hàng dễ lắm, ít mặc cả. Nhưng năm nay, nhà hàng vắng tanh do người dân sợ bị phạt nồng độ cồn, mà phạt nặng thế thì mất Tết. Ít khách nhậu tranh thủ đi mua cây cũng làm cho chúng tôi mất Tết vì đào quất ế ẩm”, anh Thành nói.
Ngồi bán quất cảnh trên đường Tố Hữu, anh Quyền từ sáng đến trưa chưa bán được chậu nào dù hàng của anh là loại nhỏ, giá bình dân chỉ 200-300 nghìn/chậu. Anh Quyền cho biết, có thời điểm hàng chục người tấp xe vào hỏi giá, nhưng không ai lấy cây nào.
“Năm nay lợn gà, thực phẩm đều đắt như vậy nên sức mua người dân giảm lắm. Đến thưởng Tết cũng giảm thì họ phải lựa chọn và cân nhắc kỹ khi mua cũng đúng thôi. Cứ tình trạng này vài ngày nữa lỗ cũng phải bán để gỡ gạc lại ít gốc vốn”, anh Quyền nói.
Không chỉ có đào quất, các loại mai vàng, mai trắng được đưa về Hà Nội bán cũng ế ẩm không kém. Mặc dù năm nay cả về hình thức uốn cây, hoa và nụ đều rất đẹp.

“Số phận hẩm hiu” của Nhà hát Nhân dân Thủ Đức, lớn nhất ven Sài Gòn

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, ở vùng ven phía Đông TP HCM từ 30 năm trước đã tồn tại Nhà hát Nhân dân Thủ Đức với quy mô rất hoành tráng, sức chứa đến 1.000 chỗ. Vậy giờ đây, “số phận” của Nhà hát này ra sao?

Gần 20 năm qua, người dân phía Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) và vùng giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã quá quen thuộc với trụ sở Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức nằm ở khu đất rộng lớn, “đắc địa” bậc nhất khu vực trên đường Võ Văn Ngân (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức).

Nhà hát 1.000 chỗ ở vùng ven Sài Gòn: "Nhiệm vụ chính trị là chính"

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo UBND quận Thủ Đức (TP.HCM), Nhà hát Nhân dân Thủ Đức vẫn đang hoạt động hiệu quả và cần thiết cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, đa số là phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện, họp mặt…

Liên quan đến thông tin Nhà hát Nhân dân Thủ Đức (thuộc Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, TP.HCM) suốt nhiều năm qua có dấu hiệu xuống cấp, ít tổ chức các chương trình nghệ thuật có quy mô xứng tầm với Nhà hát hơn 1.000 chỗ ngồi.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.